Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.737
18.673
113
Lâm Đồng
Nhiều hãng xe và cả hãng công nghệ đã lấn sân vào ngành sản xuất xe điện. Điều này cho thấy một tương lai đầy rộng mở cho loại phương tiện này. Tuy nhiên, thời gian sạc chậm vẫn đang cản bước xu hướng phổ cập hóa xe điện.

xe dien.jpeg


Thời gian sạc chậm khiến xe điện mất khách

Ngành công nghiệp ô tô đang đánh cược nhiều tiền của vào xe điện với hy vọng đây sẽ là loại xe chiếm lĩnh đường phố trong tương lai. Tuy nhiên, khách hàng lại không mấy mặn mà với xe điện vì thời gian sạc quá lâu của nó và vì nỗi sợ... hết pin khi đang chạy trên đường.

Các nhà sản xuất ô tô đã tìm cách xóa nhòa những lo ngại đó bằng cách phát triển xe điện chạy xa hơn cho mỗi lần sạc và pin sạc cũng ngày càng nhanh hơn. Vấn đề là, hầu hết các trạm sạc công cộng hiện vẫn sạc quá chậm, tiêu tốn hàng giờ của chủ xe. Và vì thế, nó cũng khiến cho lượng xe cần sạc dồn ứ tại các trạm.

Lo ngại trên khiến cho các khách hàng sau khi cân nhắc thiệt hơn lại... quay về với xe xăng truyền thống. Vì vậy, các nhà sản xuất ô tô đang cố gắng cắt giảm thời gian sạc xuống 5 -10 phút, gần bằng thời gian một lần đổ xăng thông thường.

mgn-1280x960-91204p00-ywzwq-1024x768.jpg



Ô tô điện đang phát triển nhanh chóng mặt

Tương lai cho xe điện đã tương đối rõ ràng. Các hãng xe và kể cả các hãng công nghệ cũng đều muốn đón đầu và nắm bắt tương lai ấy.

Quyết tâm này giúp cho xe điện và các công nghệ về pin đang tiến xa và tiến nhanh một cách chóng mặt. Những mẫu xe điện mới nhất cũng được tăng cường phạm vi hoạt động. Nhiều loại có thể chạy khoảng 300 dặm (480 km) sau mỗi lần sạc, có khả năng tiếp nhận điện nhanh hơn nhiều so với những mẫu trước.

Ví dụ:

Khi chiếc Leaf của Nissan lần đầu tiên được bán cách đây hơn một thập kỷ, nó có thể sạc nhanh với tốc độ 50 kW/giờ. Điều này khiến chiếc xe tốn đến 30 phút để sạc 80% pin. Tuy nhiên, tầm hoạt động của nó tại thời điểm đó lại vô cùng khiếm tốn, chỉ 93 km.

Tuy nhiên, với phiên bản nâng cấp 2019, chiếc xe đã tăng tầm hoạt động gấp 3 lần, gần 300 km mỗi lần sạc đầy. Nó cũng có thể sạc nhanh 100 kw/giờ, tương ứng 45 phút sạc cho 290 km.

Mustang Mach-E và F-150 Lightning của Ford có thể sạc 150 kw/giờ. Trong khi đó, Hyundai Ioniq 5 hay Porsche Taycan đều hơn 200 kw.

2485358-8041c9ad6267e29a1534c998a38a2d2a.jpg


Với tốc độ này những mẫu xe điện tương lai sẽ còn sạc nhanh hơn và có tầm hoạt động dài hơn nữa. Nhưng trên thực tế, phần lớn các trạm sạc hiện nay lại chưa thể tương tích với công nghệ sạc nhanh như vậy của xe điện.

Do đó, ngoài việc ra mắt xe, các hãng còn phải kiêm thêm công việc là xây dựng các trạm sạc nhanh của riêng mình.

Rào cản ở các trạm sạc nhanh

Các trạm sạc nhanh không chỉ ít mà nó còn không bắt kịp được sự phát triển của các mẫu xe điện.

