Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
Đây là một dự án dang dở từ 2008 của em, vì không có thời gian nên không sưu tầm và diễn giải hết được. Có nhiêu post nhiêu các bác tham khảo nhé.

Em xin bắt đầu bằng phần Camera & Camera settings.

- Để vận dụng tốt nhất các khả năng của camera, phục vụ cho nhu cầu sáng tạo trong chụp ảnh, ta cần hiểu rõ các thuật ngữ được sử dụng trong các camera.

Đầu tiên là dSLR = digital Single Lens Reflex - Máy ảnh số ống kính đơn dùng gương phản chiếu.
- Ánh sáng đi vào ống kính, gặp hệ thống gương phản chiếu, hắt vào khung ngắm (View Finder) để người chụp nắm bắt khung hình sẽ được chụp.
- Khi chụp, gương sẽ lật lên để ánh sáng đi vào bộ cảm biến. Vì thế, ta thấy khung ngắm chợt tối đen trong khoảnh khắc chụp hình. Máy dSLR quay phim thì phải lật gương lên để khỏi che kín bộ cảm biến.

Các máy PnS (point and shoot) thì hoạt động khác, nó không có gương hắt, và khung ngắm của nó (nếu có) là khung ngắm điện tử (Electronic View Finder - EVF), nhìn vào EVF ta thấy khác hẳn với VF của máy dSLR. Cảm biến không bị che trong toàn thời gian, nên nhiều máy PnS quay được phim.

Máy ảnh không gương lật: mirrorless camera là một thế hệ mới của máy ảnh KTS. Nó được chế tạo theo kiểu không có gương lật để ngắm như máy DSLR, vì thế thân máy có thể được chế tạo gọn gàng hơn nhiều. Máy ảnh mirrorless cũng có khả năng thay ống kính (với ngàm dùng chung hoặc ngàm thiết kế riêng) như máy DSLR. Vì ưu thế nhỏ gọn mà đầy đủ chức năng nên dù mới ra đời mà máy loại này đã mau chóng chiếm lĩnh thị trường dành cho những người thích gọn nhẹ.


I. Các thông số kỹ thuật của máy chụp hình

1. Sensor (bộ cảm biến ảnh)
Là một ma trận các điểm thu nhận tín hiệu ánh sáng đi qua ống kính, nó biến đổi tín hiệu tương tự (analog) của cuộc sống thực, thành các giá trị số (digital) để rồi được xử lý, lưu trữ, và tái tạo lại để chúng ta xem. Số lượng các điểm cảm biến trên một sensor thường được ghi bằng đơn vị Mega-Pixel (số triệu điểm thu nhận). Ví dụ 5.1 MP, 7.2 MB. 12.4MP.

1a. Cảm biến CCD (charge-coupled device) là loại cảm biến rất phổ biến, trước đây được coi là ưu việt nhất trong chế tạo máy ảnh số, thường được trang bị trong các máy du lịch, chuyên nghiệp, bán chuyên. Được phát minh năm 1969 tại phòng thí nghiệm AT&T Bell Labs bởi Willard Boyle and George E. Smith.

1b. Cảm biến CMOS (complementary metal oxide semiconductor) là một loại cảm biến khác. Thế hệ đầu của nó rất thua kém so với CCD về nhiều mặt, nên nó được áp dụng vào các camera giá rẻ. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, CMOS thế hệ kế tiếp đã có nhiều ưu điểm kỹ thuật, vì vậy nó đã được áp dụng cho các camera cao cấp. (hầu hết các camera bán chuyên và chuyên nghiệp của Canon đều dùng CMOS)

CCD và CMOS khác nhau cơ bản về cách truyền tín hiệu.

Mỗi tế bào CCD nhận tín hiệu ánh sáng, rồi vài hoặc nhiều tế bào CCD truyền tín hiệu đó về một node, từ đó các tín hiệu mới được số hoá (digitalized).

