Hạng D
8/5/16
2.249
6.608
113
Chánh tổng mà còn vậy hèn chi một bộ phận không nhỏ cư xử như hạch.
Căn bệnh quan liêu trầm kha của xứ TĐ là đây. Đưa ra một quyết định ko cần biết thực tế ntn, ko thảo luận với các cấp dưới (các NH), thích thì làm thôi! Quản lý ngân khố quốc gia mà trình còi thế này thảo nào túi cũng rỗng, hết tiền thì đè dân ra vắt sữa! Đèo cmn má!
 
  • Like
Reactions: Ar Tran and bac 8
Hạng B1
28/2/17
56
55
18
57
Theo tớ thì trước khi các cơ quan quản lý thống nhất được với nhau cách giải quyết thì tạm thời chưa xử lý những xe thuộc dạng này. Cũng chẳng vì chậm xử lý 1,2 tháng mà bị các thế lực thù địch lợi dụng làm hỗn lọan tình hình giao thông trong nước;). Chỉ làm khổ dân thôi và tạo cơ hội cho cho các chú kiếm bánh mì.:(
Bác nào xui xẻo có thể một ngày bị hơn một lần phạt:mad:. Mà các bác đã bị phạt, sau này khi có thay đổi có lấy lại được tiền phạt không nhỉ?
 
Hạng B2
23/5/17
107
130
43
Nói chung là đối với CSGT thì bánh mì vẫn đang chạy đầy đường. Vớ vào rồi kiểm tra giấy tờ gốc thôi. Đang thế này thì khỏi cãi
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Tiếp tục Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh không đúng ...
http://news.zing.vn/csgt-phat-phuon...ebook&utm_medium=fanpage&utm_campaign=fanpage
CSGT phạt phương tiện không có bản chính đăng ký là đúng

