RE: thi giấy phép lái xe bằng xe cảm ứng
Thi lái ôtô cảm ứng: chờ lâu, dễ rớt
Từ năm nay, các kỳ thi lấy giấy phép lái ôtô đều theo phương thức sát hạch tự động. Tại TP.HCM, để bước lên xe tập luyện thi thực hành theo phương thức này, nhiều người phải chờ đợi căng thẳng... đến 0 giờ.
Đậu nhưng báo rớt
Nhiều thí sinh than trời về tình trạng quá tải vì ba trung tâm sát hạch lái ôtô tự động tại TP.HCM chỉ sử dụng các chiếc xe dùng học ôn để thi. Sáng 11-1 tại trung tâm sát hạch lái xe - Trường trung học Giao thông vận tải 3 (quận 12), chúng tôi ghi nhận với 153 thí sinh chỉ có ba xe ôtô con, hai xe năm tấn và hai xe ca (một chiếc ôtô con bị móp méo đầu xe, vỡ đèn, hỏng thiết bị được đưa ra cho sát hạch phải đưa vào lại ngay sau đó). Đã vậy, thí sinh phải chờ đến 10g30 mới được gọi tên bắt đầu thi. Thi được vài người, tự dưng toàn bộ trung tâm tạm ngưng không một lời giải thích.
Thông qua một cán bộ của trung tâm chúng tôi mới biết thiết bị thi cảm ứng có vấn đề, có sự cố lỗi kỹ thuật tại phòng điều khiển. Thí sinh phải chờ đến gần 12 giờ trưa các xe mới khởi động lại. Trong ngày thi thiết bị trên một xe cũng có sự cố: một thí sinh thi đậu lẽ ra được báo đèn xanh thì đèn đỏ của xe lại bật lên. Nếu tính bình quân 153 thí sinh thi phải mất 12 tiếng. Các thí sinh chen chúc đứng ngồi không yên, trong khi cán bộ coi thi phải liên tục làm việc từ trưa đến tối.
Một phó giám đốc Sở GTCC nhận định sở dĩ nhiều học viên thi không đạt vì có những người không tiếp cận tập dượt trên mô hình thi tự động. Tuy nhiên, để được ôn luyện, chạy thử xe tự động, các thí sinh phải đăng ký trước với trường, trung tâm dạy lái xe mà mình học (trung tâm sát hạch không cho thí sinh tự do đến thuê xe để tập hoặc đăng ký thẳng với trung tâm).
Thời gian chờ đợi từ ba ngày đến một tuần. Đến ngày học các thí sinh phải chờ trung tâm tổ chức thi xong, rảnh sân, rảnh xe mới cho thuê xe học. Mỗi giờ được học phải chờ 4-8 tiếng. Do thiếu phương tiện, các trung tâm tổ chức cho thuê xe cả ngoài giờ nhưng vẫn không giải quyết kịp nhu cầu của người cần ôn luyện trước ngày thi.
Dượt một vòng: 100.000 đồng
Trưa 10-1, tại trung tâm sát hạch lái xe Trường trung học Giao thông công chánh TP.HCM ở quận 12, số người đến thuê xe tập theo mô hình tự động lên đến 50 người. Chờ từ trưa nhưng mãi đến 14g30 trung tâm mới đưa được ba xe ra cho thí sinh tập dượt. Trung bình cứ 1 giờ giải quyết cho một người, ba xe chỉ ba người nên trung tâm phải mở cửa cho thuê xe từ 13 - 0g.
Một chị ngồi chờ từ 12 - 17g mới được leo lên xe chạy... một vòng. Chị bức xúc: “Tôi chờ mỏi mệt, tốn 100.000 đồng cho một vòng chạy thử vẫn không thấy yên tâm vì ai cũng bỏ thêm tiền để dượt thử hai, ba vòng. Nhưng mai thi rồi, tôi cũng không còn sức ngồi chờ để tập lại”.
Chỉ mới có thí sinh của TP.HCM tình hình đã vậy. Sắp tới sẽ có thí sinh của năm tỉnh dồn về TP.HCM để thi. Tình trạng quá tải lúc đó không biết sẽ còn trầm trọng tới mức nào. Theo lãnh đạo một trung tâm đào tạo lái xe lớn tại TP.HCM, việc đầu tư xây dựng một trung tâm sát hạch lái xe không đơn giản, vốn đầu tư có thể 30 tỉ đồng, còn nếu muốn tổ chức xây dựng sân bãi tập thì mặt bằng rộng lớn là phần chính yếu, các trung tâm không đủ vốn và năng lực để đầu tư theo mô hình mới này.
(Theo tuổi trẻ)
Thi lái ôtô cảm ứng: chờ lâu, dễ rớt
Từ năm nay, các kỳ thi lấy giấy phép lái ôtô đều theo phương thức sát hạch tự động. Tại TP.HCM, để bước lên xe tập luyện thi thực hành theo phương thức này, nhiều người phải chờ đợi căng thẳng... đến 0 giờ.
Đậu nhưng báo rớt
Nhiều thí sinh than trời về tình trạng quá tải vì ba trung tâm sát hạch lái ôtô tự động tại TP.HCM chỉ sử dụng các chiếc xe dùng học ôn để thi. Sáng 11-1 tại trung tâm sát hạch lái xe - Trường trung học Giao thông vận tải 3 (quận 12), chúng tôi ghi nhận với 153 thí sinh chỉ có ba xe ôtô con, hai xe năm tấn và hai xe ca (một chiếc ôtô con bị móp méo đầu xe, vỡ đèn, hỏng thiết bị được đưa ra cho sát hạch phải đưa vào lại ngay sau đó). Đã vậy, thí sinh phải chờ đến 10g30 mới được gọi tên bắt đầu thi. Thi được vài người, tự dưng toàn bộ trung tâm tạm ngưng không một lời giải thích.
