Chuyên
16/6/22
630
538
93
Thị trường Bất động sản sẽ phục hồi sau khi điều chỉnh room tín dụng


TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam đánh giá việc nới room tín dụng cho các ngân hàng, tạo điều kiện vay thuận lợi cho các doanh nghiệp sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi và tái phát triển. Việc kêu gọi vốn thông qua hình thức M&A vẫn được các nhà đầu tư tin tưởng và tìm đến.

Trong nửa đầu năm, dòng vốn cho thị trường bất động sản bị thu hẹp từ nhiều phía như kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sự suy giảm của thị trường trái phiếu.

Tuy nhiên, đến ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông cáo cho biết đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có thông báo gửi các tổ chức tín dụng này. Cụ thể, các ngân hàng đã thông báo điều chỉnh hạn mức room tín dụng như Sacombank 4%; Agribank 3,5%; MB 3,2%; Vietcombank 2,7%; TPBank 1,2%; SHB 3,2%; OCB 3,1%; VIB 3%…

Cơ hội mới cho doanh nghiệp và nhà đầu tư

Thông tin này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách hàng của thị trường bất động sản. Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cao cấp Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam, việc siết chặt tín dụng nhằm giúp Nhà nước có cơ hội chọn lựa và ưu tiên những doanh nghiệp, dự án có dòng tiền tốt ở các lĩnh vực khác nhau, tùy vào thời điểm và tình hình kinh tế. Ngoài ra, động thái này sẽ hạn chế việc vay tín dụng xấu, gây khó khăn cho các ngân hàng.

“Thông báo điều chỉnh room tín dụng mới nhất của Ngân hàng Nhà nước là một động thái bẻ khóa tiền tệ tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế hậu Covid-19, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và bất động sản”, ông Khương nhận định.

Việc nới room tín dụng cho các ngân hàng, tạo điều kiện vay thuận lợi cho các cá nhân doanh nghiệp bất động sản. Qua đó, thị trường bất động sản sẽ có thêm nguồn cung, các nhà đầu tư cũng có thêm cơ hội sở hữu bất động sản. Đây sẽ là tín hiệu rất tích cực giúp thị trường phục hồi và phát triển sau giai đoạn khó khăn từ đầu năm 2022.

Theo vị chuyên gia này, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ hồi phục và phát triển kinh tế mạnh nhất thế giới trong giai đoạn sau đại dịch, giúp quốc gia thu hút nhiều sự quan tâm và nguồn đầu tư nước ngoài. Sau khi Chính phủ mở lại các chuyến bay quốc tế từ tháng 10/2021, các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch và khách sạn, đã được hưởng lợi lớn.

Yếu tố này đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cơ hội đầu tư tại quốc gia của họ ngày càng hạn chế, các khoản đầu tư cũng không có tính cạnh tranh cao như tại Việt Nam.

Thị trường Bất động sản sẽ phục hồi sau khi điều chỉnh room tín dụng


“Đây sẽ là cơ hội cho việc phát triển nguồn lực cho dòng FDI ở Việt Nam, bao gồm thị trường bất động sản. Đối với đất nước có hơn 100 triệu dân như Việt Nam, một siêu đô thị với hơn 10 triệu dân như TP HCM, các khoản đầu tư này là rất quan trọng”, ông Khương bình luận thêm.

Thực tế, số vốn ngoại đầu tư trực tiếp (FDI) giảm gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng vốn FDI rót vào ngành kinh doanh bất động sản lại tăng vọt với hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những vướng mắc về hành lang pháp lý trong nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam, gây do dự cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

M&A vẫn là giải pháp cho bài toán về vốn

Trong bối cảnh các quy định về tín dụng cho ngành bất động sản có nhiều thay đổi, chuyên gia Savills đánh giá việc kêu gọi vốn thông qua hình thức M&A vẫn được các nhà đầu tư tin tưởng và tìm đến những đơn vị tư vấn M&A tiêu chuẩn quốc tế để được hỗ trợ kết nối với những đối tác phù hợp.

Nhận định về xu hướng M&A của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, ông Khương cho rằng đây là cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp trong nước. Việc liên kết giữa các nguồn lực tài chính khác nhau giúp cho doanh nghiệp cải thiện năng lực phát triển các dự án và thu hút nguồn khách hàng mới do các nhà đầu tư nước ngoài đem lại.

