Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.725
113
Sài Gòn - HCM
Tình cờ đọc một cuốn sách nói về các phát minh của các nhà khoa học.
Nó là những cái hiển diện trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi chúng ta chẳng biết nó xuất phát từ đâu và do ai nghĩ ra.
Có những phát minh cách nay nhiều thế kỷ nhưng đến nay con người chưa thể cải tiến nó bằng cách khác hơn so với ban đầu.Và có lẽ phát minh ấy sẽ mãi mãi theo thời gian mà chúng ta không cần nghiên cứu thêm.
1,Cây bút chì
Thời cổ La Mã, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp đã sử dụng thanh kim loại gọi là stylus để viết trên giấy làm từ vỏ cây papyrus.
Than chì graphite được lịch sử ghi nhận sử dụng từ năm 1564 tại Borrowdale, Anh.
Bút chì được sản xuất lần đầu tiên tại Nürnberg, Đức, năm 1662.
350px-Pencils_hb.jpg
 
Last edited by a moderator:
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.725
113
Sài Gòn - HCM
Re:Những phát minh không bao giờ thay đổi được.

2,Phéc - mơ - tuya
Khoá kéo (hay Zipper) là phát minh tuyệt vời của Whitcomb L. Judson vào năm 1893. Ngày nay, khoá kéo rất thông dụng, bởi thế ta đã quên tính hữu dụng của chúng. Khoá kéo có đủ màu sắc, kích cỡ, bền chắc nhưng đóng mở thì rất dễ dàng.
Không biết người ta đã xoay xở như thế nào khi chưa có khoá kéo. Vào những năm 1890, người Mỹ mang dày cao gót với một dãy nút dài. Trang phục của phụ nữ thường có những dãy nút, bất tiện khi gài hay mở khuy. Vì thế, người ta muốn nghĩ ra cách nào đó dễ dàng hơn để mặc và cởi những thứ có gắn dãy nút.
Năm 1893, Whitcomb L. Judson, một kỹ sư ở Chicago đã phát minh ra khoá kéo và ông gọi nó là “dây khoá trượt”. Loại dây khoá trượt này không chắc lắm nên cũng có nhiều rắc rối. Thế rồi tiến sĩ Gideon SundbankThuỵ Điển đã giải quyết vấn đề này bằng cách cấu tạo một chiếc khoá kéo gồm 3 phần:
1. Có hàng tá plastic (nhựa) hay kim loại được gọi là “răng”, xếp thành hai hàng.
2. Các móc này được gắn vào hai miếng vải co giãn được.
3. Một cái khoá trượt để kết các móc lại với nhau. Khi trượt chiều ngược lại, cái khoá này mở các móc ra.
Tiến sĩ Sunback kết những cái móc vào mảnh vải. Vải giữ cho tất cả các móc nằm ngay ngắn và không dễ bị hở. Điều này giải quyết được vấn đề mà những khoá kéo đầu tiên mắc phải.
Một dụng cụ có hình dáng giống với phéc-mơ-tuya, "dụng cụ tự động kết nối mép áo quần", được Elias Howe đăng kí phát minh ở Mỹ vào năm 1851; nhưng dường như nó chưa bao giờ được sản xuất. Whitcomb L. Judson đã đăng kí phát minh một loại "khóa móc", dùng để khóa giày, ủng vào năm 1893 và cố gắng thương mại hóa phát minh thông qua Công ty Fastener Universal. Các thiết kế của ông dùng móc và khuy. Chiếc phécmơtuya thực sự, kiểu được dùng hiện nay, dựa trên các mấu khóa trong. Nó được Gideon Sundback, một người nhập cư gốc Thụy Điển vào Canada mà năm 1913 là nhà thiết kế hàng đầu tại Công ty Universal Fastener, phát minh ở St. Catharines, Ontario. Ông đã chế tạo chiếc "khóa cài không khuy" vào năm 1913, và đã thiết kế cỗ máy phức tạp cho việc sản xuất nó. Bằng phát minh được cấp vào năm 1917 cho "khóa cài rời". Công ty B.F.Goodrich đặt tên là "Zipper" vào năm 1923 khi dùng khóa cài này cho một loại giày cao su của họ.
Phéc-mơ-tuya dần dần trở nên phổ biến trong áo quần trẻ em và nam giới trong thập niên 1920 và 1930. Đầu thập niên 1930 thợ thiết kế thời trang cao cấp Elsa Schiaparelli làm nổi bật đặc trưng của phécmơtuya trong các mẫu áo choàng nữ tiên phong của bà, làm cho phécmơtuya được chấp nhận trong trang phục của nữ giới. Năm 1934, Tadao Yoshida sáng lập công ty gọi là San-Shokai ở khu thương mại Tokyo. Sau đó, công ty này dổi tên là YKK và trở thành nhà sản xuất phéc-mơ-tuya và khóa cài lớn nhất thế giới.
Ngày nay, chỉ các công ty hàng đầu như YKK, tập đoàn KCC, và Tex Corp chế tạo số lượng lớn các kiểu phéc-mơ-tuya bao gồm phéc-mơ-tuya "vô hình", phéc-mơ-tuya kim loại và phéc-mơ-tuya nhựa.
Phát minh gần đây là chiếc phéc-mơ-tuya Excoffier, sở hữu một dạng răng phéc-mơ-tuya mới.
200px-Plastic-_and_Nylonzipper.jpg
 
Hạng C
29/9/07
634
1
16
Hà nội
Re:Những phát minh không bao giờ thay đổi được.

