Tại Việt nam cao tốc được chia làm 2 loại
- Cao tốc loại A (Freeway): nút giao thông khác mức tại tất cả các điểm ra/vào đường cao tốc...
- Cao tốc loại B (Expressway): cho phép có các nút giao thông đồng mức...
Ngoài ra cao tốc được chia làm 4 cấp (60, 80, 100, 120km/h)
(Theo TCVN 5729:1997 )
Bàn thêm cho nó rối
Đường bộ Việt nam được chia theo hệ thống cấp và bậc.
Tổng cộng có 5 cấp đường là A, B, C, D và E.
Trong mỗi cấp đường có 3 bậc: 1, 2 và 3.
Từ đó suy ra có 6 loại đường từ rất tốt (A1) đến đặc biệt xấu (E)...
Ví dụ:
Cấp A:
a) Nền đường rộng tối thiểu 13 mét, xe đi lại tránh nhau dễ dàng, không phải giảm tốc độ;
b) Bán kính đường cong nằm tối thiểu là 250 mét (ứng với siêu cao 6%) và 400 mét (ứng với siêu cao 4%). Trường hợp tại ngã ba, ngã tư, đường tránh hoặc những vị trí có quy mô tương tự cho phép bố trí đường cong có bán kính nhỏ hơn;
c) Chiều dài tầm nhìn trước chướng ngại vật cố định (một chiều) là 100 mét và tầm nhìn thấy xe ngược chiều (hai chiều) là 200 mét;
d) Độ dốc dọc tối đa là 6% và dài liên tục không quá 500 mét, trừ vị trí dốc bến phà, dốc qua đê và qua cầu.
...
Cấp D:
a) Nền đường rộng tối thiểu 6,0 mét, xe đi lại tránh nhau phải giảm tốc độ;
b) Bán kính đường cong nằm tối thiểu là 15 mét (ứng với siêu cao 6%) và 40 mét (ứng với siêu cao 4%) và châm chước 30% số đường cong trong từng đoạn có bán kính dưới 15 mét, nhưng lớn hơn 8 mét (15 mét > R > 8 mét);
c) Chiều dài tầm nhìn trước chướng ngại vật cố định (một chiều) là 20 mét và tầm nhìn thấy xe ngược chiều (hai chiều) là 40 mét;
d) Độ dốc tối đa là 9% và dài liên tục không quá 400 mét, trừ vị trí dốc bến phà, dốc qua đê và qua cầu.
...
1. Bậc 1: mặt đường rải bê tông nhựa, bê tông xi măng bằng phẳng, coi như không có ổ gà, xe chạy giữ vững tốc độ;
2. Bậc 2: mặt đường rải bê tông nhựa, đá dăm nhựa, đá dăm, cấp phối... có ổ gà nhỏ, gợn sóng vừa phải. Tỷ lệ ổ gà chiếm không quá 8% diện tích từng đoạn mặt đường; xe đi có xóc, có giảm tốc độ;
vv...