“Ngoài ra, đối với những công ty niêm yết, điều này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu hút vốn nước ngoài trên sàn giao dịch chứng khoán. Các công ty quy mô nhỏ với năng lực tài chính thấp cần phải có chiến lược tái cấu trúc lại danh mục đầu tư, đảm bảo hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án”, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam nói thêm.

Theo ông Khương, ngoài nguồn lực và tài chính thì các thủ tục cơ chế là vấn đề nan giải nhất trong việc phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, không ít dự án còn vướng mắc vấn đề pháp lý.

Vì vậy việc nới room tín dụng và tăng nguồn lực sẽ không tạo nên những thay đổi rõ rệt cho các doanh nghiệp hay cải thiện tình trạng hạn chế về nguồn cung trên thị trường.

Do đó, chuyên gia khuyến nghị Chính phủ cần phải có những chính sách khơi thông để bổ sung nguồn vốn nội lực và nguồn vốn vay cho doanh nghiệp, từ đó tăng tính liên kết, giúp thị trường bất động sản tận dụng được tiềm năng.

Xem thêm:
Theo NDH
 
Hạng D
26/8/05
3.769
24.384
133
Làm sao giá đừng tăng, giao dịch tăng, lượng cung = lượng cầu kiểu như gạo, như thịt ấy khi đó dân đen mới an yên. Chứ mà phục hồi như các thánh là giá phải tăng tăng liên tục thì dân đen lại khốn khổ
Cả chục năm nay, cuộc chơi BĐS ai cũng rõ là cuộc chơi của dân có tiền, để kiếm lợi, tích trữ tài sản và vì thế được đánh lên liên tục.

Dân đen có bao giờ có cơ hội can dự gì vào đâu, thì khổ gì bạn!?

Nếu là vấn đề chỗ ở, thì chỗ ở có bao giờ thiếu. Giá cho thuê biến động đâu bao nhiêu so với giá trị BĐS và mức tăng thu nhập.

Dân đen, nếu có, mua BĐS, cũng là nhằm kiếm lời. BĐS mà không lên giá, hay lên giá ít hơn lãi suất ngân hàng trừ hoa lợi cho thuê, thì dân đen lại chả thất vọng, kêu oai oái, và lúc đó không dân đen hay dân không đen nào bỏ tiền vào BĐS.

Trong xã hội này, chẳng có ai muốn BĐS không lên giá đâu bạn. Thành phần than giá mắc, ảo, vượt quá tầm tay, sẽ chính là thành phần muốn giá lên nhiều nhất ngay sau khi mua xong 1 BĐS cho riêng họ. Không phải họ muốn BĐS giảm giá, mà điều họ muốn thực sự, là BĐS luôn tăng giá, tăng mạnh nữa cơ, chỉ đặc biệt không tăng, thậm chí giảm, lúc họ chưa đủ khả năng mà thôi.

Mà ai cũng vậy, thì sao BĐS không lên giá được? Khi BĐS không lên, lúc đó mới là thảm họa, vì có ai dồn tiền mua 1 thứ không hề tăng giá, trong khi có thể thuê thứ đó với giá rất rẻ?
 
Hạng D
16/5/17
1.799
2.916
113
Cả chục năm nay, cuộc chơi BĐS ai cũng rõ là cuộc chơi của dân có tiền, để kiếm lợi, tích trữ tài sản và vì thế được đánh lên liên tục.

Dân đen có bao giờ có cơ hội can dự gì vào đâu, thì khổ gì bạn!?

Nếu là vấn đề chỗ ở, thì chỗ ở có bao giờ thiếu. Giá cho thuê biến động đâu bao nhiêu so với giá trị BĐS và mức tăng thu nhập.

Dân đen, nếu có, mua BĐS, cũng là nhằm kiếm lời. BĐS mà không lên giá, hay lên giá ít hơn lãi suất ngân hàng trừ hoa lợi cho thuê, thì dân đen lại chả thất vọng, kêu oai oái, và lúc đó không dân đen hay dân không đen nào bỏ tiền vào BĐS.

Trong xã hội này, chẳng có ai muốn BĐS không lên giá đâu bạn. Thành phần than giá mắc, ảo, vượt quá tầm tay, sẽ chính là thành phần muốn giá lên nhiều nhất ngay sau khi mua xong 1 BĐS cho riêng họ. Không phải họ muốn BĐS giảm giá, mà điều họ muốn thực sự, là BĐS luôn tăng giá, tăng mạnh nữa cơ, chỉ đặc biệt không tăng, thậm chí giảm, lúc họ chưa đủ khả năng mà thôi.