  • 17:46 15/07/2017
  • 40
Theo thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, các ngân hàng giữ bản chính đăng ký phương tiện là không đúng theo quy định. Ông khuyên chủ phương tiện liên hệ với ngân hàng để thực hiện đúng.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) giải đáp các thông tin liên quan đến việc CSGT xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông không có giấy đăng ký xe bản chính, mặc dù chủ xe có xuất trình giấy đăng ký xe bản sao công chứng.
- Thưa thiếu tướng, việc CSGT xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không có giấy tờ đăng ký phương tiện bản chính dựa trên quy định nào?
- Theo quy định tại Điều 58, Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Những loại giấy tờ trên là bắt buộc người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải có, là ràng buộc pháp lý đối với người điều khiển phương tiện. Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có đủ các loại giấy tờ trên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
Danh_1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
- Trên thực tế, có nhiều người không đủ tiền để mua phương tiện giao thông như xe máy, ôtô nên phải vay ngân hàng, tài sản thế chấp là chính phương tiện đó. Phía ngân hàng giữ bản chính đăng ký và cấp bản photo công chứng. Vậy bản photo công chứng có thay thế được bản chính khi CSGT kiểm tra không?
- Giấy đăng ký xe photo công chứng không thay thế được bản chính khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nói cách khác là không có giá trị khi tham gia giao thông. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải mang theo đăng ký xe; kích thước, chất liệu giấy đăng ký xe đã được quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014 của Bộ Công an.
- Hiện nay khi cho vay phía ngân hàng đã giữ bản chính đăng ký để thuận lợi cho việc thu hồi tài sản, đồng chí đánh giá về việc này như thế nào?
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về giao dịch bảo đảm (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012), quy định rõ trong trường hợp tài sản thế chấp là phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này, thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực.
Ngày 24/5/2017, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị các đơn vị trên thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước cũng có công văn gửi Bộ Công an khẳng định đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định trên. Như vậy, việc các ngân hàng giữ bản chính giấy đăng ký xe là chưa thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ cũng như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
- Nếu không giữ bản chính đăng ký phương tiện có gây khó khăn cho phía ngân hàng trong việc thu hồi tài sản hay không?
- Không có gì khó khăn cả. Vì theo quy định thì khi người vay tiền mua phương tiện (bên thế chấp) và ngân hàng (bên nhận thế chấp) thoả thuận việc vay mượn thì phải có hợp đồng công chứng gửi cho cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo. Cơ quan này có trách nhiệm theo dõi tình trạng pháp lý của phương tiện. Khi nhận được thông báo của cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, chúng tôi sẽ lưu thông tin thế chấp trong hồ sơ gốc của phương tiện và đánh dấu trên hệ thống quản lý.
Khi các phương tiện này mua bán, sang tên, di chuyển thì bắt buộc phải có bản sao giấy chứng nhận xoá thế chấp hoặc văn bản giải chấp hoặc văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp.
- Trong trường hợp chủ phương tiện không mua bán, chuyển nhượng, vẫn sử dụng phương tiện đó nhưng chây ì, không trả nợ, lực lượng CSGT có giúp ngân hàng thu hồi tài sản?
- Lực lượng CSGT sẵn sàng hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý phương tiện chây ì không trả nợ. Khi chủ phương tiện đã thế chấp không thanh toán theo hợp đồng dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng có thông báo cho phía CSGT đề nghị phối hợp. Khi có văn bản đề nghị của ngân hàng, chúng tôi thông báo cho công an các đơn vị, địa phương thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phối hợp với ngân hàng.
- Theo ông, với các trường hợp ngân hàng đang giữ bản chính đăng ký phương tiện thì người dân phải làm gì để không bị xử phạt?
- Việc ngân hàng giữ bản chính đăng ký phương tiện là không đúng theo quy định. Chính vì vậy, chủ phương tiện phải liên hệ với ngân hàng để thực hiện đúng. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực.
- Trong trường hợp có giấy đăng ký bản chính trong tay, chủ phương tiện chuyển nhượng cho người khác theo dạng hợp đồng uỷ quyền sử dụng thì việc xử lý tài sản thế chấp sẽ thực hiện thế nào?
- Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, phương tiện khi chuyển nhượng phải thực hiện đăng ký sang tên, đổi chủ. Ôtô, xe máy là tài sản có giá trị lớn nên khi người mua phải làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Từ việc chuyển nhượng này, người mua sẽ biết rõ phương tiện có bị thế chấp hay không. Nếu người mua không làm chuyển nhượng, trước hết họ chịu rắc rối nếu bị ngân hàng phong toả tài sản. Phía người bán, khi xe cầm cố, thế chấp mà vẫn bán cho người khác sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, tôi cũng đề nghị người dân khi mua bán, cho, tặng xe thì cần phải có hợp đồng rõ ràng, đăng ký sang tên xe để đảm bảo quyền, lợi ích cho mình.

Sao không đúng vậy bác?
 
  • Like
Reactions: Ar Tran
Hạng D
23/10/15
2.780
4.775
113
TPHCM
CSGT phạt phương tiện không có bản chính đăng ký là đúng

  • 17:46 15/07/2017

  • 40
Theo thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, các ngân hàng giữ bản chính đăng ký phương tiện là không đúng theo quy định. Ông khuyên chủ phương tiện liên hệ với ngân hàng để thực hiện đúng.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) giải đáp các thông tin liên quan đến việc CSGT xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông không có giấy đăng ký xe bản chính, mặc dù chủ xe có xuất trình giấy đăng ký xe bản sao công chứng.
- Thưa thiếu tướng, việc CSGT xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không có giấy tờ đăng ký phương tiện bản chính dựa trên quy định nào?
- Theo quy định tại Điều 58, Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Những loại giấy tờ trên là bắt buộc người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải có, là ràng buộc pháp lý đối với người điều khiển phương tiện. Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có đủ các loại giấy tờ trên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

[xtable=skin1|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
Danh_1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
- Trên thực tế, có nhiều người không đủ tiền để mua phương tiện giao thông như xe máy, ôtô nên phải vay ngân hàng, tài sản thế chấp là chính phương tiện đó. Phía ngân hàng giữ bản chính đăng ký và cấp bản photo công chứng. Vậy bản photo công chứng có thay thế được bản chính khi CSGT kiểm tra không?

