Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
61
<h1>Cà phê Sài Gòn có thể không phải cà phê</h1>
1317140103.9604.jpg

Cập nhật lúc 27-09-2011 20:09:39 (GMT+1)
In bài Email

Ảnh minh họa internet
Khi người Pháp mang thói quen uống cà phê tới đô thị lớn nhất xứ Ðông Dương, đến thời điểm hiện nay, có thể nói chưa có một đô thị nào có nhiều quán cà phê như Sài Gòn.
Từ tầng lớp thị dân có mức sống sung túc cho đến dân lao động, thói quen uống cà phê trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa đô thị. Ngày nay mọi con đường, mọi ngõ hẻm thậm chí trên lầu các chung cư người ta vẫn có thể tìm thấy quán cà phê. Từ quán cà phê sang trọng bậc nhất ở khu trung tâm cho đến các quán ngồi bẹp xuống lề đường, quán nào cũng đông khách. Nhưng liệu phần lớn người thích uống cà phê của cái đô thị xấp xỉ 10 triệu dân này có phải đang và được uống cà phê hột hái xuống từ cây cà phê không. Câu trả lời là không. Thế họ uống cái gì?

Thực trạng cà phê giá rẻ
Không tính các công ty lớn sản xuất cà phê, riêng ở Sài Gòn có hàng trăm cơ sở tư nhân chế biến cà phê thành phẩm. Sẽ rất dễ nhận ra những người bỏ mối cà phê của những cơ sở này, với một chiếc xe gắn máy chở một cái bao lớn họ chạy khắp các hang cùng ngõ hẻm để giao mối. Chúng tôi tìm gặp một người làm cà phê bỏ mối, anh thiệt tình vừa than thở vừa kể. “Nghề này cạnh tranh khốc liệt lắm anh ơi. Nhưng cũng tội lỗi lắm. Tôi dám cá là cà phê giá rẻ không có chút cà phê nào, toàn là đậu nành với hóa chất hương liệu không hà.” Ðiều anh nói làm chúng tôi bất ngờ, vì theo lẽ thường ai cũng biết cà phê giá rẻ thì không thể đòi hỏi chất lượng, tiền nào của nấy, nhưng nói trong ly cà phê mà đại bộ phận người Sài Gòn, nhất là người lao động đang uống không có chút cà phê hột nào thì thật là khó tưởng tượng.
Thấy chúng tôi ngớ người. Anh giao mối cà phê cho biết thêm. Những quán cóc ở vỉa hè, ở hẻm lao động giá uống một ly cà phê đá khoảng 6,000-7,000 đồng/ly, để pha chế, người bán lấy mối cà phê mỗi ký khoảng từ 60,000 đến 70,000 đồng. Với giá đó thì cái gọi là cà phê thật ra chỉ có đậu nành rang và tẩm hóa chất hương liệu. Nếu cơ sở sản xuất nào có lương tâm thì pha cho chút vỏ xác hột cà phê cho có vị tượng trưng.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết qui trình chế biến cà phê giá rẻ như sau: Ðậu nành, hóa chất tạo bọt, hương liệu ca cao, bơ, hóa chất tạo vị đắng, đường, muối, nước mắm...
Thông thường người ta rang một chảo đậu nành 50 kg, hao hụt khoảng 1/3 trọng lượng. Nếu tính thêm tiền nhiên liệu, tiền nhân công, tiền thuế... Nếu không lấy đậu nành (giá 18,000/kg) thay cà phê hột thì không không ai sản xuất có lời, bởi cà phệ hột (giá dao động trên dưới 45,000/ kg).
Như vậy người ta có thể chắc một chuyện là nếu anh vào một quán cà phê và được tính giá dưới 10,000 đồng/ly thì anh đang uống xác đậu nành tẩm hóa chất. Nhưng nếu anh uống cà phê với giá của dân trung lưu từ 15,000 đến 20,000 thì đúng là anh đang uống khoảng 50% đậu nành. Còn bước vào những quán sang trọng uống một ly cà phê với giá từ 30,000 đồng trở lên thì anh có chút hy vọng cái thứ đang uống đúng là cà phê. Chỉ là hy vọng thôi, vì ở chợ đầu mối Kim Biên luôn sẵn sàng các loại hóa chất dùng để chế biến cà phê cao cấp có xuất xứ từ Trung Quốc.
