Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
File JPEG là gì?

là viết tắt các chữ cái đầu của tổ chức Joint Photographic Experts Group, thành lập năm 1986, đưa ra tiêu chuẩn lưu trữ hình ảnh số JPEG năm 1992

Thuật toán nén hình ảnh của JPEG là thuật toán "nén và mất dữ liệu". Nói nôm na thì JPEG chia thông tin hình ảnh ra làm 2 phần: chi tiết và màu sắc. Nó ưu tiên giữ lại phần chi tiết, trong khi bỏ qua rất nhiều thông tin màu sắc (vì mắt người nhạy cảm với chi tiết hơn là màu sắc)

Ngoài ra, trong phần chi tiết, JPEG ưu tiên giữ lại phần "chi tiết thô" (coarse) mà bỏ qua nhiều "chi tiết tinh" (fine) cũng là do mắt người nhạy cảm với "phần thô" hơn là "phần tinh"

JPEG có kích thước nhỏ gọn, tương thích rộng với các trình xử lý ảnh, trình duyệt web, v.v. và là định dạng ảnh phổ biến nhất trên Internet hiện nay.

Do bản chất của JPEG là "nén và mất dữ liệu", trong đó phần đã mất là KHÔNG THỂ PHỤC HỒI ĐƯỢC, người ta khuyến cáo không nên dùng JPEG để lưu giữ các KẾT QUẢ TRUNG GIAN HOẶC CÁC TIẾN TRÌNH DANG DỞ. Chỉ nên xuất ra dạng JPEG những kết quả cuối cùng mà thôi.

Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu nhiếp ảnh chuyên nghiệp, các máy ảnh số cao cấp đều có khả năng lưu giữ file RAW, thay vì là JPEG.

Khi chụp và lưu ảnh ở dạng JPEG, chúng ta đã chấp nhận sự xử lý của máy ảnh, và đã mất mát khá nhiều thông tin về color, và phần fine của hình ảnh.
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
File TIFF là gì?

là một dạng thức lưu trữ hình ảnh khác với JPEG, nó có khả năng NÉN MÀ KHÔNG MẤT DỮ LIỆU. TIFF khác với RAW vì vốn là một chuẩn hình ảnh sử dụng cho chế bản văn phòng, cho in ấn, nó có thể chứa đựng những hình ảnh có nhiều layer, hoặc một file TIFF có thể chứa nhiều trang văn bản, nhiều hình ảnh.

Tuy nhiên, TIFF có dung lượng rất lớn và chất lượng ảnh cũng không tốt bằng RAW. Vì vậy, TIFF được dùng trên máy tính nhiều hơn là máy ảnh số.
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
IV. Vài thuật ngữ về ánh sáng trong chụp hình

1. Ambient light: Ánh sáng bao quanh (ánh sáng sẵn có): đây là thuật ngữ chỉ ánh sáng sẵn có xung quanh đối tượng, không dùng thêm các nguồn chiếu sáng hỗ trợ được tạo ra bởi người chụp

3. Key light: nguồn sáng chủ yếu chiếu sáng đối tượng được chụp. Người ta thường lựa chọn hướng và công suất của key light sao cho nó làm nổi bật các đường nét và hình khối của đối tượng. Tuỳ theo mục đích sáng tạo mà người ta có thể sắp đặt keylight ở mức mạnh-gắt (hard) hoặc yếu-nhẹ (soft) để chiếu sáng chủ thể. Keylight có thể chính là Ambient light nếu ánh sáng môi trường đủ để làm nguồn sáng chính, hoặc được tạo ra bởi người chụp nếu muốn đạt những hiệu ứng ánh sáng nhất định.

3. Fill light: Tạm dịch là ánh sáng hỗ trợ, được tạo ra bởi người chụp để làm giảm độ tương phản của khung cảnh chụp hình, hoặc chiếu sáng thêm những phần bị tối của đối tượng, để tạo ra những hiệu ứng ánh sáng khác nhau. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ giữa fill light/key light mà ta thu được những tấm hình có độ tương phản rất khác nhau

4. Back light: nguồn sáng chiếu từ phía sau đối tượng được chụp, để nhằm mục đích chiếu sáng cụ thể nào đó.

5. Low-key lighting: Mục đích để tạo ra tương phản mạnh về ánh sáng trên đối tượng được chụp. Low-key nhấn mạnh các đường nét của đối tượng bằng cách đặt các phần của đối tượng vào vùng khá tối.