Ngược lại, mỗi tế bào CMOS tự nó chuyển tín hiệu từ analog sang digital, ngoài ra mỗi tế bào CMOS còn được trang bị thêm phần khuyếch đại tín hiệu, phần xử lý nhiễu (noise)...

CCD hay CMOS ưu việt hơn? Đó là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên gần đây nhiều camera của Nikon đã chuyển sang dùng CMOS thay vì CCD.

Xin tham khảo thêm về so sánh CCD-CMOS từ các nguồn thông tin khác trên Internet.

2. Kích thước Sensor

Do nhiếp ảnh có một lịch sử lâu đời với nhiều kích cỡ film khác nhau, trong đó có lẽ phổ biến nhất là film 35mm (mỗi ô phim có kích thước xấp xỉ 35x24mm). Sau này, khi chế tạo cảm biến máy ảnh KTS, người ta cũng căn cứ vào kích thước đó.

1071635mm_film.jpg

2a. Cảm biến đúng kích thước (full-frame)
Sensor có kích thước xấp xỉ đúng 35x24mm
Hình bên trái là cảm biến full frame, bên phải là cảm biến cỡ nhỏ
sensorsize_new_photo.jpg


2b. Cảm biến cỡ nhỏ (cropped sensor)
Sensor có kích thước nhỏ hơn full-frame, theo một tỷ lệ nào đó, ví dụ 1/1.5, 1/1.6​
428px-SensorSizes.png
[/URL]​

Lợi ích của các kích thước cảm biến là khác nhau tuỳ thuộc mục đích chế tạo máy ảnh. Về so sánh Full-Frame (FF)cropped sensor mời các bác chịu khó đọc tham khảo trong bài khác. Vì có nhiều phân tích kỹ thuật hơi dài.

Từ đây, phát sinh vấn đề FOV (field of view)crop factor (hệ số kích thước) hoặc còn được gọi là hệ số nhân tiêu cự - Focal Lenght Multiplier (FLM).

Một ống kính có tiêu cự 28-90mm lắp trên thân máy full-frame sẽ cho một trường nhìn đúng với tiêu cự mà nhà sản xuất ống kính nhắm tới, nhưng lắp trên một thân máy có sensor cỡ nhỏ hơn sẽ cho trường nhìn khác, nó bằng hệ số crop x tiêu cự ống kính
VD: OK 28-90mm lắp trên máy crop 1.5x sẽ cho trường nhìn là 42-135mm
Hình minh hoạ

Multiplier_Factor_DCS315.gif
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
3. Các chế độ chụp hình của camera.

IconModes.jpg


Để giúp người chụp giảm nhẹ các thao tác khó khăn, các camera đời mới thường có sẵn các chế độ được lập trình, để vận dụng trong các tình huống khác nhau.

3a. Full-Auto - Chế độ tự động hoàn toàn - có thể ký hiệu bằng chữ A
Ở mode này, camera sẽ tự động điều chỉnh mọi thông số liên quan để cho ra bức ảnh tạm được. Người chụp chỉ cần thao tác chọn bố cục, lấy nét, bấm và chụp (gần như là Point-and-Shoot, viết tắt là PnS)

3b. Programmed Mode - Chế độ lập trình - thường ký hiệu là P
Ở mode này, máy cũng sẽ tự động chọn các thông số, tuy nhiên, nó chừa lại một số thông số khác cho nguừơi chụp tự chỉnh

3c. Portrait Mode - chế độ chụp chân dung
Máy sẽ hiệu chỉnh tốt nhất (theo tình huống và tính toán của nó) để ra hình chân dung đẹp, ví dụ nó sẽ ưu tiên mở khẩu lớn để xoá phông nền chẳng hạn

3d. Landscape mode - Chế độ chụp phong cảnh
Máy sẽ hiệu chỉnh tốt nhất để chụp phong cảnh, ví dụ như đóng khẩu nhỏ để đạt độ nét sâu nhất

