Con đường dèo dốc ngày càng trở nên cao hơn để lại phía sau là những bản làng người Mường với đặc trưng của ngôi nhà sàn gỗ, mái lợp lá cọ, những thửa ruộng lúa nước thấp. Quanh nhà người Mường thường trồng những cây công nghiệp có giá trị cao như Quế Cinnamomum cassia, Re hương Cinnamomum parthenoxylon… Đặc biệt là những cây Cọ Livistona chinensis xỏe chiếc ô che bóng mát cho khu vườn ngôi nhà. Mó nước đầu ngõ róc rách không ngửng chảy tắm mát cho những đám ruộng cấy 4 mùa.
Mặc dù thời tiết chỉ bắt đầu lập đông, nhưng những cơn gió lạnh từ phương bắc kéo về đã dồn dập thổi. Càng lên cao không khí lạnh càng cuốn lấy cơ thể ấm áp của chúng tôi, những con người sống ở miền đất không có mùa Đông. Do thay đổi thời tiết đột ngột cơ thể bắt đầu có những phản ứng cục bộ, khuôn mặt nóng bừng, đôi tay run run, thỉnh thoảng người cảm giác ớn lạnh, rùng mình mỗi khi cơn gió lùa vào mặt và chiếc áo lạnh dày cộp. Ven đường từng tốp người lớn và bọn trẻ phong phanh trong chiếc áo mỏng cố gắng xua đi cái lạnh đầu mùa bằng những đống lửa nhỏ. Họ vừa hơ tay vừa xuýt xoa, nhưng không quên gửi đến chúng tôi ánh mắt thân thiện của chủ nhân vùng đất cao nguyên đá hay những cái vẫy tay chào.
Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn chào đón chúng tôi bằng một con đèo dài với rất nhiều khúc cua tay áo đang sửa. Đường xá vốn dĩ đã gập ghềnh bởi rất nhiều ổ gà, ổ voi, nay lại them những đống đá lổn ngổn. Mỗi khi có một chiếc xe hơi chạy qua, khói bụi bốc lên mù mịt và như đang bị ai đó bốc từng nắm bụi đập vào mặt. Nhiều người vượt qua khúc cua té ngã trầy sước hết cả chân tay. Thỉnh thoảng những tiếng chửi thề lại vang lên sau làn khói đẹn kịt của những chiếc nồi nấu nhựa đường đi động. Ở gần giữa con đèo đài thườn thượt, nơi duy nhất còn vài cây thông đá sót lại là khu vực bán các sản vật cho khách du lịch của một vài người Mông. Có lẽ những sản vật đơn sơ này được tìm kiếm trong các khu rừng gần đó và được trồng trong các khu vườn nhà. Những đứa trẻ nằm ngủ nghoẹo đầu trong chiếc địu thổ cẩm sau lưng trong cái nắng chói trang và gió lạnh. Một vài đứa mặt mũi nhem nhuốc vì đất, vì lạnh vì mũi, dãi bết cứng lấy khuôn mặt. Chúng run rẩy vì lạnh khi chỉ khoác trên mình một chiếc áo mỏng tanh.
Chúng tôi dừng lại mua dùm những đứa trẻ một vài nải chuối chin và không quên chia cho chúng một ít kẹo đã chuẩn bị sẵn. Những bé gái đáng thương cảm thấy rất phấn khích khi được nhận vài chiếc kẹp tóc sắc màu. Bọn trẻ nhìn chúng tôi với ánh mắt cảm ơn mặc dù hầu hết chúng không thể nói tiếng Kinh và một phần bẽn lẽn trước những du khách tròn mình trong chiếc áo ấm, găng ta, đôi giày đắt tiền. Tôi quyết định lấy ra 2 chiếc áo thun còn mới tặng cho các bé, mặc dù chiếc áo không đủ ấm nhưng phần nào bớt đi được cái lạnh và trong suốt hành trình tôi nhận ra rằng phải có hang triệu chiếc áo thun mỏng manh ấy mới có thể chia sẻ được một phần cho lũ trẻ trên đường đi mà tôi gặp. Mùa đông lạnh lẽo đang sắp về, đất trời ngày càng trở nên lạnh lẽo hơn khi những đứa trẻ nơi đây rất cần áo ấm. Bất chợt tôi nhận ra sau đám bụi đất mịt mù một đoàn xe sang trọng, đắt tiến đang vượt qua. Cuốn theo đám bụi đất mịt mù một cảm giác lạnh buốt chạy dọc theo thân mình.
Vượt lên gần đỉnh đèo, một khoáng trống thoáng đãng rất hợp cho một vài kiểu ảnh phong cảnh. Bên vệ đường là những đám bông hoa Cúc xuyến chi Bidens pilosa đang khoe sắc và đong đưa cùng gió. Từng đàn Bướm chanh di cư Catopsilia pomona dập dìu thưởng thức bữa trưa. Tôi nhận ra trong đàn bướm ấy có vài con Bướm phù thủy Hestina nama, một loài bướm chỉ thấy phần bố ở phía Bắc và ở độ cao trên 800m. Đây là dịp may hiếm hoi để thu mẫu loài bướm này, máu nghề nghiệp nổi lên, tôi quyết định bắt lấy một cặp, chụp hình và giữ cho riêng mình một vài cá thể để đưa vào bộ sưu tập.
Đang mải mê cùng hoa và bướm tôi không để ý thấy bên đường có hai cô gái người nước ngoài cũng đang thả hồn phiêu bồng theo gió, trời, mây, núi cao nguyên. Anh mắt họ đang dõi theo công việc của tôi một cách chăm chú. Trong lúc tôi đang gấp những mẫu bướm để vào trong hộp, một trong số họ tiến lại phía tôi và hỏi đường đi về Yên Minh. Tôi tạm dừng công việc và vui vẻ giúp cô ấy một cách nhiệt tình vì họ cho biết lần đầu tiên đến Việt Nam và được bạn bè giới thiệu cung đường này. Mốt chút ngại ngần cô ấy muốn chúng tôi giúp sửa dùm chiếc cổ xe máy bị lệch sang một bên và cô ấy giải thích rằng do không quan đi xe gắn máy cũng như đường xá gập ghềnh ở Việt Nam nên họ đã bị té xe tới 4 lần và cô ấy ngỏ ý muốn giúp chạy xe chở cô em đến Yên Minh.
Sau một hồi suy nghĩ, chúng tôi quyết định giúp họ, ví đây là hai cô gái yếu đuối, xinh đẹp, trẻ trung đến từ nước Pháp. Sau này chúng tôi mới biết Họ là hai chị em ruột, cô chi Clemont 25 tuổi là thiết kế mỹ thuật phim và đã từng thiết kế mỹ thuật cho phim “Mùa Đu Đủ” của đạo diễn Việt Kiều Trần Văn Hùng. Cô em Sabina là Thạc sỹ luật.
Lên đến đỉnh đèo thời gian đã quá Ngọ chúng tôi quyết định vào một quán nhỏ để ăn trưa và sắp xếp lại đồ đạc. Đây là lần đầu tiên hai cô gái trẻ người pháp có cơ hội được nếm món phở bò truyền thống của người Việt vùng cao. Họ chén sạch sẽ như chùi và rất mãn nguyện với bữa trưa. Một lần nữa họ nhận thấy sự thân thiện và hiếu khách của chúng tôi, Sabina ngỏ lời muốn được nhập đoàn đi chung và cần sự trợ giúp. Chúng tôi vui vẻ nhận lời vì hành trình còn rất dài, hơn nữa trong những lần đi nước ngoài tôi cũng được sự giúp đỡ rất nhiều của người dân bản địa nên chúng tôi phải có trách nhiệm giúp đỡ họ và quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Hai cô gái Pháp rất phấn khởi và hạnh phúc vì họ có hướng dân viên, phiên dịch miễn phí khi tiếp cận với người Việt bản địa, hay cần tìm hiểu về một sự kiện, cảnh đẹp ở Cao nguyên Đá Hà Giang.
Mặc dù thời tiết chỉ bắt đầu lập đông, nhưng những cơn gió lạnh từ phương bắc kéo về đã dồn dập thổi. Càng lên cao không khí lạnh càng cuốn lấy cơ thể ấm áp của chúng tôi, những con người sống ở miền đất không có mùa Đông. Do thay đổi thời tiết đột ngột cơ thể bắt đầu có những phản ứng cục bộ, khuôn mặt nóng bừng, đôi tay run run, thỉnh thoảng người cảm giác ớn lạnh, rùng mình mỗi khi cơn gió lùa vào mặt và chiếc áo lạnh dày cộp. Ven đường từng tốp người lớn và bọn trẻ phong phanh trong chiếc áo mỏng cố gắng xua đi cái lạnh đầu mùa bằng những đống lửa nhỏ. Họ vừa hơ tay vừa xuýt xoa, nhưng không quên gửi đến chúng tôi ánh mắt thân thiện của chủ nhân vùng đất cao nguyên đá hay những cái vẫy tay chào.
Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn chào đón chúng tôi bằng một con đèo dài với rất nhiều khúc cua tay áo đang sửa. Đường xá vốn dĩ đã gập ghềnh bởi rất nhiều ổ gà, ổ voi, nay lại them những đống đá lổn ngổn. Mỗi khi có một chiếc xe hơi chạy qua, khói bụi bốc lên mù mịt và như đang bị ai đó bốc từng nắm bụi đập vào mặt. Nhiều người vượt qua khúc cua té ngã trầy sước hết cả chân tay. Thỉnh thoảng những tiếng chửi thề lại vang lên sau làn khói đẹn kịt của những chiếc nồi nấu nhựa đường đi động. Ở gần giữa con đèo đài thườn thượt, nơi duy nhất còn vài cây thông đá sót lại là khu vực bán các sản vật cho khách du lịch của một vài người Mông. Có lẽ những sản vật đơn sơ này được tìm kiếm trong các khu rừng gần đó và được trồng trong các khu vườn nhà. Những đứa trẻ nằm ngủ nghoẹo đầu trong chiếc địu thổ cẩm sau lưng trong cái nắng chói trang và gió lạnh. Một vài đứa mặt mũi nhem nhuốc vì đất, vì lạnh vì mũi, dãi bết cứng lấy khuôn mặt. Chúng run rẩy vì lạnh khi chỉ khoác trên mình một chiếc áo mỏng tanh.
Chúng tôi dừng lại mua dùm những đứa trẻ một vài nải chuối chin và không quên chia cho chúng một ít kẹo đã chuẩn bị sẵn. Những bé gái đáng thương cảm thấy rất phấn khích khi được nhận vài chiếc kẹp tóc sắc màu. Bọn trẻ nhìn chúng tôi với ánh mắt cảm ơn mặc dù hầu hết chúng không thể nói tiếng Kinh và một phần bẽn lẽn trước những du khách tròn mình trong chiếc áo ấm, găng ta, đôi giày đắt tiền. Tôi quyết định lấy ra 2 chiếc áo thun còn mới tặng cho các bé, mặc dù chiếc áo không đủ ấm nhưng phần nào bớt đi được cái lạnh và trong suốt hành trình tôi nhận ra rằng phải có hang triệu chiếc áo thun mỏng manh ấy mới có thể chia sẻ được một phần cho lũ trẻ trên đường đi mà tôi gặp. Mùa đông lạnh lẽo đang sắp về, đất trời ngày càng trở nên lạnh lẽo hơn khi những đứa trẻ nơi đây rất cần áo ấm. Bất chợt tôi nhận ra sau đám bụi đất mịt mù một đoàn xe sang trọng, đắt tiến đang vượt qua. Cuốn theo đám bụi đất mịt mù một cảm giác lạnh buốt chạy dọc theo thân mình.
Vượt lên gần đỉnh đèo, một khoáng trống thoáng đãng rất hợp cho một vài kiểu ảnh phong cảnh. Bên vệ đường là những đám bông hoa Cúc xuyến chi Bidens pilosa đang khoe sắc và đong đưa cùng gió. Từng đàn Bướm chanh di cư Catopsilia pomona dập dìu thưởng thức bữa trưa. Tôi nhận ra trong đàn bướm ấy có vài con Bướm phù thủy Hestina nama, một loài bướm chỉ thấy phần bố ở phía Bắc và ở độ cao trên 800m. Đây là dịp may hiếm hoi để thu mẫu loài bướm này, máu nghề nghiệp nổi lên, tôi quyết định bắt lấy một cặp, chụp hình và giữ cho riêng mình một vài cá thể để đưa vào bộ sưu tập.
Đang mải mê cùng hoa và bướm tôi không để ý thấy bên đường có hai cô gái người nước ngoài cũng đang thả hồn phiêu bồng theo gió, trời, mây, núi cao nguyên. Anh mắt họ đang dõi theo công việc của tôi một cách chăm chú. Trong lúc tôi đang gấp những mẫu bướm để vào trong hộp, một trong số họ tiến lại phía tôi và hỏi đường đi về Yên Minh. Tôi tạm dừng công việc và vui vẻ giúp cô ấy một cách nhiệt tình vì họ cho biết lần đầu tiên đến Việt Nam và được bạn bè giới thiệu cung đường này. Mốt chút ngại ngần cô ấy muốn chúng tôi giúp sửa dùm chiếc cổ xe máy bị lệch sang một bên và cô ấy giải thích rằng do không quan đi xe gắn máy cũng như đường xá gập ghềnh ở Việt Nam nên họ đã bị té xe tới 4 lần và cô ấy ngỏ ý muốn giúp chạy xe chở cô em đến Yên Minh.
Sau một hồi suy nghĩ, chúng tôi quyết định giúp họ, ví đây là hai cô gái yếu đuối, xinh đẹp, trẻ trung đến từ nước Pháp. Sau này chúng tôi mới biết Họ là hai chị em ruột, cô chi Clemont 25 tuổi là thiết kế mỹ thuật phim và đã từng thiết kế mỹ thuật cho phim “Mùa Đu Đủ” của đạo diễn Việt Kiều Trần Văn Hùng. Cô em Sabina là Thạc sỹ luật.
Lên đến đỉnh đèo thời gian đã quá Ngọ chúng tôi quyết định vào một quán nhỏ để ăn trưa và sắp xếp lại đồ đạc. Đây là lần đầu tiên hai cô gái trẻ người pháp có cơ hội được nếm món phở bò truyền thống của người Việt vùng cao. Họ chén sạch sẽ như chùi và rất mãn nguyện với bữa trưa. Một lần nữa họ nhận thấy sự thân thiện và hiếu khách của chúng tôi, Sabina ngỏ lời muốn được nhập đoàn đi chung và cần sự trợ giúp. Chúng tôi vui vẻ nhận lời vì hành trình còn rất dài, hơn nữa trong những lần đi nước ngoài tôi cũng được sự giúp đỡ rất nhiều của người dân bản địa nên chúng tôi phải có trách nhiệm giúp đỡ họ và quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Hai cô gái Pháp rất phấn khởi và hạnh phúc vì họ có hướng dân viên, phiên dịch miễn phí khi tiếp cận với người Việt bản địa, hay cần tìm hiểu về một sự kiện, cảnh đẹp ở Cao nguyên Đá Hà Giang.
Cách Quản Bạ khoảng 10km, phí trên đỉnh đèo có một gia đình người Kinh bán rất nhiều các loài cây thuốc được lấy ra từ các khu rừng núi cao lân cận. Họ quảng cáo với những công dụng của cây cỏ chẳng khác nào họ là những nhà nghiên cứu cây thuốc thực thụ. Giá cây thuốc ở đây không hề rẻ, một số loài cây gần như không có tác dụng làm thuốc được bảo vệ trong sách đỏ Việt Nam vẫn được bán một cách công khai, bất chấp luật pháp. Tôi lặng lẽ chụp hình và chia sẻ với các bạn bài viết của đồng nghiệp Nghiêm Đức Trọng, một nhà nghiên cứu cây thuốc chuyên sâu, về loài thực vật sách đỏ loài Gió đất hoa thưa Balanophora laxiflora mà người bán quảng cáo là Bổ dương, Tăng cường sinh lực cho quí ông. Với tôi Quí ông nào THÍCH uống vào chắc chắn sẽ BỔ NGỬA.
Thật ra mình đã nói nhiều về chủ đề này rồi, là cái chủ đề “bổ dương”, cũng chán chán không muốn nói thêm nữa. Nhưng nhiều khi nhìn thấy anh chị em Lang mạng/Lang facebook truyền tai nhau, quảng cáo rầm rộ mà không nói thì nó bực mình. Chủ đề hôm nay là vị thuốc “Tích Dương”: Tích dương được các anh chị lang mạng quảng cáo như sau “Tích dương có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý, hoạt trường mạnh lưng gối, dùng trong trường hợp nam bị liệt dương, phụ nữ bị vô sinh, huyết khô, đại tiện táo bón, lưng gối yếu mỏi”, rồi được anh chị đẩy lên hàng thần dược phòng the, bán với giá khá chát, tầm khoảng 1tr/kg. Thông tin tác dụng này lấy từ đâu? Là do các anh chị tra trong bộ sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi. Nhưng xin thưa với các bạn, trong thật có giả, trong giả có thật. Lần này thì anh chị có tham khảo sách hẳn hoi (không như một số loại mà anh chị tưởng tượng ra), nhưng lại nhầm đối tượng.
Cây Tích dương mà GS. Lợi nói tới là cây Cynomorium songaricum. (họ Cynomoriaceae), trong YHCT Trung Quốc gọi là Tỏa dương (锁阳 suo yang): được dùng bổ thận dương, táo bón (tác dụng ẩm ruột – mịn phân). Loài này không có ở Việt Nam. Bên Trung Quốc cũng chỉ gọi là Tỏa dương, mà không gọi là Tích dương.
Còn loài mà các anh chị rao bán là loài Gioù ñaát nuùi cao Rhopalocnemis phalloides và Gió đất hoa thưa Balanophora laxiflora(họ Balanophoraceae), (Việt Nam gọi Chùy đầu dương hình, Dó đất núi cao, Sơn dương, Trung Quốc gọi là 盾片蛇菰 dun pian she gu - Thuẫn phiến xà cô). Loài này chưa thấy được sử dụng làm thuốc trong YHCT ở Việt Nam. Ở Vân Nam, Trung Quốc, toàn cây được sử dụng để điều trị cảm lạnh thông thường, chấn thương do té ngã, thuốc bổ. Trên thế giới, xem qua thì chỉ có duy nhất một nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa từ hợp chất phenolic của cây này mà thôi (She GM, Hu JB, Zhang YJ, Yang CR., Phenolic constituents from Rhopalocnemis phalloides with DPPH radical scavenging activity, Pharm Biol. 2010 Jan;48(1):116-9).