Có một ông giáo viên, người không bao giờ dám uống cà phê ở các tiệm quán nói nửa đùa nửa thật: “Ðã đến lúc các nhà trí thức ở Việt Nam nên nghiên cứu coi tâm hồn và thể xác các người Việt hiện đại thay đổi ra sao khi nhiều thế hệ đã uống cà phê đậu nành.” Tất nhiên ngày nay ai cũng biết tỷ lệ mắc các chứng bệnh ung thư ở Việt Nam có nguyên nhân từ thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại vào hàng cao nhất thế giới. Nhưng đâu ai biết tinh thần người Việt suy nhược đến mức nào khi mỗi ngày uống thứ đậu nành rang cháy khét.
Chúng tôi còn nhớ trong một lần đón một gia đình Việt kiều về từ Canada, thấy họ mang theo cả một vali cà phê xay Brazil, chúng tôi tưởng họ mang về làm quà biếu. Hỏi ra mới biết rằng nhà họ vốn ghiền cà phê nhưng không dám uống cà phê sản xuất trong nước. Có người cho rằng họ chảnh, nhưng người hiểu chuyện thì tán đồng bởi cẩn thận như vậy vẫn tốt hơn. Trở lại với hàng triệu người thuộc giới lao động Việt Nam đang uống thứ cà phê đậu nành giá rẻ, một câu hỏi đặt ra là liệu họ có biết nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thức uống này không? Câu trả lời là có, tất cả đều biết, nhưng lấy tiền đâu để uống cà phê hột thứ thiệt. Một bác xe ôm, mỗi ngày uống tới ba, bốn ly cà phê nói “Chừng nào chết thì hay. Mà kỳ nghe, uống cà phê dỏm quen rồi tới lúc được mời uống ly cà phê thiệt không thấy ngon, không thấy đã chú ơi.”
Thực trạng và tác hại của thứ thức uống cà phê đậu nành này của người Sài Gòn đã thấy rõ, nhưng nếu kêu gào trách nhiệm của hệ thống kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà nước có khi lại mắc thêm bệnh ngớ ngẩn. Từ chuyện người Sài Gòn ngày ngày uống cà phê-đậu nành tẩm hóa chất, người ta mới vỡ lẽ ra một điều chua xót có một không hai rằng.
Theo bản tin của báo tài chính Bloomberg ngày 23 tháng 9 năm 2011, nhờ thời tiết thuận lợi và gia tăng diện tích trồng, sản lượng cà phê của Việt Nam năm nay có thể tăng kỷ lục. Ước tính từ đầu mùa cho vụ mùa cà phê năm nay là khoảng 1.24 triệu tấn. Nhưng hãng tin khảo sát 12 công ty từ đại diện thu mua, xuất cảng và trồng cà phê của Bloomberg thì ra kết quả lên tới 1.32 triệu tấn. Vụ mùa năm ngoái chỉ được 1.12 triệu tấn.
Ở đất nước trồng cà phê xuất khẩu đứng hàng thứ hai thế giới không ít người dân lại phải uống thứ cà phê là xác đậu nành pha hóa chất độc hại và cả nước mắm.
 
Hạng C
25/3/10
676
23.833
93
em bỏ cà phê lâu rồi bác, giờ ngoài đường đâu có ai bán cà phê nguyên chất đâu
 
Hạng B2
24/9/11
399
15
18
“Phù phép” đậu, bắp thành cà phê

Em uống cafe Trung Nguyên thì sao bác ợ
<h1>“Phù phép” đậu, bắp thành cà phê</h1> Đậu nành, bắp rang cháy pha trộn cùng với hàng chục loại phụ gia, hương liệu hóa học thành các loại bột cà phê đóng gói sang trọng.