3e. Sport mode - chế độ chụp thể thao
Máy sẽ hiệu chỉnh để chụp các hoạt động nhanh, ví dụ tự chuyển sang chế độ chụp liên tiếp nhiều hình để bắt các khoảnh khắc đẹp, tự đặt chế độ lấy nét tự động toàn thời gian để luôn giữ đối tượng được lấy nét đúng

3f. Night Portrait mode - chế độ chụp chân dung đêm
Máy sẽ tự chỉnh để có ảnh chân dung đêm đẹp nhất theo tính toán của nó, ví dụ mở màn trập trong thời gian dài để thu nhận cả ánh sáng của hậu cảnh, của môi trường xung quanh

3g. Macro mode - chế độ chụp cận cảnh
Máy hiệu chỉnh để chụp cận cảnh: hoa lá, các đối tượng nhỏ

3h. Av - Aperture value - Chế độ ưu tiên khẩu - trên máy Nikon ký hiệu là A = Aperture
Ở chế độ này, người chụp tự điều chỉnh khẩu độ ống kính, máy sẽ cho ra thời gian chụp tốt nhất. Mode này thường được sử dụng để kiểm soát độ sâu trường ảnh (Depth of Field-DOF) hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, cần ưu tiên khẩu to để thu được nhiều ánh sáng hơn

Khái niệm f-stop: giá trị khẩu mở



3i. Tv - Time value - Chế độ ưu tiên tốc độ - trên máy Nikon ký hiệu là S = Shutter Speed
Người chụp chọn thời gian mở màn trập, máy tự chọn giá trị khẩu để phối hợp. Mode này dùng để kiểm soát thời gian bấm máy, trong trường hợp thời gian bấm máy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ảnh.
VD nếu để thời gian quá dài, ảnh sẽ nhoè do run tay chẳng hạn, hoặc ngược lại, cần phơi sáng lâu để thu nhận ánh sáng của khung cảnh xung quanh trong trường hợp chụp phong cảnh thành phố về đêm.
Các giá trị Tv tuỳ theo máy, có thể từ 1/8000 giây đến 30 hoặc 60 giây

3j. Chế độ Manual - Chỉnh tay hoàn toàn - M
Người chụp tự thiết đặt mọi thông số để phục vụ nhu cầu chụp của mình. Thường dành cho các tay máy đã có chút ít kinh nghiệm.

3k. Chế độ A-DEP - Auto Depth of Field
Hình như chế độ này chỉ có trên thân máy Canon, nó nhằm mục đích tự điều khiển khẩu mở sao cho các đối tượng nằm trong vùng tiêu cự đều được lấy nét tốt.

Lúc này, camera dùng tất cả các điểm lấy nét mà nó có, mỗi điểm sẽ lấy nét tốt cho đối tượng mà nó bắt được(có cái thì ở gần, có cái thì ở xa), sau đó điều chỉnh khẩu mở sao cho các đối tượng cùng nét tốt.

Các ký hiệu của chế độ chụp có thể khác nhau đối với từng nhà sản xuất máy ảnh. Và có thể còn có những mode khác mà em không biết.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: TINMY 3M
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
[blockquote]4. Focusing - Lấy nét

4a. Focus - points - Điểm lấy nét
Các máy đời mới thường có nhiều hơn 01 điểm lấy nét, và người dùng thoải mái lựa chọn một điểm bất kỳ làm tâm lấy nét cho khung hình.

Cái này tiện cho các bác nào lười lia ống kính để chọn bố cục, thì chọn luôn điểm lấy nét bên trái/phải, chĩa điểm đó vào đối tượng, lấy nét và chụp xong là có luôn bố cục 1/3 chính xác luôn nhé :banana:
4b. Flexi-Zone - Điểm lấy nét linh hoạt
Có một số máy cho phép ta dịch chuyển điểm lấy nét linh hoạt đến bất cứ chỗ nào của khung hình (như Canon G9 chẳng hạn)
4c. AF - Auto Focus - Lấy nét tự động
Camera tự điều chỉnh ống kính để lấy nét cho đối tượng. Thao tác của người chụp là chĩa điểm lấy nét vào đối tượng, rồi nhấn 1/2 nút chụp (shutter button) để máy lấy nét. Khi lấy được nét rồi, máy thường xác nhận bằng một tiếng bip nhỏ hoặc có đèn báo lấy nét chính xác.