Thường phải mất khoảng 8 tiếng để sạc đầy một chiếc xe điện vì phần lớn các trạm sạc hiện nay đều dùng dòng điện xoay chiều như ở các hộ gia đình. Các trạm sạc nhanh dùng điện một chiều có thể sạc nhanh hơn nhiều.

Trong số 42.000 trạm sạc công cộng ở Mỹ, hiện chỉ có khoảng 5.000 trạm nhanh như vậy. Nhưng chi phí xây dựng có thể tăng thêm hàng chục nghìn USD so với trạm thường.

news-ev-charging-station.jpg


Chi phí cao là vấn đề mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ phải xem xét khi xây dựng các chính sách ưu đãi để khuyến khích các công ty và chính quyền địa phương xây dựng 500.000 trạm sạc trên cả nước từ nay đến năm 2030.

Phần lớn các trạm sạc nhanh cũng chỉ có thể sạc với tốc độ khoảng 50 kW/giờ, tức mất khoảng một tiếng để sạc một chiếc EV trung bình lên mức 80% dung lượng pin, dù nhiều loại xe điện mới hiện này có khả năng tiếp nhận điện nhanh hơn nhiều.

Phát triển các trạm sạc nhanh

Electrify America, một hệ thống trạm sạc với kinh phí do Volkswagen chi trả như một hình phạt cho bê bối gian lận khí thải của mình, cho biết hệ thống này sẵn sàng tiếp nhận các loại xe điện mới. Bắt đầu lắp đặt công nghệ sạc nhanh từ năm 2018, Electrify America hiện vận hành hơn 600 trạm sạc nhanh với 2.600 ổ sạc trên khắp cả nước.

Tất cả số này đều có thể truyền tải 150kW, tức là có thể sạc một chiếc xe điện điển hình có khả năng chạy 300 dặm sau mỗi lần sạc lên mức 80% dung lượng pin (tương đương 240 dặm, hay 386 km) trong khoảng 45 phút. Hơn một nửa số trạm sạc của Electrify America có thể truyền tải 350 kW, tức sạc nhanh gấp đôi.

ev-charging-ap-1200.jpg


Nghiên cứu của công ty J.D. Power cho thấy phần lớn mọi người nghĩ rằng cần có trạm sạc ở những nơi hiện đang là trạm xăng. Nhưng trên thực tế, theo Bộ Năng lượng Mỹ, đa số những người có xe điện EV đều sạc ở nhà hơn 80% thời gian sử dụng.

Các chuyên gia cho rằng điều này có nghĩa là chỉ cần xây dựng những trạm sạc siêu nhanh, với chi phí có thể lên đến 100.000 USD, chủ yếu dọc đường cao tốc, nơi người dân thường di chuyển xa và cần sạc nhanh. Ngoài ra, cũng cần có trạm sạc ở những khu vực chung cư, không thể sạc xe tại nhà.

Việc xây dựng trạm sạc buộc phải được tính toán kỹ lưỡng, về cả năng suất, số lượng và vị trí đặt.

Các công ty chuyên về công nghệ sạc cho xe điện còn nhiều thời gian để tính toán xem nên xây dựng các trạm sạc nhanh ở đâu. Vì sẽ mất hơn 17 năm để chuyển toàn bộ 279 triệu xe khách hiện tại ở Mỹ từ xăng sang điện, đó là trong trường hợp lý tưởng là mọi người đều sẵn sàng chuyển đổi.

xe dien 1.jpg


Tham khảo: Autoblog
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
19/5/19
138
585
96
Pin vẫn sử dụng nguyên liệu hóa thạch để sản xuất, nhưng hiện tại không thể tái chế, rõ ràng vẫn còn một dấu hỏi khổng lồ phía sau đuôi xe điện.
Thực ra phong trào xe điện này toàn do bọn tư bản nó lobby để làm chứ nó quan tâm đếch gì tới môi trường. Xét tổng thể carbon footprint của toàn bộ quá trình sản xuất và vận hành xe điện thì tính ra ô nhiễm hơn xe xăng nhiều, chỉ sạch ở mỗi cái khâu người dùng cuối nên tưởng là "sạch". Về sau đảm bảo không thằng nào đi tái chế pin, tốn kém trời ơi luôn, sẽ mang thải hết sang đông nam á và châu phi thôi... Xe xăng đang đi yên lành tự dưng rồ hết cả lên sang đi xe điện, mà lại còn chọn cái điện bẩn là xe điện pin chứ không phải điện hydro.
 