Công ty TNHH Thiên Tính chuyên sản xuất cà phê bột các loại, nằm ở khu dân cư ấp Đông Ba, xã Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương. Xưởng rang của công ty rộng gần 150m2 với năm lò rang thủ công. Mỗi lò có thể rang được 150kg, hoạt động hết công suất có thể 3-4 tấn/ngày. Trong xưởng, từ lò rang, hơi xì xịt túa ra, mù mịt khói bụi và bồ hóng.

3 phần cà phê, 7 phần chất độn

Mẻ đậu đầu tiên ra lò, một công nhân tên Đực, phụ trách việc tẩm ướp, đứng chờ sẵn với hai xô hương liệu. Ông Đực giải thích: “Xô màu đen chứa 5kg đường cục và 25kg chất tạo màu caramen. Xô còn lại là hỗn hợp muối, rượu gạo và nước. Hai xô này tẩm cho một tạ rưỡi đậu nành”. Nói xong, ông ta xách hai xô hương liệu, rướn người đổ ụp vào khay trộn.

Chưa đầy một phút sau, những hạt đậu màu nâu thẫm rời rạc bỗng chốc đen xì và dính vào như có keo dán. Tiếp đến, đậu được đổ thẳng xuống nền gạch, hai công nhân mặc quần cụt, đi dép lê từ ngoài nhảy vào thoăn thoắt xúc đậu hất ra tứ phía. Đến phần thu dọn, gạch vụn bị cào bung lên lấm tấm với đậu nhưng không ai buồn nhặt, kể cả nhiều miếng gạch to bằng ngón tay cái. Tất cả đều được đổ vào máy xay trước khi tẩm hương liệu lần hai. Nhà vệ sinh nằm cạnh xưởng. Công nhân đi vệ sinh xong thản nhiên để nguyên cả dép bẩn đạp vào đám đậu như... múa võ.

Công đoạn hai cũng hãi hùng không kém. Đậu nành được đổ vào xay nhỏ rồi chuyển qua máy trộn để tẩm ướp hương liệu. Cạnh thùng phuy rực lửa, một công nhân trực tiếp bê từng thùng bơ công nghiệp màu vàng còn nguyên cả bọc nilông bên ngoài thảy vào thùng phuy đang sôi ùng ục. Bơ nóng chảy thành nước vàng.

Ông Ninh - trưởng nhóm công nhân - múc ra xô khoảng 4 lít tưới lên 150kg đậu. Ông ta cho biết cứ 150kg đậu nành phải cho thêm vào khoảng năm loại hóa chất, hương liệu để chế thành cà phê gồm đường hóa học: 1,2 lạng, vani: 0,5 lạng, tinh 72: 2 lạng, sữa thơm: 4 lạng...

Mỗi sáng, bà Thùy (vợ ông chủ cơ sở) dựa theo đơn đặt hàng của khách sẽ chỉ đạo công nhân pha chế các loại bột cà phê theo công thức cụ thể. Có tới 13 công thức pha chế, ứng với mỗi loại bột cà phê khác nhau. Bột cà phê có giá rẻ nhất (50.000 đồng/kg) chỉ có 16% là cà phê thật, còn lại đậu (chiếm 69%) và bột bắp (chiếm 15%). Ở công thức số 5: cà phê thật chiếm 22%, bắp chiếm 10% và đậu nành là 65%. Còn loại cà phê hảo hạng giá 200.000-300.000 đồng/kg chỉ có 30% là cà phê thật.

20111123151137_caphe4.jpg
Các quy trình “phù phép” đậu nành, bắp rang thành cà phê tại cơ sở Thiên Tính.