Bác chịu khó sưu tầm, bái phục bác Fil
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
2/11/07
2.551
5
38
53
Re:Những phát minh không bao giờ thay đổi được.

Nói đến chủ đề phéc-mơ-tuya của Mr. Fil, em nhớ đến các loại quần áo dùng dải rút & dây chun (thun) của các cụ ta ngày xưa, chỉ cần 1 giây thôi là xong
24.gif
24.gif
. Giống như phần lớn quần thể thao cho VDV bây giờ.
 
luc
Hạng B2
4/7/10
290
7
0
Re:Những phát minh không bao giờ thay đổi được.

longan nói:
Nói đến chủ đề phéc-mơ-tuya của Mr. Fil, em nhớ đến các loại quần áo dùng dải rút & dây chun (thun) của các cụ ta ngày xưa, chỉ cần 1 giây thôi là xong
24.gif
24.gif
. Giống như phần lớn quần thể thao cho VDV bây giờ.
có lúc Tào Tháo rượt mà rút lộn dây thì... đi ra quần luôn đó bác :D
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.725
113
Sài Gòn - HCM
Re:Những phát minh không bao giờ thay đổi được.

3,Ống bọt nước</h1> Ống bọt nước được sáng chế lần đầu bởi Melchisedech Thevenot (sinh khoảng năm 1620 hoặc 1621; mất năm 1692). Thevenot là một khoa học gia nghiệp dư và thuê nhiều nhà khoa học và toán học cho công việc của mình. Ông giàu có và có nhiều mối quan hệ, sau này trở thành Thư viện gia cho Vua Louis XIV của Pháp. Thevenot sáng chế ra ống bọt nước khoảng sau ngày 2 tháng 2, 1661. Ngày này có thể được xác định nhờ trao đổi còn lưu lại giữa Thevenot và Christiaan Huygens. Một năm sau, thông tin về dụng cụ mới này đã được nhà sáng chế truyền bá rộng rãi, cho cả Robert HookeLuân ĐônVincenzo VivianiFlorence. Có thể là phải cho tới tận thế kỷ 18 thì dụng cụ này mới được dùng rộng rãi, vì dụng cụ như vậy cổ nhất còn lại ngày nay được chế tạo vào thời kỳ này; tuy nhiênAdrien Auzout đã từng đề nghị Académie Royale des Sciences dùng ống bọt nước của Thevenot cho chuyến khám phá Madagasca năm 1666. Có vẻ như ống bọt nước đã được dùng ở Pháp và nơi khác từ trước thế kỷ 18 nhiều.
Thevenot thường bị nhầm với đứa cháu của mình là Jean de Thevenot, một nhà du lịch (sinh 1633; mất 1667). Có bằng chứng cho thấy cả Huygens và Hooke cũng đều đã nhận họ sáng chế ra dụng cụ này, nhưng thông tin này đã chỉ lưu hành tại quốc gia họ sống.
Mô hình ống bọt nước cổ điển
250px-Ong_bot_nuoc.svg.png

Thước bọt nước hiện đại
280px-80lmx-p-l.jpg
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.725
113
Sài Gòn - HCM
Re:Những phát minh không bao giờ thay đổi được.