4d. MF - Manual Focus - Lấy nét tay
Người chụp tự vặn vòng lấy nét trên ống kính

4e. One shot Focus - Lấy nét cho một cú chụp- Nikon ký hiệu bằng chữ S-Single Focus
Ở chế độ này, máy tự động lấy nét cho đối tượng chụp, nhưng người chụp phải lấy nét mỗi lần cho các cú bấm máy khác nhau.

4f. AI Servo focus - Lấy nét liên tục - Continuous focusing - Nikon ký hiệu bằng chữ C
Các máy được trang bị tính năng này, có thể phát hiện đối tượng chuyển động và liên tục điều chỉnh ống kính để bắt nét đối tượng

4g. AI Focus - Chế độ trung gian giữa lấy nét một lần và liên tục.
Nó tự điều chỉnh camera về One Shot focus nếu đối tượng đứng yên, và chuyển sang AI servo nếu nó phát hiện đối tượng chuyển động.

4h. Out of Focus - Đối tượng nằm ngoài vùng nét

4i. Soft Focus - Lấy nét đúng, nhưng đối tượng không nét căng mà hơi mờ ảo mềm mại hơn một tý

4j. AF assist - hỗ trợ lấy nét
Các máy có chức năng này thường có một đèn, chiếu tia sáng vào chủ thể được chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, để hỗ trợ ống kính lấy nét chính xác. Nó có thể là một đèn riêng, hoặc có máy dùng luôn đèn flash để hỗ trợ lấy nét.

******************* BỔ SUNG ***********************

- AF sensor: cảm biến lấy nét (cái này là một cảm biến khác không phải là cảm biến hình ảnh Image Sensor). Nó làm nhiệm vụ kiểm tra độ nét của hình ảnh, và khi focus đúng thì nó báo tiếng beep hoặc nháy đốm sáng để xác nhận focus chính xác.

- AF sensor dùng cơ chế phase detection (là cảm biến riêng, có trong rất nhiều máy dSLR) và cơ chế contrast detection (dùng chính cảm biến hình ảnh, trong các máy PnS và máy có Live View)

- Cross-type AF sensor: cảm biến lấy nét nhạy với các đường tương phản NGANG + DỌC, cho phép lấy nét chính xác và dễ dàng trong nhiều tình huống

- Linear-type AF sensor: cảm biến lấy nét chỉ nhạy với một loại đường tương phản NGANG hoặc DỌC, kém nhạy hơn loại cross-type


Trên nhiều máy dSLR, dù được trang bị nhiều điểm lấy nét, nhưng trong đó chỉ có 1 vài điểm ở khu trung tâm là loại cross-type, còn lại thì là loại Linear, vì thế xảy ra trường hợp dùng điểm ngoài rìa thì lấy nét khó hoặc không chính xác.



Canon EOS 450D có 9 điểm AF với điểm giữa là cross-type




Canon EOS 40D có 9 điểm AF với tất cả đều là cross-type



Nikon D300 có 51 điểm AF với 15 điểm vùng trung tâm là cross-type[/blockquote]
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: tracgia
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
5. WB - White balance - Cân bằng trắng.
Mục đích của cân bằng trắng là để có được màu sắc tốt nhất theo ý của người chụp (phản ánh trung thực màu cuộc sống, hay ám tông này tông khác tuỳ theo mục đích sáng tạo)

Khi chụp hình, tuỳ theo tình huống ánh sáng mà người ta chỉnh WB trên máy sao cho nó đáp ứng nhu cầu.