Để cho công nhân dễ nhớ 13 công thức, chủ cơ sở viết hẳn ra giấy một bảng liệt kê các công thức chi tiết dán lên tường. Các công nhân khi làm nếu lỡ quên thì chỉ việc nhìn vào đó để cân đong sao cho chính xác.

Cà phê không... cà phê

Cơ sở sản xuất cà phê của ông Chủng (quê ở Thanh Hóa) mang nhãn hiệu Hoàng Hữu, đường TCH 15, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TPHCM, có khả năng chế biến đậu nành, bắp rang với hóa chất trở thành cà phê mà chỉ cần rất ít cà phê thật trộn vào. Mỗi ngày cơ sở này cung cấp cho các quán cà phê, các cửa hàng trong TP 400-500kg cà phê bột.

Thấy công nhân đứng lớ ngớ pha đậu, ông Chủng quát: “Tụi mày chia ba bao đậu nành, bắp được rang sẵn thành mỗi phần 24kg, cho vào khoảng 8 lạng hạt cà phê, rồi trộn đều lên xem nào”. Mỗi mẻ, ông ta cho vỏn vẹn 5kg cà phê hòa chung với 180kg bắp và đậu nành cháy cùng các phụ gia, hương liệu hóa chất là trở thành bột cà phê đóng gói ngay sau đó.

Loại bột cà phê pha trộn giá 50.000 đồng/kg mới có chút ít cà phê “phớt phớt” như vậy. Chứ loại cà phê có giá 40.000 đồng/kg chỉ rặt đậu nành và bắp trộn với phụ gia hóa chất là “phù phép” thành bột cà phê.

Chỉ với hai bao nhân tổng cộng 120kg, ông Chủng cho người trộn thêm vào hơn một can chất lỏng có mùi rượu, hai túi hóa chất bột màu vàng, một túi hóa chất bột màu trắng, hai túi bột hóa chất màu đỏ...

Theo giải thích của chính chủ cơ sở, đây là các phụ gia hóa chất, hương liệu caramen, CNC, đường hóa học, tinh cà phê, bơ công nghiệp... Mỗi túi khoảng 2 lạng. Pha xong, bột đậu nành, bắp rang đen xì bỗng chốc chuyển sang màu nâu có mùi cà phê thơm phức dù không hề có một hạt cà phê nào được trộn vào.

Giao hàng khắp nơi

Tại cơ sở của ông Chủng, cà phê được đóng gói thành phẩm chia thành hai loại, có đặc điểm phân biệt rõ ràng, loại một với giá 50.000-60.000 đồng/kg, loại hai giá 40.000-45.000 đồng/kg. Hằng ngày, nhóm thợ theo ông Chủng đi giao hàng khắp các quận, huyện như Q.12, Phú Nhuận, Gò Vấp, Hóc Môn, Củ Chi...

Ông Chủng dặn: “Nhớ khi chào hàng, cà phê có nhiều giá lắm, loại 50.000 đồng/kg không nhất thiết phải bán đúng giá, có thể nhích thêm một chút. Loại 40.000 đồng/kg cũng vậy”. Đến các quán cà phê lớn nhỏ, ông ta đều chào mời rằng cà phê của mình được sản xuất tại các công ty lớn ở Tây nguyên. Khá nhiều quán đồng ý mua hàng thường xuyên vì giá quá mềm lại được khuyến mãi thêm vài bịch (mỗi bịch 1kg) nếu mua nhiều.

Bà Ngọc Hà, chủ một quán cà phê gần cầu Sài Gòn, nhìn nhận: “Cà phê rẻ như vậy chắc cũng độn đủ thứ. Nhưng một ly cà phê tui bán có mấy ngàn đồng, mua hàng nguyên chất thì lấy lời sao được? Kệ nó, có mùi cà phê là được”. Nơi nào chê, ông Chủng cười khà khà, giải thích: “Trên Tây nguyên mấy bữa nay mưa nhiều quá, cà phê không phơi được, công ty toàn phải sấy. Do vậy nên không được thơm ngon lắm”.

