Chủ đề tương tự
RE: The show must go on!
Sao em thấy có một mối dây liên hệ nào đó từ chiếc Citroen đơ-sô-vô và chiếc La Đà Lạt dính kết với em Tata Nano vừa mới chào đời. Nếu đúng em ấy là hậu sinh của dòng dõi hoàng tộc Napoleon thì càng nghĩ càng buồn cho nền công nghiệp xe hơi nước nhà... vì cách đây ba mươi mấy năm, từ năm 1963, em 2 xy-lanh như vầy đã được chế tạo tại quê em rồi...
http://www.otosaigon.com/forum/tm.aspx?m=129726
Sự tích về Citroen đơ-sô-vô...
Động cơ
Mẫu xe đầu tiên có động cơ 4 thì, 2 xy-lanh đối xứng theo phương nằm ngang có tổng dung tích 375 cc, cho ra 9 bhp (7 kW).
Năm 1955 là loại 425 cc được giới thiệu, sau đó là loại 602 cc (cho ra 28 bhp @ 7000 rpm) vào năm 1968. Với động cơ 602 cc thì chiếc xe thật ra đã được liệt vào loại 3CV trong bảng tính thuế, nhưng cái tên thương mại của nó vẫn không đổi. Loại 435 cc cũng được đưa ra cùng thời điểm để thay thế cho loại 425 cc. Chiếc 435 cc được đặt tên là 2CV 4, trong khi chiếc 602 cc được gọi là 2CV 6.
Động cơ 602 cc đời 1970 có công suất 33 bhp (25 kW) được coi là mẫu 2CV có công suất mạnh nhất. Còn loại 602 cc đời 1979 mới hơn thì lại có công suất nhỏ hơn, chỉ có 29 bhp (22kW) @ 5750 rpm. Mặc dù yếu hơn nhưng loại máy này hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và tốc độ cực đại cũng cao hơn. Phiên bản cải tiến cuối cùng của loại động cơ 2CV được trang bị cho chiếc Citroen Visa, cũng là loại 2 xy-lanh, dung tích 652 cc và hệ thống đánh lửa điện tử. Hãng Citroen không bao giờ lắp loại máy này cho xe 2CV, tuy nhiên một số người đam mê đã "lên đời" chiếc 2CV của họ bằng loại động cơ 652 này.
Biến thể tại Việt Nam: La Dalat
Từ năm 1936, hãng Citroën đã thiết lập một chi nhánh tại Đông Dương, lúc đó là thuộc địa của Pháp, với tên gọi Société Automobile d'Extrême-Orient (Hiệp hội xe hơi Viễn Đông).
Năm 1970, thì đổi tên thành Công Ty Xe Hơi Citroen, trực thuộc Hiệp hội Công Nghiệp và Thương Mại (Société Industrielle et Commerciale), chuyên lắp ráp xe La Dalat. Đây là một biến thể của mẫu Baby Brousse đã được sản xuất tại Iran.
Chiếc La Dalat được lắp động cơ Flat-2, 602 cc của mẫu Citroen 2 CV 1970.
Nhà máy đặt tại Sài Gòn và đã chấm dứt hoạt động vào năm 1975.
Sao em thấy có một mối dây liên hệ nào đó từ chiếc Citroen đơ-sô-vô và chiếc La Đà Lạt dính kết với em Tata Nano vừa mới chào đời. Nếu đúng em ấy là hậu sinh của dòng dõi hoàng tộc Napoleon thì càng nghĩ càng buồn cho nền công nghiệp xe hơi nước nhà... vì cách đây ba mươi mấy năm, từ năm 1963, em 2 xy-lanh như vầy đã được chế tạo tại quê em rồi...
RE: The show must go on!
Lịch sử cũng trớ trêu lắm bác ạ. VN chúng ta có thể đã là một tiền phong ở Đông nam Á, thậm chí châu Á về công nghiệp xe hơi cũng như các công nghiệp mũi nhọn khác. Nhưng vì những lý do này khác mà chúng ta đã bỏ qua vĩnh viễn cơ hội đó. Bù lại thì ngày nay chúng ta là number one trong phạm vi khu vực, thậm chí trên phạm vi toàn thế giới, thí dụ trong các ngành như dệt may, giày dép, sản xuất, lắp ráp xe máy, xuất khẩu cafe, gạo, tôm cá, hạt tiêu, hạt điều ... .
Thêm vài bình luận của các "chiên da" về sự kiện chú bé Tata Nano:
1. Thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của những siêu cường mới ở châu Á, cụ thể là TQ và Ấn độ. Nhờ những tiến bộ vượt bậc về kinh tế, với nền công nghiệp xe hơi ngày càng lớn mạnh cũng như một hệ thống hạ tầng ngày càng cải thiện, người dân ở các nước này sẽ có điều kiện tham gia vào nền văn minh oto.