6. Hi-key lighting: mục đích để làm giảm nhẹ độ tương phản ánh sáng của các vùng khác nhau trên đối tượng được chụp


7. Lighting ratio: tỷ lệ giữa nguồn sáng chính và nguồn sáng phụ. (key light/fill light) Tỷ lệ chiếu sáng cũng có thể quy ra sự chênh lệch về f-stop (mở thêm 1 f-stop nghĩa là tăng lượng sáng lên gấp đôi)

Key = fill => Ratio 1:1
Key = fill x 2 => Ratio 2:1 (chênh lệch 1 f-stop)
Key = fill x 4 => Ratio 4:1 (chênh lệch 2 f-stop)
Key = fill x 8 => Ratio 8:1 (chênh lệch 3 f-stop)

Low-key là kỹ thuật sử dụng Lighting Ratio lớn (vùng tối và vùng sáng chênh nhau nhiều f-stop), ngược lại thì high-key là sử dụng ratio nhỏ (vùng tối và vùng sáng chênh ít f-stop)

8. Strobe light: đèn nháy (ánh sáng không liên tục). Nhằm mục đích chiếu sáng trong thời gian ngắn.

9. Bounced light: ánh sáng hắt (phản xạ), không phải ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng chiếu lên đối tượng. Thường dùng khi muốn giảm cường độ sáng, hoặc tản đều ánh sáng từ một nguồn sáng nhỏ thành một vùng chiếu sáng lớn hơn (trần nhà, tấm hắt, dù tản sáng)

10. Reflector: tấm vật liệu hắt sáng



11. Diffuser: dụng cụ tản sáng, cũng nhằm mục đích giảm nhẹ luồng tia sáng, tản đều ánh sáng ra xung quanh.

12. Soft box diffuser: Là một dạng diffuser làm bằng vật liệu mềm.

13. Ring Flash: dụng cụ để chuyển đổi ánh sáng của flash thành dạng hình vòng tròn, làm ánh sáng tản đều hơn trên đối tượng

 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
V. Các loại filter cho ống kính

Có rất nhiều loại kính lọc dùng trong nhiếp ảnh. Mỗi loại có một công dụng khác nhau. Sau đây em xin liệt kê các thể loại filter mà em được biết và mô tả sơ bộ các công dụng của nó. Bác nào biết các loại filter khác hoặc mô tả chính xác hơn về công dụng xin post thêm tiếp sức em với nhé.

A. Nhóm UV và bảo vệ
1. UV Filter:
Ultra Violet Filter: Kính lọc ngăn tia cực tím. Mắt người không nhìn thấy tia cực tím, nhưng sensor máy ảnh (hoặc phim) vẫn nhạy cảm với ánh sáng này. Filter UV giúp ngăn các tia cực tím, cho ảnh trong và rõ nét hơn. UV Filter cũng dùng như là một kính bảo vệ cho lens khỏi bụi bặm hoặc trầy xước.

2. Sky Filter: Giúp giảm bớt sắc hồng của ánh sáng, thường được dùng trong các buổi chụp ngoài trời. Sky filter giúp cho sắc da đẹp hơn khi chụp chân dung. Sky filter cũng giúp hạn chế các tia phản xạ không mong muốn từ các đối tượng khác nằm gần đối tượng chính. Sky Filter cũng hay được dùng như một kính bảo vệ cho lens. (lắp thường xuyên)

3. Protector Filter: Chỉ có tác dụng bảo vệ lens, không có hiệu ứng gì đối với ánh sáng. (Tất nhiên là vẫn có phần nhỏ phản xạ, khúc xạ vì dù sao thì chiết suất của vật liệu làm kính vẫn không thể giống hệt chiết suất của ánh sáng)

Bài sau sẽ tiếp tục đề cập các loại filter khác nữa...
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
B. Polarizing Filters - Kính lọc phân cực



1. Circular Polarizing Filter: Kính lọc phân cực xoay được (CPL), thường gồm 2 phần, một phần gắn chặt vào đầu lens, phần kia có thể xoay tròn để phân cực ánh sáng. CPL hữu ích cho các buổi chụp ngoài trời, có thể làm cho màu sắc của ảnh ấn tượng hơn. CPL cũng ngăn những tia sáng từ những hướng không cần thiết đi vào tấm ảnh. CPL rất tốt khi chụp mặt nước, chụp qua tấm kính, etc. Nếu không có CPL, rất khó chụp qua kính vì lúc đó nó giống cái gương, ta chỉ ghi được hình ảnh phản chiếu trên nó mà thôi.

Trong khi nhiều hiệu ứng filter khác có thể được giả lập bằng phần mềm xử lý ảnh, thì hiệu ứng của CPL là rất khó làm, đôi khi là không thể làm được.