5a. Auto WB - cân bằng trắng tự động.
Máy sẽ tự phân tích ánh sáng mà nó thu được để chỉnh WB thích hợp

5b. Daylight - ánh sáng ban ngày ~ 5200oK

5c. Shade - bóng râm ~ 7500oK

5d. Cloudy - trời nhiều mây ~ 6000oK

5e. Lamp - đèn dây tóc ~ 3000oK

5f. Fluorescent - Đèn Neon ~ 4000oK

5g. Flash - đèn chớp ~ 5500oK


5h. Custom WB - cân bằng trắng tự chọn.
Chụp một tấm giấy trắng trong điều kiện ánh sáng cụ thể, rồi dùng nó làm căn cứ để đặt làm màu trắng tiêu chuẩn cho phiên chụp hình ở ánh sáng đó.

Cái này các bác quay phim rất cần, ta thường thấy, trước khi bấm máy, ông cameraman thường sai bảo ông camera assistant đưa một tờ giấy trắng để quay mẫu, đặt WB tiêu chuẩn cho điều kiện ánh sáng cụ thể.

5i. Temperature WB: cân bằng trắng theo nhiệt độ màu
Các máy có trang bị tính năng này có thể cho phép người chụp tự đặt WB theo nhiệt độ màu, thường thì từ 2.000oK đến 10.000oK, mỗi nấc chênh nhau 100oK

5j. WB SHIFT: dịch chuyển cân bằng trắng
Các máy có chế độ này, cho phép người dùng dịch chuyển điểm cân bằng trắng trên đồ thị màu có 2 trục, trục đứng là dịch chuyển Green-Magenta, còn trục ngang là Blue-Amber. Khi WB được dịch chuyển sang điểm khác, máy sẽ chụp ra các tấm hình có màu ám theo thông số đặt trước.
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
6. Drive mode - Số lần chụp.

6a. Single frame, single shot - một khuôn hình
Mỗi lần bấm máy, chụp một tấm hình

6b. Burst shots - continuous shots - chụp liên tục
Mỗi lần bấm máy, chụp liên tiếp nhiều hình tuỳ theo khả năng của máy

6c. Timer shots - chụp hẹn giờ
Máy sẽ chụp hình sau một khoảng thời gian hẹn trước: 10 giây, 20 giây, etc.

6d. Interval shots - chụp cách quãng - Intervalometer
Máy sẽ chụp hình ngắt quãng sau những khoảng thời gian định trước, VD cứ sau 30 phút lại nháy một tấm. Dùng để chụp theo dõi một bông hoa nở chẳng hạn
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
[blockquote]7. EV+, EV- Bù phơi sáng - Exposure Value Compensation

Khi chụp hình, có thể do lý do nào đó mà tấm hình không được đúng sáng như ý, ta có thể dùng chức năng này để tăng sáng hay giảm sáng cho cú bấm tiếp theo. Khi đó máy sẽ điều khiển tốc độ chụp, hoặc khẩu mở để tăng hoặc giảm sáng. Thường thì mỗi nấc tương đương với 1/3 EV step




Exposure-Compensation.jpeg
[/blockquote]

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
8. BKT - Bracketing - Úp sọt :devil:
Các máy có chế độ này, giúp người chụp "úp sọt" đối tượng bằng 3 bức hình chụp cho một lần bấm máy. He he đây là chiến thuật "bắt nhầm còn hơn bỏ sót" đây ạ.

8a. AEB - Auto Exposure Bracketing- Úp sọt điểm phơi sáng
Máy chụp 3 cú, một cú ở chế độ giảm sáng -EV, một cú ở EV, và một cú ở +EV, các giá trị cộng trừ này tuỳ theo người đặt. Có thể là -1/3 --- 0 --- +1/3 etc
Exposure-Compensation.jpeg

8b. WB BKT - White Balance Bracketing - Úp sọt điểm cân bằng trắng
Máy cũng chụp 3 cú, lần lượt ở -WB --- WB 0 --- WB +
Tuỳ theo người chụp đặt.​
po5_p5.jpg
8c. AF BKT - Auto Focus Bracketing - úp sọt điểm lấy nét
Tương tự như 2 kiểu BKT trên, nhưng lần này là BTK focus point.

