Thị trường bất động sản thiếu vắng các sản phẩm nhà ở phù hợp với "túi tiền" của số đông người dân, trong khi đó nguồn cung căn hộ cao cấp tăng mạnh.
Thiếu nhà ở “vừa túi tiền” với đa số người dân
Theo hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nguồn cung nhà ở thương mại trong năm 2022 đạt khoảng 43.500 sản phẩm, tương đương 90% tổng lượng sản phẩm chào bán năm 2021 (thời điểm thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19) và chỉ bằng 28% so với năm 2018 (180.000 sản phẩm).
Theo dữ liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nguồn cung nhà ở thương mại trong năm 2022 đạt khoảng 43.500 sản phẩm, tương đương 90% tổng lượng sản phẩm chào bán năm 2021 và chỉ bằng 28% so với năm 2018.
Mặc dù vậy, thị trường thiếu vắng các sản phẩm nhà ở phù hợp với "túi tiền" của số đông người dân, trong khi đó nguồn cung căn hộ cao cấp tăng mạnh. Nguồn cung căn hộ trung cấp và bình dân giảm lần lượt là 90% và 79% so với năm 2019.
Đầu năm 2022, dòng tiền đổ vào thị trường, số lượng các nhà đầu tư tăng mạnh, trong khi nguồn cung hiếm đã đẩy giá bán lên cao, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay.
Thị trường cuối năm 2022 xuất hiện làn sóng "cắt lỗ". Giá bất động sản được điều chỉnh về gần như thời điểm cuối năm 2021. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở, đặc biệt là căn hộ chung cư lại không nằm trong xu hướng giảm giá bán.
Thị trường bất động sản 2023 với những kịch bản xấu
Có những dự báo về thị trường bất động sản năm 2023 với những gam màu xám, khi các nhà đầu tư đang bị lạm phát, lãi suất tăng cao nên ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch sở hữu nhà. Người có nhu cầu ở thực thì gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn.
"Nếu năm 2023 kinh tế thế giới khó khăn và kinh tế trong nước bị ảnh hưởng đồng thời với kinh tế vĩ mô diễn biến đi ngang. Thị trường bất động sản sẽ đi xuống do các khoản nợ đến hạn, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp. Nếu không có khoản tiền đáp ứng yêu cầu trả lãi và tất toán, thị trường bất động sản bắt buộc phải điều chỉnh giảm để cơ cấu lại thị trường. Điều này khó xảy ra nhưng không phải không thể xảy ra", ông Trần Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay.
Thị trường bất động sản bắt đầu suy giảm từ quý II của 2022. Trong đó, mức độ quan tâm và lượng giao dịch bất động sản có xu hướng giảm do tác động của những thông tin không tích cực như chủ đầu tư lớn bỏ cọc lô đất tại Thủ Thiêm; tăng lãi suất sau hơn 3 năm khiến thị trường bất động sản đi xuống...
Nếu năm 2023, ngân hàng duy trì lãi suất cao hoặc tiếp tục tăng lãi suất, doanh nghiệp bất động sản sẽ chịu nhiều khó khăn nhất. Doanh nghiệp bất động sản khi hoạt động cũng chủ yếu trên nguồn vốn đi vay ngân hàng, người mua nhà cũng phải vay tiền, nên sẽ chịu tác động kép.
Việc tăng lãi suất cũng làm giá bán bất động sản tăng, trong bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay thị trường bất động sản giảm tính thanh khoản và trầm lắng kéo dài.
Khi nguồn tiền vào thị trường bất động sản bị hạn chế, nhiều khả năng thị trường bất động sản tiếp tục bị thu hẹp, nguồn cung và tính thanh khoản đều giảm.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, hiện thị trường bất động sản có rất nhiều dự án đầu tư chưa triển khai thực hiện hoặc dừng thi công khiến nguồn cung giảm. Cơ cấu sản phẩm bất động sản đang ở tình trạng mất cân đối, chưa phù hợp nhu cầu thị trường khi dư thừa nhà ở thương mại cao cấp, ít nhà ở giá trung bình phù hợp với đại đa số người dân.
Có thể thấy, thị trường BĐS thời gian qua không “bất động hoàn toàn”. Giao dịch BĐS vẫn diễn ra. Thậm chí quý 4/2022, có đến 80% trên tổng giao dịch rơi vào các dự án có tiến độ xây dựng, pháp lý tốt. Bà Trang cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, thị trường BĐS vẫn có giao dịch nhưng chủ đầu tư phải tạo được niềm tin cho nhà đầu tư. Để chủ đầu tư có được điều đó thì nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ hành chính.
Theo phó Giám đốc Nghiên cứu Savills Việt Nam, năm 2023 sẽ chứng kiến sự chuyển biến của tất cả các bên tham gia. Bao gồm nhà nước, chủ đầu tư, người mua nhà. Các đối tượng sẽ có sự đồng hành với nhau. Riêng với các doanh nghiệp, họ đang có chiến lược để sống được trên thị trường. Một số chủ đầu tư có thể chuyển đổi phân hạng cao xuống thấp hơn để tạo được dòng tiền, tiếp tục phát triển mở rộng dự án.
Đáng chú ý, năm 2023 dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là cơ hội cho thị trường BĐS Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến thị trường Việt Nam. Thời điểm này là thách thức với thị trường BĐS Việt Nam nhưng là cơ hội của nhà đầu tư nước ngoài. Họ vẫn âm thầm tìm đối tác tin cậy, quỹ đất sạch, chính sách đầu tư rõ ràng… để rót tiền vào.
Xem thêm:
=>>> Sau Tết nguyên đán, các bác thấy phân khúc BĐS nào đáng để đầu tư nhất?