Nay các anh chị lấy công dụng của một cây để gán cho một cây khác, đẩy nó lên hàng thần dược và bán hàng làm mình rất ái ngại. Vốn nó đã hiếm (được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2007), nay có thể vì thông tin nhảm của anh chị mà có thể đẩy loài này vào nguy cơ tuyệt chủng thật sự. Nói vậy là để các bạn thấy rằng, mình chỉ quan tâm đến sự sinh tồn của loài này thôi, chứ còn tình trạng “lên hay liệt” của các bạn thì mình không có sức mà quản đâu.
Ghi chú lại:
Tỏa dương (Trung Quốc): là loài Cynomorium songaricum không có ở Việt Nam
Tích dương (mà anh chị Lang mạng nói tới): là loài Đầu chùy Rhopalocnemis phalloides và Gió đất hoa thưa Balanophora laxifloracó ở Việt Nam và Trung Quốc.
Tỏa dương (mà Việt Nam ta hay gọi): là các loài thuộc chi Balanophora (cùng họ với loài Rhopalocnemis phalloides). Vốn các loài này ở Việt Nam từ xưa dùng để bổ máu, kích thích ăn ngon, hồi phục sức khỏe, nhức mỏi chân tay, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, chứ không thấy nói đến tác dụng bổ dương. Ở Trung Quốc, dùng một loài phổ biến là Balanophora dioica, với tác dụng điều trị đau lưng do thận yếu, chảy máu (do trĩ, lao phổi), cũng không thấy nói đến tác dụng bổ dương. Tuy nhiên hiện nay, các anh chị gán những biệt danh rất mỹ miều cho nó như Nấm Ngọc cẩu, Nấm tan của nát nhà, rồi Không lên không lấy tiền,…nghe rất chi là hoành tráng (thực ra thì nó không phải là Nấm, mà nó là thực vật hạt kín đàng hoàng), còn mỹ từ “Ngọc cẩu” thì anh chị dịch ra từ tên dân gian của nó là “Cu chó” mà thôi. Và vấn đề “Ngọc cẩu” này cũng nổi lên một số năm gần đây, đặc biệt là từ vụ mấy anh “nhà báo” PR nó lên dữ quá, thành ra người người ngọc cẩu, nhà nhà ngọc cẩu, đến nỗi giờ nó đã trở thành một mặt hàng rất phổ biến trên mạng rồi.
Thời buổi công nghệ này, đặc tính hay tọc mạch/truyền tai nhau càng có cơ hội được nở rộ, rồi ai ai cũng có thể trở thành thầy thuốc, thành nhà tư vấn sức khỏe các kiểu cho cộng đồng, với kiến thức đôi khi góp nhặt không đầy đủ từ google. Nhiều bạn thì lại ác cảm với bác sĩ, dược sĩ chúng tôi, nhưng lại đi tin vô điều kiện các thầy lang mạng, nên có việc gì thì cũng đành chịu thôi. Đấy, chả nói đâu xa, như Thương lục mỹ Phytolacca acinosa mà các anh chị còn bảo nhau là Sâm Hàn Quốc thì cũng đến thua, Muốn Sống mới KHÓ, chứ Muốn Chết thì KHÔNG AI CẢN NỔI
Thật ra mình đã nói nhiều về chủ đề này rồi, là cái chủ đề “bổ dương”, cũng chán chán không muốn nói thêm nữa. Nhưng nhiều khi nhìn thấy anh chị em Lang mạng/Lang facebook truyền tai nhau, quảng cáo rầm rộ mà không nói thì nó bực mình. Chủ đề hôm nay là vị thuốc “Tích Dương”: Tích dương được các anh chị lang mạng quảng cáo như sau “Tích dương có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý, hoạt trường mạnh lưng gối, dùng trong trường hợp nam bị liệt dương, phụ nữ bị vô sinh, huyết khô, đại tiện táo bón, lưng gối yếu mỏi”, rồi được anh chị đẩy lên hàng thần dược phòng the, bán với giá khá chát, tầm khoảng 1tr/kg. Thông tin tác dụng này lấy từ đâu? Là do các anh chị tra trong bộ sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi. Nhưng xin thưa với các bạn, trong thật có giả, trong giả có thật. Lần này thì anh chị có tham khảo sách hẳn hoi (không như một số loại mà anh chị tưởng tượng ra), nhưng lại nhầm đối tượng.
Cây Tích dương mà GS. Lợi nói tới là cây Cynomorium songaricum. (họ Cynomoriaceae), trong YHCT Trung Quốc gọi là Tỏa dương (锁阳 suo yang): được dùng bổ thận dương, táo bón (tác dụng ẩm ruột – mịn phân). Loài này không có ở Việt Nam. Bên Trung Quốc cũng chỉ gọi là Tỏa dương, mà không gọi là Tích dương.
Còn loài mà các anh chị rao bán là loài Gioù ñaát nuùi cao Rhopalocnemis phalloides và Gió đất hoa thưa Balanophora laxiflora(họ Balanophoraceae), (Việt Nam gọi Chùy đầu dương hình, Dó đất núi cao, Sơn dương, Trung Quốc gọi là 盾片蛇菰 dun pian she gu - Thuẫn phiến xà cô). Loài này chưa thấy được sử dụng làm thuốc trong YHCT ở Việt Nam. Ở Vân Nam, Trung Quốc, toàn cây được sử dụng để điều trị cảm lạnh thông thường, chấn thương do té ngã, thuốc bổ. Trên thế giới, xem qua thì chỉ có duy nhất một nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa từ hợp chất phenolic của cây này mà thôi (She GM, Hu JB, Zhang YJ, Yang CR., Phenolic constituents from Rhopalocnemis phalloides with DPPH radical scavenging activity, Pharm Biol. 2010 Jan;48(1):116-9).
Nay các anh chị lấy công dụng của một cây để gán cho một cây khác, đẩy nó lên hàng thần dược và bán hàng làm mình rất ái ngại. Vốn nó đã hiếm (được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2007), nay có thể vì thông tin nhảm của anh chị mà có thể đẩy loài này vào nguy cơ tuyệt chủng thật sự. Nói vậy là để các bạn thấy rằng, mình chỉ quan tâm đến sự sinh tồn của loài này thôi, chứ còn tình trạng “lên hay liệt” của các bạn thì mình không có sức mà quản đâu.
Ghi chú lại:
Tỏa dương (Trung Quốc): là loài Cynomorium songaricum không có ở Việt Nam
Tích dương (mà anh chị Lang mạng nói tới): là loài Đầu chùy Rhopalocnemis phalloides và Gió đất hoa thưa Balanophora laxifloracó ở Việt Nam và Trung Quốc.
Tỏa dương (mà Việt Nam ta hay gọi): là các loài thuộc chi Balanophora (cùng họ với loài Rhopalocnemis phalloides). Vốn các loài này ở Việt Nam từ xưa dùng để bổ máu, kích thích ăn ngon, hồi phục sức khỏe, nhức mỏi chân tay, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, chứ không thấy nói đến tác dụng bổ dương. Ở Trung Quốc, dùng một loài phổ biến là Balanophora dioica, với tác dụng điều trị đau lưng do thận yếu, chảy máu (do trĩ, lao phổi), cũng không thấy nói đến tác dụng bổ dương. Tuy nhiên hiện nay, các anh chị gán những biệt danh rất mỹ miều cho nó như Nấm Ngọc cẩu, Nấm tan của nát nhà, rồi Không lên không lấy tiền,…nghe rất chi là hoành tráng (thực ra thì nó không phải là Nấm, mà nó là thực vật hạt kín đàng hoàng), còn mỹ từ “Ngọc cẩu” thì anh chị dịch ra từ tên dân gian của nó là “Cu chó” mà thôi. Và vấn đề “Ngọc cẩu” này cũng nổi lên một số năm gần đây, đặc biệt là từ vụ mấy anh “nhà báo” PR nó lên dữ quá, thành ra người người ngọc cẩu, nhà nhà ngọc cẩu, đến nỗi giờ nó đã trở thành một mặt hàng rất phổ biến trên mạng rồi.
Thời buổi công nghệ này, đặc tính hay tọc mạch/truyền tai nhau càng có cơ hội được nở rộ, rồi ai ai cũng có thể trở thành thầy thuốc, thành nhà tư vấn sức khỏe các kiểu cho cộng đồng, với kiến thức đôi khi góp nhặt không đầy đủ từ google. Nhiều bạn thì lại ác cảm với bác sĩ, dược sĩ chúng tôi, nhưng lại đi tin vô điều kiện các thầy lang mạng, nên có việc gì thì cũng đành chịu thôi. Đấy, chả nói đâu xa, như Thương lục mỹ Phytolacca acinosa mà các anh chị còn bảo nhau là Sâm Hàn Quốc thì cũng đến thua, Muốn Sống mới KHÓ, chứ Muốn Chết thì KHÔNG AI CẢN NỔI
Chia tay với các thể loại cây thuốc “Cường dương, bại thận” chúng tôi tiếp tục tiến về thị trấn Quản Bạ để ngắm nhìn kiệt tác của thiên nhiên. Từ trên cao những thửa ruộng lúa nước đã thu hoạch, tuy không còn màu vàng rực vào mùa lúa chin hay xanh ngát một màu xanh đương thì con gái. Những ô ruộng với nhiều hình dạng không đồng nhất về kích thước, màu sắc cũng tạo nên một nét chấm phá đáng để ngắm nhìn và đây rồi đôi gò bồng đảo của Tiên nữ giáng trần đang thi gan cùng tuế nguyệt. Chúng tôi ngắm nhìn và kể cho Clemont, Sabina về câu truyện truyền thuyết Núi Đôi - Truyện kể rằng xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt đã níu giữ trái tim của một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.
Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ hoa của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ.
Hai quả núi đó được gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên. Nhờ dòng sữa của nàng, vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, hoa quả thơm ngon, rau trái xanh tươi, lúa ngô tươi tốt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng trôi trên biển đá tai mèo, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.
Chúng tôi không ở lại thị trấn Quản Bạ vì đến Yên Minh đường còn dài, hơn nữa còn rất nhiều cảnh đẹp của núi rừng Tây Bắc hớp hồn những vị khách lãng du. Chúng tôi cũng không vào thăm hang Lùng Khúy vì với tôi nếu hang động đá vôi chắc chắn không nơi đâu trên trái đất này có thể sánh ngang với Phong Nha – Kẻ Bàng.
Hà Giang mùa này vào cuối vụ của mùa hoa Tam giác mạch Fagopyrum esculentum. Hầu hết trên những đám ruộng trồng loài hoa này chỉ còn lác đác vài bong cuối vụ. Nhưng thật may mắn bên kia sườn đồi vẫn còn một đám ruộng Tam giác mạch đang rực rỡ trổ bong. Chúng tôi quyết định dừng xe và quyết tâm lội bộ qua một đoạn đường khá dài để cùng nhau chiêm ngưỡng loài hoa của người nghèo cao nguyên đá. Clemont và Sabina rất hồ hởi và bước nhanh về phía núi, mặc dù trên trán người nào cũng lấm tấm giọt mồ hôi. Sau khi xin phép chủ nhà và gửi một ít tiền mua quà cho lũ trẻ, chúng tôi thoải mái được ngắm, nhìn sờ và ôm những đám hoa đang nở rực vào lòng một cách thèm khát. Hai cô gái xinh đẹp chủ nhà còn sẵn sang mặc đồ lễ hội để chụp hình cùng chúng tôi. Đây có lẽ là những tấm hình ưng ý nhất trong ngày và là một trong những kỷ niệm khó quên của Sabina và Clemont vì lần đầu tiên trong đời họ được đến thăm một ngôi nhà người Mông bản địa và chơi đùa cùng lũ trẻ con.
Trời đã về chiều, quãng đường từ đây đến Yên Minh còn hơn 40km. Chúng tôi phải chia tay vị gia chủ người Mông hiếu khách và hai thiên thần nhỏ xinh đẹp, chia tay vườn hoa tam giác mạch đang rực rỡ trong gió heo may và nắng chiều như dát vàng trên đỉnh núi. Vượt qua cây câu bê tông bắc qua dòng sông Miện với dòng chảy hiền hòa và không còn hung dữ, cuồn cuộn, đục ngàu như vào mùa mưa. Khu vực ngã ba là nơi bán buôn các sản vật hoa trái, cây thuốc, mật ong của người Mông. Chúng tôi dừng lại chọn cho mình một ít trái cây (không phải của Tàu Khựa) mang theo phòng khi đói dọc đường.
Clemont bị hấp dẫn tột độ với một loại mật ong cứng như đá và đóng thành từng khối lớn, vàng rực, thơm lừng. Phía ngoài có phú rêu khô, và sáp của tổ ong mật. Tôi cũng bị bất ngờ vì trong đời làm nghiên cứu tôi chưa bao giờ gặp loại mật ong kỳ lạ, thơm đến thế. Tôi nêm thử một cảm giác ngọt nhẹ, không gặt như mật ong dạng lỏng. Khối mật ong được cấu tạo bới những lỗ khí khổng dạng đường phổi ở vùng Quảng Ngãi.
Một lúc săm soi và được người bán hang giới thiệu là Mật ong đá, một đặc sản quí hiếm ở Hà Giang có giá bàn 200k/kg. Không lưỡng lự Clemont mua 1/2kg, nhưng giác quan nghiên cứu của tôi thì vẫn nghi ngờ sự thật về loại mật ong này và vì giá bán chỉ bằng ½ mật ong dạng lỏng. Tôi quyết định mua nửa kg 100.000vnđ và tin rằng nếu là mật ong giả, thì đây là bài học mua bán rẻ nhất cuộc đời mà tôi phải trả giá để tìm ra sự thật. Trong tự nhiên xét về cấu trúc tổ ong thì không thể có kiểu cấu trúc tổ ong và mật ong đá giống như hinh này. Nếu mật ong đá có thật nó là những hạt nhỏ được đựng trong các ống mật ong hình trụ lục lăng hai phía và trên thành mặt phẳng của tổ ong được xếp đều bởi cấu trúc tổ ong mật. Dĩ nhiên dù có bốc hơi đông cứng thành đá thì cũng vẫn không tạo khối đồng nhất, màu vàng ươm và có các lỗ khí khổng. Mật ong được kết tinh trong quá trình phản ứng hóa học nhiệt giữa Phấn hoa và Amoniac. Chính vì vậy gần như có chưa đến 1% lượng nước chứa trong mật ong và việc bốc hơi, đông cứng, hóa đá tạo thành khối rắn chắc là không thể.
(Khi về đến khách sạn ở Yên Minh tôi có đủ thời gian và dữ liệu để khẳng định linh cảm của mình là đúng. Đây là loài mật ong giả được Made in China nhập về Việt Nam lừa bán cho khách du lịch và có nhiều người, trong đó có nhiều bạn bè của tôi đã từng mua đến hang chục kg làm quà. Tôi phải thừa nhận độ làm giả tinh xảo, cực kỳ tinh xảo của bọn Khựa bẩn bựa và để thằng Thổ đã mổ thằng Kinh)
Bản chất của mật ong đá được làm như sau: Nguyên liệu bột đá, bột ngô (mèn mén, ngũ cốc), keo, đường, hương liệu mật ong, rêu rừng và các thành phần khác… Bạn cứ thử nghĩ xem, nếu những nguyên liệu kia khi ăn (uống) vào cơ thể, các hợp chất thô không được tan (mật ong đá ngâm nước sẽ tan ở dang thô, nhưng các hợp chất hóa học không tan các bạn nhé) thì cơ thể có lợi hay có hại.? Sau khi bột ngô, bột đá, đường, hương liệu,… được cho vào thùng, khuấy đều. Dung dịch này được đổ vào 1 khuân (thùng) đã cố định những mảng rêu rừng trên thành, nhỏ dung dịch keo. Chỉ cần khoảng 15 phút là hỗn hợp dung dịch bắt đầu kết tủa, khối rắn này dùng dao băm nhỏ thành các mảng có khối lượng 0.5kg, 1kg,… để trở thành mật ong đá bán trên thị trường.
Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ hoa của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ.
Hai quả núi đó được gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên. Nhờ dòng sữa của nàng, vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, hoa quả thơm ngon, rau trái xanh tươi, lúa ngô tươi tốt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng trôi trên biển đá tai mèo, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.
Chúng tôi không ở lại thị trấn Quản Bạ vì đến Yên Minh đường còn dài, hơn nữa còn rất nhiều cảnh đẹp của núi rừng Tây Bắc hớp hồn những vị khách lãng du. Chúng tôi cũng không vào thăm hang Lùng Khúy vì với tôi nếu hang động đá vôi chắc chắn không nơi đâu trên trái đất này có thể sánh ngang với Phong Nha – Kẻ Bàng.
Hà Giang mùa này vào cuối vụ của mùa hoa Tam giác mạch Fagopyrum esculentum. Hầu hết trên những đám ruộng trồng loài hoa này chỉ còn lác đác vài bong cuối vụ. Nhưng thật may mắn bên kia sườn đồi vẫn còn một đám ruộng Tam giác mạch đang rực rỡ trổ bong. Chúng tôi quyết định dừng xe và quyết tâm lội bộ qua một đoạn đường khá dài để cùng nhau chiêm ngưỡng loài hoa của người nghèo cao nguyên đá. Clemont và Sabina rất hồ hởi và bước nhanh về phía núi, mặc dù trên trán người nào cũng lấm tấm giọt mồ hôi. Sau khi xin phép chủ nhà và gửi một ít tiền mua quà cho lũ trẻ, chúng tôi thoải mái được ngắm, nhìn sờ và ôm những đám hoa đang nở rực vào lòng một cách thèm khát. Hai cô gái xinh đẹp chủ nhà còn sẵn sang mặc đồ lễ hội để chụp hình cùng chúng tôi. Đây có lẽ là những tấm hình ưng ý nhất trong ngày và là một trong những kỷ niệm khó quên của Sabina và Clemont vì lần đầu tiên trong đời họ được đến thăm một ngôi nhà người Mông bản địa và chơi đùa cùng lũ trẻ con.