Thông qua một cán bộ của trung tâm chúng tôi mới biết thiết bị thi cảm ứng có vấn đề, có sự cố lỗi kỹ thuật tại phòng điều khiển. Thí sinh phải chờ đến gần 12 giờ trưa các xe mới khởi động lại. Trong ngày thi thiết bị trên một xe cũng có sự cố: một thí sinh thi đậu lẽ ra được báo đèn xanh thì đèn đỏ của xe lại bật lên. Nếu tính bình quân 153 thí sinh thi phải mất 12 tiếng. Các thí sinh chen chúc đứng ngồi không yên, trong khi cán bộ coi thi phải liên tục làm việc từ trưa đến tối.
Một phó giám đốc Sở GTCC nhận định sở dĩ nhiều học viên thi không đạt vì có những người không tiếp cận tập dượt trên mô hình thi tự động. Tuy nhiên, để được ôn luyện, chạy thử xe tự động, các thí sinh phải đăng ký trước với trường, trung tâm dạy lái xe mà mình học (trung tâm sát hạch không cho thí sinh tự do đến thuê xe để tập hoặc đăng ký thẳng với trung tâm).
Thời gian chờ đợi từ ba ngày đến một tuần. Đến ngày học các thí sinh phải chờ trung tâm tổ chức thi xong, rảnh sân, rảnh xe mới cho thuê xe học. Mỗi giờ được học phải chờ 4-8 tiếng. Do thiếu phương tiện, các trung tâm tổ chức cho thuê xe cả ngoài giờ nhưng vẫn không giải quyết kịp nhu cầu của người cần ôn luyện trước ngày thi.
Dượt một vòng: 100.000 đồng
Trưa 10-1, tại trung tâm sát hạch lái xe Trường trung học Giao thông công chánh TP.HCM ở quận 12, số người đến thuê xe tập theo mô hình tự động lên đến 50 người. Chờ từ trưa nhưng mãi đến 14g30 trung tâm mới đưa được ba xe ra cho thí sinh tập dượt. Trung bình cứ 1 giờ giải quyết cho một người, ba xe chỉ ba người nên trung tâm phải mở cửa cho thuê xe từ 13 - 0g.
Một chị ngồi chờ từ 12 - 17g mới được leo lên xe chạy... một vòng. Chị bức xúc: “Tôi chờ mỏi mệt, tốn 100.000 đồng cho một vòng chạy thử vẫn không thấy yên tâm vì ai cũng bỏ thêm tiền để dượt thử hai, ba vòng. Nhưng mai thi rồi, tôi cũng không còn sức ngồi chờ để tập lại”.
Chỉ mới có thí sinh của TP.HCM tình hình đã vậy. Sắp tới sẽ có thí sinh của năm tỉnh dồn về TP.HCM để thi. Tình trạng quá tải lúc đó không biết sẽ còn trầm trọng tới mức nào. Theo lãnh đạo một trung tâm đào tạo lái xe lớn tại TP.HCM, việc đầu tư xây dựng một trung tâm sát hạch lái xe không đơn giản, vốn đầu tư có thể 30 tỉ đồng, còn nếu muốn tổ chức xây dựng sân bãi tập thì mặt bằng rộng lớn là phần chính yếu, các trung tâm không đủ vốn và năng lực để đầu tư theo mô hình mới này.
(Theo tuổi trẻ)
RE: thi giấy phép lái xe bằng xe cảm ứng
Em cũng vừa mới thi xong. Đúng như Pác nói là gian khổ thật đấy Pác ạ. Theo như em tìm hiểu và thông tin ngoài lề thì thi ở trung tâm sát hạch Củ chi (của trường Tiến Bộ) khả năng đỗ có thể cao hơn... Vì xe nhiều, đa số là xe mới, và cũng đa số là xe Zace, ngồi cao, gương chiếu hậu rộng, máy ngon, dễ quan sát...
Em cũng vừa mới thi xong. Đúng như Pác nói là gian khổ thật đấy Pác ạ. Theo như em tìm hiểu và thông tin ngoài lề thì thi ở trung tâm sát hạch Củ chi (của trường Tiến Bộ) khả năng đỗ có thể cao hơn... Vì xe nhiều, đa số là xe mới, và cũng đa số là xe Zace, ngồi cao, gương chiếu hậu rộng, máy ngon, dễ quan sát...
RE: thi giấy phép lái xe bằng xe cảm ứng
Trích đoạn: peace
Vậy là từ khi lấy xe đến giờ pác chạy xe kg bằng láy nhá!!!
RE: thi giấy phép lái xe bằng xe cảm ứng
bác Songlam cho tôi địa chỉ và tel của trường Tiến Bộ với. tôi đang định học thi lên bằng C.
bác Songlam cho tôi địa chỉ và tel của trường Tiến Bộ với. tôi đang định học thi lên bằng C.
RE: thi giấy phép lái xe bằng xe cảm ứng
Nếu Pác có bằng B2 thì lên D luôn đi. Bằng C đâu có hơn gì bằng B2 đâu. Ngoại trừ Pác làm tổ lái xe ben hoặc bằng Pác là B1.
Trích đoạn: nslinh
bác Songlam cho tôi địa chỉ và tel của trường Tiến Bộ với. tôi đang định học thi lên bằng C.
Nếu Pác có bằng B2 thì lên D luôn đi. Bằng C đâu có hơn gì bằng B2 đâu. Ngoại trừ Pác làm tổ lái xe ben hoặc bằng Pác là B1.