Theo dự báo của World Business Council for Sustainable Development (WBCSD) số lượng người dân được sở hữu một chiếc "Giấc mơ" bốn bánh trong những năm tới ở châu Á sẽ tăng lên đáng kể. Tới năm 2050 ở Ấnđộ sẽ có 100 xe cá nhân trên 1000 đầu người. Ở TQ thì con số này còn cao hơn nữa và là ~250 xe trên 1000 đầu người (con số ở VN chúng ta hiện tại vào khoảng 7 chiếc trên 1000 người).
Biểu đồ số oto trên 1000 đầu người ở các khu vực khác nhau trên TG:
Ngay hiện tại thì "hàm lượng" giao thông với các xe hơi cá nhân ở TQ cũng đang tiến dần tới các con số của Mỹ và châu Âu. Mỗi năm một người Mỹ đi trung bình 20000 km, và một người châu Âu 13000 km bằng xe cá nhân. Con số này ở TQ và Ấn độ là vào khoảng 5000km (nôm na tức là mỗi tháng khoảng 150km, cộng thêm một chuyến đi về xuyên Việt trong năm ).
2. Thế còn các khía cạnh môi trường của xe rẻ thì sao? Nếu hàng triệu người Ấn độ cũng "đồng thanh tương ứng" treo lên chiếc Nano để lưu thông thì liệu đây có phải là một thảm họa cho Môi trường hay không?
"Không hẳn vậy!", một chuyên gia của Climatepartner tại Munich chuyên nghiên cứu về khí thải CO2 của các ngành CN khác nhau phát biểu. Nếu cứ mỗi chiếc Nano mà thay thế 2 chiếc 2 bánh (kiểu "Giấc mơ" ở VN) thì lượng khí thải chung thậm chí còn có thể giảm đi. Chiếc Nano được thiết kế khá "sạch sẽ" và chỉ cần 4 tới 5 lít xăng cho 100 km. Nhiều chiếc 2B ở Ấn độ tiêu thụ hơn 2 lít cho 100 km và xả ra môi trường một lượng khí thải nhiều hơn chiếc Nano.
Một "lợi điểm" nữa, cũng theo chuyên gia này, là Nano không trang bị máy lạnh, kẻ được coi là gây ra hiệu ứng nhà kính do chất làm lạnh trong hệ thống này. Nano thải ra trung bình "chỉ" có 90g CO2 trên mỗi km đường. Đây là một con số ấn tượng, thấp hơn cả tiêu chuẩn mà EU đang đặt ra cho các hãng xe hơi của lục địa để phấn đấu.
Con số này cũng là một dữ kiện nữa "bảo vệ" cho Nano. Vì nếu không đi Nano mà đi xe hơi cũ nhập khẩu từ phương Tây thì còn hại cho môi trường hơn. Và nếu Nano được thay thế cho các xe cũ đang lưu thông trên đường của Ấnđộ hiện nay thì đây cũng là một tin vui cho Môi trường.
Vậy ta cùng nhau chúc Nano có một tương lai tốt đẹp, tiếp tục "The show" của các đàn anh để hoàn thành sứ mạng là bạn tốt của người nghèo
Sao em thấy có một mối dây liên hệ nào đó từ chiếc Citroen đơ-sô-vô và chiếc La Đà Lạt dính kết với em Tata Nano vừa mới chào đời. Nếu đúng em ấy là hậu sinh của dòng dõi hoàng tộc Napoleon thì càng nghĩ càng buồn cho nền công nghiệp xe hơi nước nhà... vì cách đây ba mươi mấy năm, từ năm 1963, em 2 xy-lanh như vầy đã được chế tạo tại quê em rồi...
Lịch sử cũng trớ trêu lắm bác ạ. VN chúng ta có thể đã là một tiền phong ở Đông nam Á, thậm chí châu Á về công nghiệp xe hơi cũng như các công nghiệp mũi nhọn khác. Nhưng vì những lý do này khác mà chúng ta đã bỏ qua vĩnh viễn cơ hội đó. Bù lại thì ngày nay chúng ta là number one trong phạm vi khu vực, thậm chí trên phạm vi toàn thế giới, thí dụ trong các ngành như dệt may, giày dép, sản xuất, lắp ráp xe máy, xuất khẩu cafe, gạo, tôm cá, hạt tiêu, hạt điều ... .
Thêm vài bình luận của các "chiên da" về sự kiện chú bé Tata Nano:
1. Thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của những siêu cường mới ở châu Á, cụ thể là TQ và Ấn độ. Nhờ những tiến bộ vượt bậc về kinh tế, với nền công nghiệp xe hơi ngày càng lớn mạnh cũng như một hệ thống hạ tầng ngày càng cải thiện, người dân ở các nước này sẽ có điều kiện tham gia vào nền văn minh oto.