Kết quả của việc chụp Bracket là để có các tấm hình được chụp ở 3 (hoặc nhiều) chế độ khác nhau, rồi sau đó người chụp lựa tấm ổn nhất cho mình.

 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: nguyentrungtuyen132
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
9. Metering - Đo sáng
Các phương pháp mà máy dùng để đo sáng, rồi tính toán bộ kết quả Av, Tv, ISO phù hợp để cho tấm hình được phơi sáng đúng​
Đây là ký hiệu của các chế độ đo sáng mà chúng ta thấy trên các máy DSLR khác nhau.​

matrix1.jpg
Trong hình bên dưới, ta có khái niệm về diện tích khung hình được sử dụng để đo sáng
in-camera-meters-1329363837.jpg
9a. Evaluative Metering - Đo sáng tương đối cho toàn khung hình
matrix.jpg
Ký hiệu này cho thấy máy dùng toàn bộ khung hình thu được qua ống ngắm để đo sáng, nó sẽ tính toán tương đối sao cho các vùng trong ảnh không bị quá tối hoặc quá sáng, sau đó đưa ra bộ giá trị Av(khẩu), Tv(tốc) tương ứng với ISO (độ nhạy)

9b. Partial Metering - đo sáng phần
Máy đo sáng cho khoảng 12-15% khung hình, xung quanh điểm đo sáng


9c. Center-Weighted Average Metering - đo sáng trung bình ưu tiên vùng trung tâm

9d. Spot Metering - đo sáng điểm
Máy đo sáng khoảng 3-5% khung hình, quanh điểm đo

9d. TTL - Through The Lens Metering - Đo sáng thông qua ống kính
Máy dùng thông tin thu được qua ống kính để đo sáng, đặc biệt quan trọng trong trường hợp dùng đèn flash gắn ngoài. Công nghệ TTL này đảm bảo đèn Flash đánh đúng công suất cần thiết để hình được phơi sáng đúng.

Nếu ở chế độ Auto toàn phần, thì sau khi đo sáng xong, máy sẽ tính toán luôn bộ kết quả của 3 giá trị Av, Tv, ISO để chụp theo tính toán của nó.

Ở chế độ semi-auto, thông thường người chụp đã set sẵn 2 thông số, đầu tiên là ISO theo hoàn cảnh ánh sáng của buổi chụp, ánh sáng tốt thì để ISO thấp cho hình mịn, ít nhiễu (noise), và chọn ưu tiên khẩu (Av) hoặc tốc (Tv), máy chỉ tính toán một thông số còn lại là (Tv) hoặc (Av) tương ứng.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: nguyentrungtuyen132
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
10. Sensitivity- Độ nhạy sáng - ISO Speed

Trong kỷ nguyên của máy phim, người ta phải dùng các cuộn phim có độ nhạy sáng khác nhau để chụp trong những điều kiện ánh sáng khác nhau, độ nhạy cao thì phim càng dễ bắt sáng.

Khi chuyển qua máy KTS, sensor có thể được hiệu chỉnh các mức nhạy sáng khác nhau để mô phỏng độ nhạy của phim.

Chúng ta sẽ thấy có các chế độ ISO Auto, ISO 100-200-400-800-1600-3200-6400 etc.

Ánh sáng càng yếu thì ta càng cần ISO cao, để tăng nhạy sáng, đồng nghĩa với việc có thể rút ngắn thời gian chụp.

Tuy nhiên, độ nhạy càng cao thì càng tăng nguy cơ bị nhiễu ảnh (noise)
 
  • Like
Reactions: nguyentrungtuyen132
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
11. Noise - Nhiễu ảnh
Các hình ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, ISO cao, thường xuất hiện các đốm màu loang lổ không mong muốn, như ví dụ dưới đây

11a. NR - Noise Reduction - Giảm nhiễu
Các máy ảnh có thể được trang bị công nghệ giảm nhiễu để tránh noise