- Giấy đăng ký xe photo công chứng không thay thế được bản chính khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nói cách khác là không có giá trị khi tham gia giao thông. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải mang theo đăng ký xe; kích thước, chất liệu giấy đăng ký xe đã được quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014 của Bộ Công an.
- Hiện nay khi cho vay phía ngân hàng đã giữ bản chính đăng ký để thuận lợi cho việc thu hồi tài sản, đồng chí đánh giá về việc này như thế nào?
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về giao dịch bảo đảm (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012), quy định rõ trong trường hợp tài sản thế chấp là phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này, thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực.
Ngày 24/5/2017, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị các đơn vị trên thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước cũng có công văn gửi Bộ Công an khẳng định đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định trên. Như vậy, việc các ngân hàng giữ bản chính giấy đăng ký xe là chưa thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ cũng như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
- Nếu không giữ bản chính đăng ký phương tiện có gây khó khăn cho phía ngân hàng trong việc thu hồi tài sản hay không?
- Không có gì khó khăn cả. Vì theo quy định thì khi người vay tiền mua phương tiện (bên thế chấp) và ngân hàng (bên nhận thế chấp) thoả thuận việc vay mượn thì phải có hợp đồng công chứng gửi cho cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo. Cơ quan này có trách nhiệm theo dõi tình trạng pháp lý của phương tiện. Khi nhận được thông báo của cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, chúng tôi sẽ lưu thông tin thế chấp trong hồ sơ gốc của phương tiện và đánh dấu trên hệ thống quản lý.
Khi các phương tiện này mua bán, sang tên, di chuyển thì bắt buộc phải có bản sao giấy chứng nhận xoá thế chấp hoặc văn bản giải chấp hoặc văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp.
- Trong trường hợp chủ phương tiện không mua bán, chuyển nhượng, vẫn sử dụng phương tiện đó nhưng chây ì, không trả nợ, lực lượng CSGT có giúp ngân hàng thu hồi tài sản?
- Lực lượng CSGT sẵn sàng hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý phương tiện chây ì không trả nợ. Khi chủ phương tiện đã thế chấp không thanh toán theo hợp đồng dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng có thông báo cho phía CSGT đề nghị phối hợp. Khi có văn bản đề nghị của ngân hàng, chúng tôi thông báo cho công an các đơn vị, địa phương thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phối hợp với ngân hàng.
- Theo ông, với các trường hợp ngân hàng đang giữ bản chính đăng ký phương tiện thì người dân phải làm gì để không bị xử phạt?
- Việc ngân hàng giữ bản chính đăng ký phương tiện là không đúng theo quy định. Chính vì vậy, chủ phương tiện phải liên hệ với ngân hàng để thực hiện đúng. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực.
- Trong trường hợp có giấy đăng ký bản chính trong tay, chủ phương tiện chuyển nhượng cho người khác theo dạng hợp đồng uỷ quyền sử dụng thì việc xử lý tài sản thế chấp sẽ thực hiện thế nào?
- Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, phương tiện khi chuyển nhượng phải thực hiện đăng ký sang tên, đổi chủ. Ôtô, xe máy là tài sản có giá trị lớn nên khi người mua phải làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Từ việc chuyển nhượng này, người mua sẽ biết rõ phương tiện có bị thế chấp hay không. Nếu người mua không làm chuyển nhượng, trước hết họ chịu rắc rối nếu bị ngân hàng phong toả tài sản. Phía người bán, khi xe cầm cố, thế chấp mà vẫn bán cho người khác sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, tôi cũng đề nghị người dân khi mua bán, cho, tặng xe thì cần phải có hợp đồng rõ ràng, đăng ký sang tên xe để đảm bảo quyền, lợi ích cho mình.

Sao không đúng vậy bác?
TT nói NH ko đúng