Trời đã về chiều, quãng đường từ đây đến Yên Minh còn hơn 40km. Chúng tôi phải chia tay vị gia chủ người Mông hiếu khách và hai thiên thần nhỏ xinh đẹp, chia tay vườn hoa tam giác mạch đang rực rỡ trong gió heo may và nắng chiều như dát vàng trên đỉnh núi. Vượt qua cây câu bê tông bắc qua dòng sông Miện với dòng chảy hiền hòa và không còn hung dữ, cuồn cuộn, đục ngàu như vào mùa mưa. Khu vực ngã ba là nơi bán buôn các sản vật hoa trái, cây thuốc, mật ong của người Mông. Chúng tôi dừng lại chọn cho mình một ít trái cây (không phải của Tàu Khựa) mang theo phòng khi đói dọc đường.
Clemont bị hấp dẫn tột độ với một loại mật ong cứng như đá và đóng thành từng khối lớn, vàng rực, thơm lừng. Phía ngoài có phú rêu khô, và sáp của tổ ong mật. Tôi cũng bị bất ngờ vì trong đời làm nghiên cứu tôi chưa bao giờ gặp loại mật ong kỳ lạ, thơm đến thế. Tôi nêm thử một cảm giác ngọt nhẹ, không gặt như mật ong dạng lỏng. Khối mật ong được cấu tạo bới những lỗ khí khổng dạng đường phổi ở vùng Quảng Ngãi.
Một lúc săm soi và được người bán hang giới thiệu là Mật ong đá, một đặc sản quí hiếm ở Hà Giang có giá bàn 200k/kg. Không lưỡng lự Clemont mua 1/2kg, nhưng giác quan nghiên cứu của tôi thì vẫn nghi ngờ sự thật về loại mật ong này và vì giá bán chỉ bằng ½ mật ong dạng lỏng. Tôi quyết định mua nửa kg 100.000vnđ và tin rằng nếu là mật ong giả, thì đây là bài học mua bán rẻ nhất cuộc đời mà tôi phải trả giá để tìm ra sự thật. Trong tự nhiên xét về cấu trúc tổ ong thì không thể có kiểu cấu trúc tổ ong và mật ong đá giống như hinh này. Nếu mật ong đá có thật nó là những hạt nhỏ được đựng trong các ống mật ong hình trụ lục lăng hai phía và trên thành mặt phẳng của tổ ong được xếp đều bởi cấu trúc tổ ong mật. Dĩ nhiên dù có bốc hơi đông cứng thành đá thì cũng vẫn không tạo khối đồng nhất, màu vàng ươm và có các lỗ khí khổng. Mật ong được kết tinh trong quá trình phản ứng hóa học nhiệt giữa Phấn hoa và Amoniac. Chính vì vậy gần như có chưa đến 1% lượng nước chứa trong mật ong và việc bốc hơi, đông cứng, hóa đá tạo thành khối rắn chắc là không thể.
(Khi về đến khách sạn ở Yên Minh tôi có đủ thời gian và dữ liệu để khẳng định linh cảm của mình là đúng. Đây là loài mật ong giả được Made in China nhập về Việt Nam lừa bán cho khách du lịch và có nhiều người, trong đó có nhiều bạn bè của tôi đã từng mua đến hang chục kg làm quà. Tôi phải thừa nhận độ làm giả tinh xảo, cực kỳ tinh xảo của bọn Khựa bẩn bựa và để thằng Thổ đã mổ thằng Kinh)
Bản chất của mật ong đá được làm như sau: Nguyên liệu bột đá, bột ngô (mèn mén, ngũ cốc), keo, đường, hương liệu mật ong, rêu rừng và các thành phần khác… Bạn cứ thử nghĩ xem, nếu những nguyên liệu kia khi ăn (uống) vào cơ thể, các hợp chất thô không được tan (mật ong đá ngâm nước sẽ tan ở dang thô, nhưng các hợp chất hóa học không tan các bạn nhé) thì cơ thể có lợi hay có hại.? Sau khi bột ngô, bột đá, đường, hương liệu,… được cho vào thùng, khuấy đều. Dung dịch này được đổ vào 1 khuân (thùng) đã cố định những mảng rêu rừng trên thành, nhỏ dung dịch keo. Chỉ cần khoảng 15 phút là hỗn hợp dung dịch bắt đầu kết tủa, khối rắn này dùng dao băm nhỏ thành các mảng có khối lượng 0.5kg, 1kg,… để trở thành mật ong đá bán trên thị trường.
Vượt qua những con đường quanh co, uốn lượn, đồi thông trong cái lạnh và con đường mờ, tối. Do lần đầu chạy xe trên con đường lạ, mọi người không dám tăng ga, chúng tôi đến Yên Minh khi thị trấn đã lên đèn, các quan ăn đã bắt đầu đóng cửa, khách sạn cũng không còn muốn nhận khách vì quá đông. Hơn nữa khách sạn ở đây không thích khách nước ngoài lắm vì bất đồng ngôn ngữ cũng như họ không muốn rắc rối khai báo thủ tục với chính quyền.
Thuyết phục một hồi chị chủ khách sạn mới đồng ý cho thuê phòng và ngoài việc trở thành guider bất đắc dĩ tôi kiêm luôn phiên dịch với các thể loại nói tiếng Anh từ nhiều quốc gia. Muốn nằm ngủ một giấc thẳng cẳng, nhưng thỉnh thoảng lại bị chủ khách sạn dựng dậy để giúp họ. Chị chủ khách sạn thấy mình nhiệt tình nên giảm hẳn 50% tiền phòng.
Chúng tôi thức dậy khá sớm, nhưng hôm nay thời tiết có mưa phùn vào sáng sớm nên nhiệt độ xuống thấp khiến cho những kẻ sống ở nơi mà không có mùa Đông run lên bần bật. Phía trước còn cả một hành trình dài và còn nhiều điều hấp dẫn khiến cho chúng tôi hào hứng trở lại để tiếp tục hành trình đến Đồng Văn.
Đường lên cao nguyên đá thật đẹp, những dãy núi cao hùng vĩ trải đầy nắng vàng, trơ trụi toàn đá và đá. Thỉnh thoảng một vài đám rừng da beo còn sót lại lưng chừng đồi, còn lại hầu hết các đỉnh núi hoàn toàn biến mất. Trong 20 năm qua gần 20% rừng tự nhiên ở Việt Nam bị cạn kiệt. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất. Người dân phá rừng làm nương rẫy thì ít các chính sách phá rừng mở rộng tầm nhìn cho bà con dân tộc thì nhiều. Hàng triệu m3 gỗ nặng nề được kéo về xuôi, nhưng hạt muối nhỏ bé thì khó có thể trở ngược. Hà Giang cũng không phải là một tỉnh ngoại lệ, chỉ cần nhìn các dãy núi và các mảng rừng còn sót lại chúng ta thừa nhận với nhau rằng Về Cơ Bản … Chúng ta Hoàn thành việc Phá rừng.
Mùa này những bông hoa Bạc hà Elsholtzia communis đua nhau khoe sắc trên khắp cao nguyên đá. Tinh dầu Bạc là là một loại tinh dầu rất thơm dùng trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Hoa Bạc hà không chỉ có hương thơm dịu ngọt, làm đẹp cho đời, cho người, cho cao nguyên đá Đồng Văn mỗi khi gió đông về mà hoa Bạc hà còn giúp cho những đàn ong chăm chỉ kiếm mật ngọt cho đời. mật ong bạc hà thơm mui vị rất đặc trưng, vị ngọn thanh, không gắt rất tốt để chữa các căn bệnh hô hấp khi Đông về.
Nhiều trại nuôi ong của người dân được dựng lên trên các sườn đồi thoai thoải. Nuôi ong lấy mất là một nghề nhẹ nhàng, nhưng không kém nhọc nhắn. Chúng tôi ghé thăm một trại nuôi ong để tìm hiểu công việc của họ. Giá một lít mật ong bán ngay tại trại nuôi chỉ 300.000đ. Sabina va Clemont không bỏ lỡ cơ hội này để tự thưởng cho mình một chén mật nhỏ miễn phí của chủ trại ong và mua cho mình mỗi người 1 lít để làm quà tặng cho người thân nơi quê nhà. Lần đầu tiên được nếm thứ mật ong Bạc hà đặc sản của vùng cao tôi như cảm nhận được uống cả tinh túy của đất, trời và cây cỏ Hà Giang thấm vào thanh quản.
Càng lên cao thời tiết càng trở nên lạnh hơn, mặc dù trời đã hửng nắng, chiếc áo lạnh của chúng tôi không đủ ấm mà phải mặc thêm vài lớp. Hai bàn tay lạnh cóng gần như không muốn vặn tay ga, mặc dù đôi găng tay giả da dày cộp đã được chùm kín. Phản ứng với thời tiết lạnh dưới 10 độ c khuôn mặt tôi bắt đầu cảm giác nóng bừng, nhưng sờ vào thì lạnh ngắt. Phong cảnh cao nguyên Đá ngày càng đẹp và hấp dẫn khiến chiếc máy ảnh của tôi hoạt động hết công xuất để thỏa chí phiêu bồng.
Thuyết phục một hồi chị chủ khách sạn mới đồng ý cho thuê phòng và ngoài việc trở thành guider bất đắc dĩ tôi kiêm luôn phiên dịch với các thể loại nói tiếng Anh từ nhiều quốc gia. Muốn nằm ngủ một giấc thẳng cẳng, nhưng thỉnh thoảng lại bị chủ khách sạn dựng dậy để giúp họ. Chị chủ khách sạn thấy mình nhiệt tình nên giảm hẳn 50% tiền phòng.