Theo dự báo của World Business Council for Sustainable Development (WBCSD) số lượng người dân được sở hữu một chiếc "Giấc mơ" bốn bánh trong những năm tới ở châu Á sẽ tăng lên đáng kể. Tới năm 2050 ở Ấnđộ sẽ có 100 xe cá nhân trên 1000 đầu người. Ở TQ thì con số này còn cao hơn nữa và là ~250 xe trên 1000 đầu người (con số ở VN chúng ta hiện tại vào khoảng 7 chiếc trên 1000 người).
Biểu đồ số oto trên 1000 đầu người ở các khu vực khác nhau trên TG:
Ngay hiện tại thì "hàm lượng" giao thông với các xe hơi cá nhân ở TQ cũng đang tiến dần tới các con số của Mỹ và châu Âu. Mỗi năm một người Mỹ đi trung bình 20000 km, và một người châu Âu 13000 km bằng xe cá nhân. Con số này ở TQ và Ấn độ là vào khoảng 5000km (nôm na tức là mỗi tháng khoảng 150km, cộng thêm một chuyến đi về xuyên Việt trong năm ).
2. Thế còn các khía cạnh môi trường của xe rẻ thì sao? Nếu hàng triệu người Ấn độ cũng "đồng thanh tương ứng" treo lên chiếc Nano để lưu thông thì liệu đây có phải là một thảm họa cho Môi trường hay không?
"Không hẳn vậy!", một chuyên gia của Climatepartner tại Munich chuyên nghiên cứu về khí thải CO2 của các ngành CN khác nhau phát biểu. Nếu cứ mỗi chiếc Nano mà thay thế 2 chiếc 2 bánh (kiểu "Giấc mơ" ở VN) thì lượng khí thải chung thậm chí còn có thể giảm đi. Chiếc Nano được thiết kế khá "sạch sẽ" và chỉ cần 4 tới 5 lít xăng cho 100 km. Nhiều chiếc 2B ở Ấn độ tiêu thụ hơn 2 lít cho 100 km và xả ra môi trường một lượng khí thải nhiều hơn chiếc Nano.
Một "lợi điểm" nữa, cũng theo chuyên gia này, là Nano không trang bị máy lạnh, kẻ được coi là gây ra hiệu ứng nhà kính do chất làm lạnh trong hệ thống này. Nano thải ra trung bình "chỉ" có 90g CO2 trên mỗi km đường. Đây là một con số ấn tượng, thấp hơn cả tiêu chuẩn mà EU đang đặt ra cho các hãng xe hơi của lục địa để phấn đấu.
Con số này cũng là một dữ kiện nữa "bảo vệ" cho Nano. Vì nếu không đi Nano mà đi xe hơi cũ nhập khẩu từ phương Tây thì còn hại cho môi trường hơn. Và nếu Nano được thay thế cho các xe cũ đang lưu thông trên đường của Ấnđộ hiện nay thì đây cũng là một tin vui cho Môi trường.
Vậy ta cùng nhau chúc Nano có một tương lai tốt đẹp, tiếp tục "The show" của các đàn anh để hoàn thành sứ mạng là bạn tốt của người nghèo
RE: The show must go on!
Chúng ta chỉ Năm Bờ Oăn trong vấn đề xuất khẩu sản lượng thôi bác ạ. Còn về chất lượng thì vẫn lẹt đẹt
Trích đoạn: Golf06
Bù lại thì ngày nay chúng ta là number one trong phạm vi khu vực, thậm chí trên phạm vi toàn thế giới, thí dụ trong các ngành như dệt may, giày dép, sản xuất, lắp ráp xe máy, xuất khẩu cafe, gạo, tôm cá, hạt tiêu, hạt điều ... .
Chúng ta chỉ Năm Bờ Oăn trong vấn đề xuất khẩu sản lượng thôi bác ạ. Còn về chất lượng thì vẫn lẹt đẹt
RE: The show must go on!
Một thời chiếc Dream (giấc mơ của một số ngưòi Việt) cũng đã là 2,500 USD!Thật là một sự trớ trêu của người Việt!
Chúng ta đã từng mơ về một chiếc 2 bánh với giá 2,500USD,và bây giờ chúng ta tiếp tục mơ về chiếc 4 bánh với giá 2,500 USD + đủ thứ thuế nữa ( chưa kể các chi phí tiềm ẩn sau các cuôc hội nghị nọ kia)
Thử hỏi bao giờ chúng ta mới "sánh vai với các nước năm châu?"(em không dám dùng từ "cường quốc"!
Một thời chiếc Dream (giấc mơ của một số ngưòi Việt) cũng đã là 2,500 USD!Thật là một sự trớ trêu của người Việt!
Chúng ta đã từng mơ về một chiếc 2 bánh với giá 2,500USD,và bây giờ chúng ta tiếp tục mơ về chiếc 4 bánh với giá 2,500 USD + đủ thứ thuế nữa ( chưa kể các chi phí tiềm ẩn sau các cuôc hội nghị nọ kia)
Thử hỏi bao giờ chúng ta mới "sánh vai với các nước năm châu?"(em không dám dùng từ "cường quốc"!