Chú ý khi xoay CPL nên theo chiều kim đồng hồ, tránh việc xoay ngược có thể làm cả filter rơi ra khỏi lens

Khi dùng CPL có thể không cần hood (loa che sáng) nữa, vì CPL đã giúp ngăn chặn các tia sáng đến từ các hướng không mong muốn.

a.jpg
2. Linear Polarizing Filter: Kính lọc phân cực tuyến tính. Cái này có nghe nhưng không hiểu lắm nó là cái giè. Dùng cho các lens MF
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
C. Special effect filters: Kính lọc hiệu ứng đặc biệt

1. Cross Screen, Star 4, Star 6, and Star 8: Kính lọc tạo hiệu ứng loé sáng hình cánh sao. Có ích khi chụp đồ trang sức chẳng hạn, các tia sáng phản chiếu từ trang sức sẽ toé ra sao 4 cánh, 6 cánh hoặc 8 cánh tuỳ filter được sử dụng.

2. Close-up Filter: dùng trong chụp hình close-up, macro, giúp tăng tỷ lệ phóng đại.

3. Split Field Filters: một nửa ảnh bình thường, nửa kia có hiệu ứng phóng đại

4. Rainbow Spot Filters: Biến các đốm sáng trong hình thành 7 sắc cầu vồng

5. Sepia Filters: Tạo hiệu ứng màu nâu, đen trắng cho tấm hình

6. Softener Filters: Hiệu ứng làm giảm độ sharpness của hình ảnh được chụp

7. Infrared (IR) Pass Filters: Filter hồng ngoại.

8. Half Colored Filters: Một nửa filter có tráng màu, nửa kia không tráng phủ gì

9. FL-W, FL-B, FL-D and Special Fluorescent Filters: Dùng để chụp hình trong điều kiện ánh sáng đèn neon, khắc phục sự ám tone màu xanh cho chủ thể

... còn tiếp
 
Hạng D
3/6/10
1.914
388
113
Biên hoà.
Móa ơi,bao giờ em mới thuộc bài này
20.gif
20.gif
20.gif
,tuy nhiên phải công nhận bài này quá bổ ích,đề nghị Mod gắn sao cho bài này .Thanks bác chủ đã có những tài liệu bổ ích.
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
[blockquote]DOF - Depth of Field - Độ sâu trường ảnh

Cái này là một nguyên tắc vật lý khá phức tạp nhưng cũng rất thú vị để nghiên cứu. Khi kiểm soát được nó, ta có thể chụp hình một cách chủ động hơn.

Trong hình minh hoạ ta thấy có một vùng mà ở đó đối tượng sẽ sắc nét nhất, nằm ngoài vùng đó thì đối tượng sẽ bị nhoè (out of focus)

DOF được tính toán bằng các công thức phức tạp, có thể tham khảo trên wikipedia.

Trong thực tế chụp hình, chúng ta kiểm soát DOF chủ yếu bằng 3 yếu tố

1. Độ mở ống kính (Aperture).
Khẩu mở càng lớn thì DOF càng mỏng (Shallow DOF) và ngược lại



2. Khoảng cách từ máy đến đối tượng (Object Distance).
Mẫu càng gần máy thì DOF càng mỏng và ngược lại


Trong ví dụ này, do ống kính được gí sát vào bông hoa để chụp cận cảnh (close-up, macro) nên phần phông nền phía sau nhoè hết




3. Tiêu cự ống kính (Focal Length)
Tiêu cự càng lớn thì DOF càng mỏng và ngược lại.

Các tấm hình sau đây lần lượt được chụp ở các tiêu cự 17-28-50-100-200-400mm



Phần phông nền càng gần mẫu thì càng nét và ngược lại.


Trong hình này, bụi cây nằm ngay sau chú chim vẫn còn khá nét, trong khi bụi cây phía xa mờ dần
[/blockquote]
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
THẢO CHỮ nói:
Móa ơi,bao giờ em mới thuộc bài này
20.gif
20.gif
20.gif
,tuy nhiên phải công nhận bài này quá bổ ích,đề nghị Mod gắn sao cho bài này .Thanks bác chủ đã có những tài liệu bổ ích.
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif

Cái này em thuộc và tự viết theo kiểu diễn giải nôm na, đã đăng trên vnphoto.net từ 2008, nay copy lại để đóng góp với các bác mê hiếp ảnh.
 
  • Like
Reactions: cukhoaisung1
Hạng D
3/6/10
1.914
388
113
Biên hoà.
Newbie_SG nói:
THẢO CHỮ nói:
Móa ơi,bao giờ em mới thuộc bài này
20.gif
20.gif
20.gif
,tuy nhiên phải công nhận bài này quá bổ ích,đề nghị Mod gắn sao cho bài này .Thanks bác chủ đã có những tài liệu bổ ích.
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif

Cái này em thuộc và tự viết theo kiểu diễn giải nôm na, đã đăng trên vnphoto.net từ 2008, nay copy lại để đóng góp với các bác mê hiếp ảnh.
Em quyết tâm bán máy:D:D:D
 
  • Like
Reactions: cukhoaisung1