Chúng tôi thức dậy khá sớm, nhưng hôm nay thời tiết có mưa phùn vào sáng sớm nên nhiệt độ xuống thấp khiến cho những kẻ sống ở nơi mà không có mùa Đông run lên bần bật. Phía trước còn cả một hành trình dài và còn nhiều điều hấp dẫn khiến cho chúng tôi hào hứng trở lại để tiếp tục hành trình đến Đồng Văn.
Đường lên cao nguyên đá thật đẹp, những dãy núi cao hùng vĩ trải đầy nắng vàng, trơ trụi toàn đá và đá. Thỉnh thoảng một vài đám rừng da beo còn sót lại lưng chừng đồi, còn lại hầu hết các đỉnh núi hoàn toàn biến mất. Trong 20 năm qua gần 20% rừng tự nhiên ở Việt Nam bị cạn kiệt. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất. Người dân phá rừng làm nương rẫy thì ít các chính sách phá rừng mở rộng tầm nhìn cho bà con dân tộc thì nhiều. Hàng triệu m3 gỗ nặng nề được kéo về xuôi, nhưng hạt muối nhỏ bé thì khó có thể trở ngược. Hà Giang cũng không phải là một tỉnh ngoại lệ, chỉ cần nhìn các dãy núi và các mảng rừng còn sót lại chúng ta thừa nhận với nhau rằng Về Cơ Bản … Chúng ta Hoàn thành việc Phá rừng.
Mùa này những bông hoa Bạc hà Elsholtzia communis đua nhau khoe sắc trên khắp cao nguyên đá. Tinh dầu Bạc là là một loại tinh dầu rất thơm dùng trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Hoa Bạc hà không chỉ có hương thơm dịu ngọt, làm đẹp cho đời, cho người, cho cao nguyên đá Đồng Văn mỗi khi gió đông về mà hoa Bạc hà còn giúp cho những đàn ong chăm chỉ kiếm mật ngọt cho đời. mật ong bạc hà thơm mui vị rất đặc trưng, vị ngọn thanh, không gắt rất tốt để chữa các căn bệnh hô hấp khi Đông về.
Nhiều trại nuôi ong của người dân được dựng lên trên các sườn đồi thoai thoải. Nuôi ong lấy mất là một nghề nhẹ nhàng, nhưng không kém nhọc nhắn. Chúng tôi ghé thăm một trại nuôi ong để tìm hiểu công việc của họ. Giá một lít mật ong bán ngay tại trại nuôi chỉ 300.000đ. Sabina va Clemont không bỏ lỡ cơ hội này để tự thưởng cho mình một chén mật nhỏ miễn phí của chủ trại ong và mua cho mình mỗi người 1 lít để làm quà tặng cho người thân nơi quê nhà. Lần đầu tiên được nếm thứ mật ong Bạc hà đặc sản của vùng cao tôi như cảm nhận được uống cả tinh túy của đất, trời và cây cỏ Hà Giang thấm vào thanh quản.
Càng lên cao thời tiết càng trở nên lạnh hơn, mặc dù trời đã hửng nắng, chiếc áo lạnh của chúng tôi không đủ ấm mà phải mặc thêm vài lớp. Hai bàn tay lạnh cóng gần như không muốn vặn tay ga, mặc dù đôi găng tay giả da dày cộp đã được chùm kín. Phản ứng với thời tiết lạnh dưới 10 độ c khuôn mặt tôi bắt đầu cảm giác nóng bừng, nhưng sờ vào thì lạnh ngắt. Phong cảnh cao nguyên Đá ngày càng đẹp và hấp dẫn khiến chiếc máy ảnh của tôi hoạt động hết công xuất để thỏa chí phiêu bồng.
Tôi không còn bất cứ ca từ nào để diễn tả cảnh đẹp, sự hùng vĩ của một non nước Việt dấu yêu. Hãy để những tấm hình chân thật này thay lời muốn nói. Mặc dù ngay cả những tấm hình này cũng chỉ thỏa mãn được một phần rất nhỏ về Cao nguyên đá Đồng Văn.
Kế hoạch đi Hà Giang của chúng tôi lúc đầu chỉ là 3 ngày và sau đó 4 ngày còn lại chúng tôi sẽ đi cung đường dài đến Sapa. Nhưng để trải nghiệm và có thể viết một bài sâu về chuyến đi chắc chắn phải mất nhiều tuần. Cuối cùng chúng tôi quyết định dành hẳn 1 tuần cho chuyến đi vì với thì 3 ngày thực sự là chỉ có thể chạy xe và chạy xe. Tôi cũng nói rõ kế hoạch này với Clemont và Sabin và cả hai bạn trẻ ấy nhiệt tình ủng hộ.
Vượt qua nhà của Pao và nhà Vương chúng tôi không dừng lại. Tôi muốn một trải nghiệm khác hẳn cảm giác gặp PAO và VƯƠNG được thấy trên phim của đạo diễn Ngô Quang Hải. Chúng tôi muôn gặp họ ở một góc khác, góc thật những công việc đang diễn ra hằng ngày, con người thật họ đang sống, ngôi bếp thật hàng ngay họ đã gắn bó cả đời vào đó từ ăn, ngủ, đến nấu ăn cho chồng, con. Chúng tôi muốn được đụng vào góc khuất mà phim ảnh không diễn tả được. Để cảm nhận cuộc sống đời thường chân chất của con người vùng cao, đặc biệt là những người phụ nữ chân yếu tay mềm
Tôi đề nghị với Sabine và Clemont vào thăm một ngôi nhà người Mông nằm ngay bên sườn núi. Cả 2 bất ngờ đến nỗi cô ta cứ hỏi đi hỏi lại Are you sure ?? kiến tôi phát cáu. Chúng tôi bỏ xe bên vệ đường và vác ba lô leo lên một ngôi nhà gần nhất. Rất may mắn bà chủ nhà cho phép chúng tôi tham quan và bà ấy còn biết nói một ít tiếng Kinh. Sabine rất thích thú xăm soi và ngắm nhìn bộ áo váy được phơi trước hiên nhà, cô ấy dương như muốn mặc thử. Clemont và Thương thì chỉ quan tâm đến ngôi nhà, lũ trẻ. Vì đây là lần đầu tiên được đến thăm một gia đình người Mông, các cô gái đặt ra rất nhiều câu hỏi đến nỗi họ quên béng việc phải chia quà cho mấy đứa nhỏ. Tôi cố gắng hỏi gia chủ bằng miệng, tay, chân và toàn bộ cơ thể để giải thích cho những người bạn đến từ nước Pháp.
Clemont cứ làm như nhà mình cô ấy xông vào khắp nơi, từ phòng ngủ chật trội, nhà bếp tối tăm đến chuồng dê, chuồng lợn và bầy gà. Chiếc máy ảnh cá nhân của Clemont làm việc không ngừng nghỉ. Tôi phải giải thích cho cô ấy và giảm sự phấn khích của bạn vì có thể có những phong tục mà chúng ta không biết sẽ làm gia chủ phật lòng.
Cả nhà đều đã lên nương, chỉ còn 3 đứa trẻ và người mẹ già, họ ngồi xung quanh bếp lửa. Họ đang ăn bữa sáng gồm mèn mén và rau cải. Chúng tôi gửi biếu gia chủ ít tiền và được mời uống rượu ngô. Mỗi người một ly, rượu ngô rất ngon bởi vì lâu lắm rồi tôi chưa có dịp thưởng thức lại hương vị của nó.
Không muốn nàn lại quá lâu, chúng tôi chia tay bà chủ nhà người Mông thân thiện và hiếu khách. Trước khi bước ra khỏi cửa gia chú còn cố mời tôi một ly cuối và hẹn ngày trở lại. Tiếp tục tiến về phía đỉnh đèo, một khu vực có một bãi đá rất đẹp để cho du khách qua đây chụp hình. Dừng lại nghỉ ngơi một chút và cả nhóm thưởng thức món bánh bột tam giác mạch. Rất ngon và dễ ăn 20.000vnd cho một ổ bánh to chỉ một lúc là hai ổ bánh đã vào bụng.
Tôi để ý tới một bạn người Mông mặc một bộ đồ đặc trưng của họ. Tôi tiến tới, chào xã giao và hỏi thăm đường. Rất nhiệt tình chỉ cho tôi chi tiết ngọn ngành các cung đường đẹp. Tôi mời bạn ấy một ly rượu ngô và một xiên thịt lợn và vài quả trứng nướng. Lúc đầu anh ấy khá dè đặt nhưng khi có hơi men vào chúng tôi chém gió rất vui vẻ. Páo là một thanh niên người Mông 34 tuổi, có vợ 2 con. Páo mời tôi về nhà anh ấy cách đây 5km trong một thung lũng rất sâu và sát biên giới để ăn mèn mén, uống rượu ngô, thăm cột mốc biên giới. Chi mới dịch được vài câu Clemont và Sabine đồng ý ngay lập tức. Tôi nói với Páo rằng chúng tôi sẽ mời cả nhà anh bữa trưa ngày hôm nay, trừ rượu và mèn mén.