Nguy hại cho sức khỏe

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết các chất độn cà phê như bắp rang, đậu nành bị rang cháy đen sẽ rất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, nếu bắp, đậu nành khi bị rang cháy đen, có mùi khét thì hoàn toàn không còn giá trị dinh dưỡng.

Khi đậu được rang với nhiệt độ cao hoặc bắp cháy sẽ sinh ra nhiều loại chất độc hại. Trong đó, các chất như acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.

Việc các cơ sở sản xuất lạm dụng nhiều chất phụ gia hóa chất với liều lượng quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người dùng. Nếu cho quá nhiều đường hóa học sẽ dẫn tới triệu chứng tiêu chảy. Các chất phụ gia khác cho vượt mức nhiều lần sẽ gây tồn dư các kim loại nặng, các kim loại này sẽ lắng lại ở gan, ruột, thận và dẫn tới các bệnh lý ở các cơ quan này.

(Theo Tuổi trẻ)
 
Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
61
Re:“Phù phép” đậu, bắp thành cà phê

Thời buổi bây giờ không chỉ có "Vạn giả" nữa mà là "một trời giả' bác ợ. Tội nghiệp cho những ai thích cà phê "keo", "sủi bọt" và có "váng bơ".
 
Hạng D
5/7/11
1.542
12
38
Re:“Phù phép” đậu, bắp thành cà phê

Cà kiểu này 1 thời gian là thấy sức khỏe phê thấy rõ luôn.
Tội cho em ngày làm 2 cữ lận. Hic
20.gif
 
Hạng B2
9/7/11
109
1
18
Re:“Phù phép” đậu, bắp thành cà phê

Tốt nhất là uống loại có thương hiệu, tránh các quán cóc ngoài đường
 
Hạng D
19/10/09
4.938
16.140
113
Tel : 0949999684 .
Re:“Phù phép” đậu, bắp thành cà phê

Longbeach09 nói:
Tốt nhất là uống loại có thương hiệu, tránh các quán cóc ngoài đường
- Em hay uống nước suối thôi .Nhiều khi đi mấy quán lớn uống cà phê mà thấy nhờ nhợ ớn quá bác à .
 
Hạng B2
28/10/11
310
91
28
SG-CG
Re:“Phù phép” đậu, bắp thành cà phê

có cả càphe trộn chà là nửa đó các bác
 
Hạng D
26/2/10
3.810
2.500
113
Re:“Phù phép” đậu, bắp thành cà phê

Nước suối giả nhiều cũng cỡ cà phê đó nha bác. Chạy trời không khỏi nắng đâu.:D
PHONG NGUYEN nói:
Longbeach09 nói:
Tốt nhất là uống loại có thương hiệu, tránh các quán cóc ngoài đường
- Em hay uống nước suối thôi .Nhiều khi đi mấy quán lớn uống cà phê mà thấy nhờ nhợ ớn quá bác à .
 
Hạng D
19/10/09
4.938
16.140
113
Tel : 0949999684 .
Re:“Phù phép” đậu, bắp thành cà phê

xekovn1984 nói:
Nước suối giả nhiều cũng cỡ cà phê đó nha bác. Chạy trời không khỏi nắng đâu.:D
PHONG NGUYEN nói:
Longbeach09 nói:
Tốt nhất là uống loại có thương hiệu, tránh các quán cóc ngoài đường
- Em hay uống nước suối thôi .Nhiều khi đi mấy quán lớn uống cà phê mà thấy nhờ nhợ ớn quá bác à .
Uống dừa thị bị hóa chất tẩy ,rồi đường hóa học tụi bán nó thấm vào đầu ống hút.Nước uống đóng chay thì hởi ôi ....Riết rồi không biết mà làm sao hix hix. Em lại hay đi cày toàn ngoài đường không chứ.