4,Cái cà vạt
Lâu nay, cà vạt đã trở thành vật không thể thiếu của nam giới trong những dịp lễ lạc. Thông qua chiếc cà vạt, người ta có thể nhận biết địa vị xã hội, nghề nghiệp và cả "gu" thẩm mỹ của người đeo nó. Thống kê cho thấy người Mỹ chi hơn 1 tỉ USD mỗi năm để mua 100 triệu cà vạt, điều này tương đương với việc mỗi nam giới trên 20 tuổi ở nước này sở hữu một chiếc.
Nguồn gốc
Có rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc ra đời của chiếc cà vạt. Theo các nhà sử học, cà vạt xuất hiện sớm nhất tại Ai Cập. Đây là một phần không thể thiếu trong trang phục của quý ông xứ kim tự tháp vì nó thể hiện địa vị xã hội của họ. Tuy nhiên, vào năm 1974, khi ngôi mộ vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng được khai quật, người ta phát hiện ra rằng khoảng 7.500 tượng binh lính bằng đất nung được dựng quanh lăng mộ đều được quàng quanh cổ một khăn lụa có thắt nơ. Những pho tượng này có niên đại khoảng năm 210 trước Công nguyên. Giới sử gia Trung Quốc khẳng định đây là "tổ tiên" của những chiếc cà vạt hiện đại. Trong khi đó, nhiều người cho rằng cà vạt có xuất xứ từ La Mã, bắt nguồn từ những chiếc khăn quấn cho ấm cổ của đội quân La Mã. Trong các tác phẩm nghệ thuật từ thời Hoàng đế La Mã (năm 113 sau Công nguyên), nam giới đều thắt những chiếc cà vạt giống với chiếc cà vạt hiện nay.
Hành trình chinh phục thế giới
Cà vạt bắt đầu "bành trướng" thật sự ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17 và tạo cơn sốt khi vua Louis XIV (Pháp) chú ý đến các chiếc khăn bắt mắt mà những người lính Croatia quấn quanh cổ. Do đó, trong suốt giai đoạn trị vì của vị vua này, chiếc khăn của binh sĩ Croatia đã được chấp nhận ở Pháp và tạo thành một trào lưu đeo cà vạt ở nước này. Cũng từ đó, cà vạt - tên gọi cho chiếc khăn quấn quanh cổ - ra đời. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiếng Pháp "cravatte" (khăn, cà vạt) bắt nguồn từ "croatta" trong tiếng Croatia.
Năm 1827, văn hào Honore de Balzac lần đầu tiên giới thiệu cà vạt trong văn chương với tác phẩm Nghệ thuật thắt cà vạt, mô tả một số nguyên tắc thẩm mỹ để thắt cà vạt. Mãi đến thế kỷ 19, nam giới châu Âu mới đeo những chiếc cà vạt có kích cỡ và kiểu thắt khác nhau theo truyền thống của đất nước họ. Ngoài ra, họ thắt những kiểu tượng trưng cho các chủ đề được yêu thích như Dân chủ, Trung thành, Du lịch... Cà vạt biểu trưng cho sở thích cá nhân cũng như địa vị xã hội của người đeo nó thông qua các kiểu dáng và kiểu thắt nút khác nhau.
Cà vạt 3 mảnh
Vào thế kỷ 19, cà vạt có kiểu dáng giản đơn và thông dụng hơn. Từ năm 1890 - 1900, xuất hiện loại cà vạt có các đường sọc trắng, xanh da trời, đỏ, vàng và xanh lá cây trên nền đen. Sau Thế chiến thứ nhất, nền đen được thay thế bằng các gam màu sống động hơn. Năm 1924, J.Langsdorf - một chủ tiệm cà vạt ở New York (Mỹ) - đã thiết kế kiểu cà vạt 3 mảnh vừa dễ thắt, giữ được hình dạng nguyên thủy mà lại chắc chắn và đẹp hơn. Mẫu thiết kế của ông nhanh chóng lan rộng trên khắp thế giới và người ta đã dùng loại cà vạt 3 mảnh thay cho cà vạt một mảnh truyền thống.
Thế chiến thứ hai đã đem lại những thay đổi mới cho các loại vải được dùng để may cà vạt. Lụa truyền thống được thay thế bằng lụa nhân tạo. Thập niên 70-80 của thế kỷ trước mang lại những xu hướng thời trang mới. Đó là sử dụng kỹ thuật in ấn đặc biệt trên cà vạt. Thập niên 80, những chiếc cà vạt bản lớn của thập niên 70 được thay thế bằng loại nhỏ hẹp hơn. Những loại cà vạt với các mẫu thiết kế hài hước cũng bắt đầu xuất hiện với các nhân vật châm biếm, các biểu tượng sinh thái học, kiểu tấm thảm hay tranh vẽ từ trí tưởng tượng của con người...
45172631-cavat.jpg
 
Hạng D
3/6/10
1.914
388
113
Biên hoà.
Re:Những phát minh không bao giờ thay đổi được.

Cụ Phiu ơi em thấy còn một loại Cà - Vạt hình dáng và kích thứơc khác cơ Cụ ạ...
19.gif
19.gif
19.gif
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.725
113
Sài Gòn - HCM
Re:Những phát minh không bao giờ thay đổi được.

THẢO CHỮ nói:
Cụ Phiu ơi em thấy còn một loại Cà - Vạt hình dáng và kích thứơc khác cơ Cụ ạ...
19.gif
19.gif
19.gif
Á à a.Nói bậy nè,con khô mực.
bash.gif
bash.gif
bash.gif
bash.gif
bash.gif
bash.gif
bash.gif
bash.gif
bash.gif
bash.gif
bash.gif
 
Hạng C
24/2/09
785
1
16
Hà Nội
Re:Những phát minh không bao giờ thay đổi được.

THẢO CHỮ nói:
Cụ Phiu ơi em thấy còn một loại Cà - Vạt hình dáng và kích thứơc khác cơ Cụ ạ...
19.gif
19.gif
19.gif
Thảo chữ ở Biên Hòa hay ở SG đấy? Nếu ở Biên Hòa bác có biết ông nào buôn gỗ to nhất không giới thiệu cho em với. Hôm vừa rồi em vào tìm mãi không ra vì ông nào cũng cho là mình to nhất nên không lọc ông nào to hơn được.