Ba cô gái mua hẳn 2kg thịt heo ba chỉ của người Mông, nhưng Páo lại muốn đổi 1kg lấy mỡ nguyên khối. Tôi đồng ý ngay vì tôi hiểu người Mông rất thích thịt mỡ để ăn với mèn mén và thịt mỡ tốt cho việc giữ ấm cơ thể. Chạy xe khoảng 20 phút mới đến nhà Páo một căn nhà đẹp nhất trong bản với khoảng 30 nóc nhà. Xung quanh nhà Páo là những ngôi nhà nhó, họ đều là bà con, dòng họ của Páo. Chúng tôi được phép thăm toàn bộ căn nhà với sự hướng dẫn tận tình của bố Páo. Một người đàn ông khá béo tốt và có dòng họ chú bác với Vua người Mông. Căn nhà được xây dựng hơn 40 năm, tường bằng đất dày đến 50cm. Tường đất rất ấm vào mùa đông và rất mát vào mùa hè. Sabine và Clemont cảm thấy rất thích thú khi khám phá và học hỏi được rất nhiều điều thú vị từ căn nhà. Thương tiếp tục làm phiên dịch những với giọng Nam bộ đặc sệt của cô ấy khiến vị gia chủ rất khó để hiểu. Bố Páo rất tự hào về dòng họ cũng như về Páo vì bạn ấy đã hoàn thành khóa học Trung cấp nông nghiệp Hà Giang và hiện là trưởng ban Nông nghiệp của xã. Bố Páo cũng nói rất nhiều về ngôi nhà, những kỷ niệm của ông một thời cầm súng chống quân Trung quốc xâm lược để bảo vệ quê hương, đất nước và những đau thương mất mát của chuộc chiên tranh phi nghĩa này.
Tôi và Páo chạy đi mua thêm 1 con gà ở gần đó. Đến nhà một người Mông bán gà thì đúng vào một đám giỗ. Cả nhà đang ăn và uống rượu, họ bắt phải uống 3 chén rượu ngô mới bán. Uống xong, xách con gà về mà sa sẩm mặt mày vì rượu. Với lòng hiếu khách Páo nhờ em trai cùng làm bữa trưa mà nhất quyết không cần sự trợ giúp của chúng tôi. Clemont và Sabine được dịp thoải mái xem cách người Mông nấu rượu ngô, làm mèn mén, phụ nấu cám lợn, cắt cỏ cho bò ăn và cảm nhận mùi hôi ngai ngái của phân bò, phân heo và cỏ khô hoàn quyện vời căn nhà đầy bồ hóng ẩm thấp. Rất nhiều cầu hỏi của hai cô gái trẻ người pháp được đặt ra như: Tại sao không vệ sinh phòng bệnh, quét dọn nhà cửa, không đặt bếp trong nhà và tại sao lại nuôi heo, trâu bò gần nhà, trong chuồng rất kín vv. Tôi giải thích với các bạn ấy rằng đấy là phong tục tập quán từ muôn đời của người Mông. Họ còn nghèo tài sản lớn nhất của họ là gia súc, mà mùa đông đến lũ già súc rất dễ chết nên phải sống gần nhà để chăm sóc, bảo vệ…Rất may là các bạn gái chưa chưa đi vệ sinh chứ không thì ... chết zấc khi vào nhà vệ sinh hehehe.
Bữa trưa chuẩn bị được dọn ra gồm mèn mén, gà luộc, bắp cải xào, thịt heo xào và không thiếu bình rượu ngô 5 lít. Sabine thông báo nhà mình có thêm người, một người phụ nữ lớn tuổi, mặc bộ đồ mông truyền thống, đang còng lưng vác bó củi rất nặng. Mẹ của Páo, mới đi nương về, bà ấy không biết nói tiếng Kinh nhưng rất vui vẻ và thân thiên với khách. Chúng tôi bắt đầu dùng bữa trưa cùng rượu, tất cả mọi người đều phải uống rượu trước khi ăn. Hôm nay có 3 người phụ nữ được ngồi chung mâm và được uống rượu chắc chắn là một ngoại lệ của bữa ăn truyền thống người Mông. Mẹ của Páo cũng lấy cho mình một ít rau cải và mèn mén đi về phía bếp. Sabine hỏi tôi tại sao bà ấy không ngồi ăn chung hay bà ấy giận dỗi ???. Páo nói rằng mẹ của anh ngại ngùng vì có khách và không nói được tiếng người kinh và tôi dịch nguyên văn cho Clemont và Sabine. Nhưng có một sự thật đau lòng mà chắc chắn trong những người khách chỉ có mình tôi biết…
Thân phận người phụ nữ Mông thật hèn kém và đáng thương ! Hình ảnh người mẹ của Páo ngồi ăn một mình nơi bếp lửa khiến cho tôi nhớ về nhân vật Pao trong bộ phim của Đạo diễn Ngô quang Hải. Trong phim là những sắc màu rực rỡ của mùa hoa cải vàng rực, mùa hoa tam giác mạch tìm hồng, màu hoa ban trắng muốt, những bộ quần áo sặc sỡ, điệu đàng của hoa văn thổ cẩm khoác trên người Pao ... chỉ là ước mơ không có thật của biết bao người phụ nữ Mông. Chỉ là phim ảnh, chỉ là sự huyễn hoặc trong mơ, nó hoàn toàn xa với ngoài đời thực. Hôm nay tôi lại gặp một người phụ nữ Mông ngồi ăn bên bếp lửa một mình trong khi cả đám đàn ông và khách đang ăn uống cười đùa vui vẻ như nhiều lần tôi đã từng gặp. Tôi không muốn giải thích cho những cô gái đi cùng, mà để họ tự tìm hiểu và cảm nhận. Bởi vì hành trình còn dài và còn phải đến nhiều nhà người Mông khác.
Hà Giang lắm đèo, nhiều dốc do cấu trúc địa tầng là núi đá cao, dựng đứng khiến cho người phụ nữ nơi đây ngày ngày phải gồng mình gùi trên vai đồ đạc lên nương và củi về nhà sưởi ấm hay những chuyến hàng hoặc trẻ nhỏ lên nương, xuống chợ và về bản. Không chỉ người lớn, các em nhỏ ngay từ bé đã phải mang nặng trên mình những bó củi vài chục kg hay những bó cỏ, cây ngô, chiếc gùi mà ngay cả bản thân tôi cũng còn cảm thấy quá nặng mỗi khi vượt qua các con dốc dứng, bên dưới lởm chởm đá nhọn tai mèo. Hàng ngày, chị em phụ nữ Mông vượt qua những con dốc đứng để mưu sinh. Người Mông vẫn ví rằng, cưới được vợ khỏe mạnh là như trong nhà vừa tậu con trâu tốt.
Bởi người phụ nữ sẽ là lao động chính trong nhà và gánh nặng mưu sinh gia đình nằm ở trên lưng họ. Cuộc đời người phụ nữ vùng cao gắn liền với “con dốc cuộc đời”. Khi mặt càng gần đất thì tuổi đời càng nhiều thêm và sự nhọc nhằn gắn liền với tấm lưng gồng gánh. Là phận “liễu yếu đào tơ” nhưng sức lao động chẳng kém gì đấng mày râu. Sinh ra với thiên chức là "người đàn bà" đã là một nỗi khổ: phải hi sinh, phải đau đớn. Song đã là "đàn bà" lại sống trong cảnh thiếu thốn khổ đau, cả đời quay quắt trong cái nghèo cái đói thì càng là nỗi "bi kịch" hơn. Họ đi cùng nhau không nói không rằng, chỉ lầm lũi bước.Trong khi đó những "đấng ông chồng" của họ đang phì phò bên khói thuốc, hả hê chuyện trò bên bàn rượu. Có kẻ chạy xe máy lượn lách ầm ầm như ra vẻ thách thức ra oai. Bữa ăn thì bao nhiêu món ngon đều dành cho chông, con, cuộc đời và bàn ăn của họ nơi xó bếp và gần như không có cơ hội được tiếp khách trên bàn ăn cùng chồng
"Nó thích thì đi làm, không thích thì ngủ hoặc gật gù bên chai rượu. Có hôm nó đánh, nó đập cũng phải nín. Mọi việc trong gia đình từ nhỏ đến lớn, từ cái rau con lợn đến đứa con đứa cái đều một tay tao lo cả" – một người phụ nữ Mông hang xóm nhà Páo chia sẻ. Dường như suốt một đời làm vợ, làm dâu, người phụ nữ phải luôn nhẩm trong đầu hai từ “cam chịu” và “chấp nhận”. Sống lầm lũi mỏi mòn bên bếp lửa, ruộng thang. Có khi nào lẩn khuất trong sự chịu đựng là nỗi khát khao được sống cho bản thân dù chỉ một lần.