Hạng D
31/5/14
3.496
4.318
113
Thực ra phong trào xe điện này toàn do bọn tư bản nó lobby để làm chứ nó quan tâm đếch gì tới môi trường. Xét tổng thể carbon footprint của toàn bộ quá trình sản xuất và vận hành xe điện thì tính ra ô nhiễm hơn xe xăng nhiều, chỉ sạch ở mỗi cái khâu người dùng cuối nên tưởng là "sạch". Về sau đảm bảo không thằng nào đi tái chế pin, tốn kém trời ơi luôn, sẽ mang thải hết sang đông nam á và châu phi thôi... Xe xăng đang đi yên lành tự dưng rồ hết cả lên sang đi xe điện, mà lại còn chọn cái điện bẩn là xe điện pin chứ không phải điện hydro.
Em đồng quan điểm với bác, mấy ảnh ca ngợi bảo vệ mà toàn đi xe dầu. Rồi hiện nay còn phong trào các loại đồ dùng đựng thực phẩm bằng giấy để thân thiện môi trường, nhưng thạt ra quá trình sx giấy nguyên liệu nó còn kinh dị hơn nhựa.​
 
  • Like
Reactions: Tientrung02
Hạng B2
25/2/18
496
598
93
39
Thực ra phong trào xe điện này toàn do bọn tư bản nó lobby để làm chứ nó quan tâm đếch gì tới môi trường. Xét tổng thể carbon footprint của toàn bộ quá trình sản xuất và vận hành xe điện thì tính ra ô nhiễm hơn xe xăng nhiều, chỉ sạch ở mỗi cái khâu người dùng cuối nên tưởng là "sạch". Về sau đảm bảo không thằng nào đi tái chế pin, tốn kém trời ơi luôn, sẽ mang thải hết sang đông nam á và châu phi thôi... Xe xăng đang đi yên lành tự dưng rồ hết cả lên sang đi xe điện, mà lại còn chọn cái điện bẩn là xe điện pin chứ không phải điện hydro.
Cùng quan điểm với cụ, các nước kém pt, đang pt sẽ là bãi rác thải về công nghệ của toàn thế giới...
 
  • Sad
Reactions: Thanh Van
Hạng B2
19/5/19
138
585
96
Em đồng quan điểm với bác, mấy ảnh ca ngợi bảo vệ mà toàn đi xe dầu. Rồi hiện nay còn phong trào các loại đồ dùng đựng thực phẩm bằng giấy để thân thiện môi trường, nhưng thạt ra quá trình sx giấy nguyên liệu nó còn kinh dị hơn nhựa.​
Tất cả các thể loại công nghệ, năng lượng "xanh" ai nhìn kĩ sẽ thấy rất nhiều dấu hỏi về việc thực sự nó "xanh" ở chỗ nào? Đơn cử như các turbine điện gió các cánh quạt làm từ sợi thủy tinh/sợi carbon cường lực composite, hầu như không thể tái chế, mà vòng đời chỉ từ 15-20 năm. Sau 20 năm sẽ để lại một lượng rác thải khổng lồ luôn. Pin ô tô điện, pin mặt trời... tất cả đều cực kì ô nhiễm về dài hạn không kém gì xăng dầu than đá.
 
  • Like
Reactions: parksonghiep
Hạng F
3/10/15
10.988
13.512
113
Pin vẫn sử dụng nguyên liệu hóa thạch để sản xuất, nhưng hiện tại không thể tái chế, rõ ràng vẫn còn một dấu hỏi khổng lồ phía sau đuôi xe điện.
Và cả 1 dấu chấm than khổng lồ nữa!
Đến chừng chẳng may lỡ phát hiện ra chạy xe điện hại hơn cả xe xăng thì không hiểu cổ cánh nhà Tesla rớt xuống bao nhiêu..
 
  • Haha
Reactions: lasa.dev