Mà ai cũng vậy, thì sao BĐS không lên giá được? Khi BĐS không lên, lúc đó mới là thảm họa, vì có ai dồn tiền mua 1 thứ không hề tăng giá, trong khi có thể thuê thứ đó với giá rất rẻ?
VN nên tiến tới quản lý thị trường sớm nhất có thể để cho minh bạch thì bds khỏi tăng x lần ngay mà :)
 
  • Like
Reactions: Tommyteo
Hạng D
14/8/17
1.049
1.569
113
43
VN nên tiến tới quản lý thị trường sớm nhất có thể để cho minh bạch thì bds khỏi tăng x lần ngay mà :)
Chiêu nay e đi ăn tân gia, cả bàn đang tám chuyện sôi nổi về bđs. Đến lúc nói đến đoạn các thành phần quan chức chính quyền là ôm đất nhiều nhất thì 1 bác conan về hưu lủi đi đâu mất. :rolleyes:
 
Hạng D
16/12/09
1.208
11.530
113
Làm sao giá đừng tăng, giao dịch tăng, lượng cung = lượng cầu kiểu như gạo, như thịt ấy khi đó dân đen mới an yên. Chứ mà phục hồi như các thánh là giá phải tăng tăng liên tục thì dân đen lại khốn khổ
Dân đen đi thuê nhà dân trắng mua.
Vậy thôi
Khổ gì
Xã hội phải có phân giai cấp tầng lớp
Làm gì có xã hội đại đồng như lí tưởng xhcn
 
Hạng D
28/10/19
1.258
4.868
113
Muốn bđs giảm giá bằng 20 năm trước, thì làm 1 phát theo năm 45. Đấu tố điền chủ (tha cho ở tù), tịch thu bđs phân chia cho dân đen.
 
Hạng B2
25/11/21
247
1.995
93
Cả chục năm nay, cuộc chơi BĐS ai cũng rõ là cuộc chơi của dân có tiền, để kiếm lợi, tích trữ tài sản và vì thế được đánh lên liên tục.

Dân đen có bao giờ có cơ hội can dự gì vào đâu, thì khổ gì bạn!?

Nếu là vấn đề chỗ ở, thì chỗ ở có bao giờ thiếu. Giá cho thuê biến động đâu bao nhiêu so với giá trị BĐS và mức tăng thu nhập.

Dân đen, nếu có, mua BĐS, cũng là nhằm kiếm lời. BĐS mà không lên giá, hay lên giá ít hơn lãi suất ngân hàng trừ hoa lợi cho thuê, thì dân đen lại chả thất vọng, kêu oai oái, và lúc đó không dân đen hay dân không đen nào bỏ tiền vào BĐS.

Trong xã hội này, chẳng có ai muốn BĐS không lên giá đâu bạn. Thành phần than giá mắc, ảo, vượt quá tầm tay, sẽ chính là thành phần muốn giá lên nhiều nhất ngay sau khi mua xong 1 BĐS cho riêng họ. Không phải họ muốn BĐS giảm giá, mà điều họ muốn thực sự, là BĐS luôn tăng giá, tăng mạnh nữa cơ, chỉ đặc biệt không tăng, thậm chí giảm, lúc họ chưa đủ khả năng mà thôi.

Mà ai cũng vậy, thì sao BĐS không lên giá được? Khi BĐS không lên, lúc đó mới là thảm họa, vì có ai dồn tiền mua 1 thứ không hề tăng giá, trong khi có thể thuê thứ đó với giá rất rẻ?

Bác nói quá chuẩn ko cần chỉnh :D

Thói đời kể cũng lạ rứa những thánh chưa có mảnh đất cắm dùi luôn muốn dá đất giảm để mua vào nhưng khi mua rồi lại éo ai muốn giảm lại cứ muốn nó tăng thế mới đểu.
 
Hạng F
3/10/15
10.988
13.511
113
Bác nói quá chuẩn ko cần chỉnh :D

Thói đời kể cũng lạ rứa những thánh chưa có mảnh đất cắm dùi luôn muốn dá đất giảm để mua vào nhưng khi mua rồi lại éo ai muốn giảm lại cứ muốn nó tăng thế mới đểu.
Thói đời cứ trâu buộc là ghét trâu ăn.
Trâu ăn thì khinh trâu buộc.
Từ đó ra mọi chuyện.
 
  • Like
Reactions: Tommyteo