Vượt qua nhà của Pao và nhà Vương chúng tôi không dừng lại. Tôi muốn một trải nghiệm khác hẳn cảm giác gặp PAO và VƯƠNG được thấy trên phim của đạo diễn Ngô Quang Hải. Chúng tôi muôn gặp họ ở một góc khác, góc thật những công việc đang diễn ra hằng ngày, con người thật họ đang sống, ngôi bếp thật hàng ngay họ đã gắn bó cả đời vào đó từ ăn, ngủ, đến nấu ăn cho chồng, con. Chúng tôi muốn được đụng vào góc khuất mà phim ảnh không diễn tả được. Để cảm nhận cuộc sống đời thường chân chất của con người vùng cao, đặc biệt là những người phụ nữ chân yếu tay mềm
Tôi đề nghị với Sabine và Clemont vào thăm một ngôi nhà người Mông nằm ngay bên sườn núi. Cả 2 bất ngờ đến nỗi cô ta cứ hỏi đi hỏi lại Are you sure ?? kiến tôi phát cáu. Chúng tôi bỏ xe bên vệ đường và vác ba lô leo lên một ngôi nhà gần nhất. Rất may mắn bà chủ nhà cho phép chúng tôi tham quan và bà ấy còn biết nói một ít tiếng Kinh. Sabine rất thích thú xăm soi và ngắm nhìn bộ áo váy được phơi trước hiên nhà, cô ấy dương như muốn mặc thử. Clemont và Thương thì chỉ quan tâm đến ngôi nhà, lũ trẻ. Vì đây là lần đầu tiên được đến thăm một gia đình người Mông, các cô gái đặt ra rất nhiều câu hỏi đến nỗi họ quên béng việc phải chia quà cho mấy đứa nhỏ. Tôi cố gắng hỏi gia chủ bằng miệng, tay, chân và toàn bộ cơ thể để giải thích cho những người bạn đến từ nước Pháp.
Clemont cứ làm như nhà mình cô ấy xông vào khắp nơi, từ phòng ngủ chật trội, nhà bếp tối tăm đến chuồng dê, chuồng lợn và bầy gà. Chiếc máy ảnh cá nhân của Clemont làm việc không ngừng nghỉ. Tôi phải giải thích cho cô ấy và giảm sự phấn khích của bạn vì có thể có những phong tục mà chúng ta không biết sẽ làm gia chủ phật lòng.
Cả nhà đều đã lên nương, chỉ còn 3 đứa trẻ và người mẹ già, họ ngồi xung quanh bếp lửa. Họ đang ăn bữa sáng gồm mèn mén và rau cải. Chúng tôi gửi biếu gia chủ ít tiền và được mời uống rượu ngô. Mỗi người một ly, rượu ngô rất ngon bởi vì lâu lắm rồi tôi chưa có dịp thưởng thức lại hương vị của nó.
Không muốn nàn lại quá lâu, chúng tôi chia tay bà chủ nhà người Mông thân thiện và hiếu khách. Trước khi bước ra khỏi cửa gia chú còn cố mời tôi một ly cuối và hẹn ngày trở lại. Tiếp tục tiến về phía đỉnh đèo, một khu vực có một bãi đá rất đẹp để cho du khách qua đây chụp hình. Dừng lại nghỉ ngơi một chút và cả nhóm thưởng thức món bánh bột tam giác mạch. Rất ngon và dễ ăn 20.000vnd cho một ổ bánh to chỉ một lúc là hai ổ bánh đã vào bụng.
Tôi để ý tới một bạn người Mông mặc một bộ đồ đặc trưng của họ. Tôi tiến tới, chào xã giao và hỏi thăm đường. Rất nhiệt tình chỉ cho tôi chi tiết ngọn ngành các cung đường đẹp. Tôi mời bạn ấy một ly rượu ngô và một xiên thịt lợn và vài quả trứng nướng. Lúc đầu anh ấy khá dè đặt nhưng khi có hơi men vào chúng tôi chém gió rất vui vẻ. Páo là một thanh niên người Mông 34 tuổi, có vợ 2 con. Páo mời tôi về nhà anh ấy cách đây 5km trong một thung lũng rất sâu và sát biên giới để ăn mèn mén, uống rượu ngô, thăm cột mốc biên giới. Chi mới dịch được vài câu Clemont và Sabine đồng ý ngay lập tức. Tôi nói với Páo rằng chúng tôi sẽ mời cả nhà anh bữa trưa ngày hôm nay, trừ rượu và mèn mén.
Ba cô gái mua hẳn 2kg thịt heo ba chỉ của người Mông, nhưng Páo lại muốn đổi 1kg lấy mỡ nguyên khối. Tôi đồng ý ngay vì tôi hiểu người Mông rất thích thịt mỡ để ăn với mèn mén và thịt mỡ tốt cho việc giữ ấm cơ thể. Chạy xe khoảng 20 phút mới đến nhà Páo một căn nhà đẹp nhất trong bản với khoảng 30 nóc nhà. Xung quanh nhà Páo là những ngôi nhà nhó, họ đều là bà con, dòng họ của Páo. Chúng tôi được phép thăm toàn bộ căn nhà với sự hướng dẫn tận tình của bố Páo. Một người đàn ông khá béo tốt và có dòng họ chú bác với Vua người Mông. Căn nhà được xây dựng hơn 40 năm, tường bằng đất dày đến 50cm. Tường đất rất ấm vào mùa đông và rất mát vào mùa hè. Sabine và Clemont cảm thấy rất thích thú khi khám phá và học hỏi được rất nhiều điều thú vị từ căn nhà. Thương tiếp tục làm phiên dịch những với giọng Nam bộ đặc sệt của cô ấy khiến vị gia chủ rất khó để hiểu. Bố Páo rất tự hào về dòng họ cũng như về Páo vì bạn ấy đã hoàn thành khóa học Trung cấp nông nghiệp Hà Giang và hiện là trưởng ban Nông nghiệp của xã. Bố Páo cũng nói rất nhiều về ngôi nhà, những kỷ niệm của ông một thời cầm súng chống quân Trung quốc xâm lược để bảo vệ quê hương, đất nước và những đau thương mất mát của chuộc chiên tranh phi nghĩa này.
Tôi và Páo chạy đi mua thêm 1 con gà ở gần đó. Đến nhà một người Mông bán gà thì đúng vào một đám giỗ. Cả nhà đang ăn và uống rượu, họ bắt phải uống 3 chén rượu ngô mới bán. Uống xong, xách con gà về mà sa sẩm mặt mày vì rượu. Với lòng hiếu khách Páo nhờ em trai cùng làm bữa trưa mà nhất quyết không cần sự trợ giúp của chúng tôi. Clemont và Sabine được dịp thoải mái xem cách người Mông nấu rượu ngô, làm mèn mén, phụ nấu cám lợn, cắt cỏ cho bò ăn và cảm nhận mùi hôi ngai ngái của phân bò, phân heo và cỏ khô hoàn quyện vời căn nhà đầy bồ hóng ẩm thấp. Rất nhiều cầu hỏi của hai cô gái trẻ người pháp được đặt ra như: Tại sao không vệ sinh phòng bệnh, quét dọn nhà cửa, không đặt bếp trong nhà và tại sao lại nuôi heo, trâu bò gần nhà, trong chuồng rất kín vv. Tôi giải thích với các bạn ấy rằng đấy là phong tục tập quán từ muôn đời của người Mông. Họ còn nghèo tài sản lớn nhất của họ là gia súc, mà mùa đông đến lũ già súc rất dễ chết nên phải sống gần nhà để chăm sóc, bảo vệ…Rất may là các bạn gái chưa chưa đi vệ sinh chứ không thì ... chết zấc khi vào nhà vệ sinh hehehe.
Bữa trưa chuẩn bị được dọn ra gồm mèn mén, gà luộc, bắp cải xào, thịt heo xào và không thiếu bình rượu ngô 5 lít. Sabine thông báo nhà mình có thêm người, một người phụ nữ lớn tuổi, mặc bộ đồ mông truyền thống, đang còng lưng vác bó củi rất nặng. Mẹ của Páo, mới đi nương về, bà ấy không biết nói tiếng Kinh nhưng rất vui vẻ và thân thiên với khách. Chúng tôi bắt đầu dùng bữa trưa cùng rượu, tất cả mọi người đều phải uống rượu trước khi ăn. Hôm nay có 3 người phụ nữ được ngồi chung mâm và được uống rượu chắc chắn là một ngoại lệ của bữa ăn truyền thống người Mông. Mẹ của Páo cũng lấy cho mình một ít rau cải và mèn mén đi về phía bếp. Sabine hỏi tôi tại sao bà ấy không ngồi ăn chung hay bà ấy giận dỗi ???. Páo nói rằng mẹ của anh ngại ngùng vì có khách và không nói được tiếng người kinh và tôi dịch nguyên văn cho Clemont và Sabine. Nhưng có một sự thật đau lòng mà chắc chắn trong những người khách chỉ có mình tôi biết…
Thân phận người phụ nữ Mông thật hèn kém và đáng thương ! Hình ảnh người mẹ của Páo ngồi ăn một mình nơi bếp lửa khiến cho tôi nhớ về nhân vật Pao trong bộ phim của Đạo diễn Ngô quang Hải. Trong phim là những sắc màu rực rỡ của mùa hoa cải vàng rực, mùa hoa tam giác mạch tìm hồng, màu hoa ban trắng muốt, những bộ quần áo sặc sỡ, điệu đàng của hoa văn thổ cẩm khoác trên người Pao ... chỉ là ước mơ không có thật của biết bao người phụ nữ Mông. Chỉ là phim ảnh, chỉ là sự huyễn hoặc trong mơ, nó hoàn toàn xa với ngoài đời thực. Hôm nay tôi lại gặp một người phụ nữ Mông ngồi ăn bên bếp lửa một mình trong khi cả đám đàn ông và khách đang ăn uống cười đùa vui vẻ như nhiều lần tôi đã từng gặp. Tôi không muốn giải thích cho những cô gái đi cùng, mà để họ tự tìm hiểu và cảm nhận. Bởi vì hành trình còn dài và còn phải đến nhiều nhà người Mông khác.
Hà Giang lắm đèo, nhiều dốc do cấu trúc địa tầng là núi đá cao, dựng đứng khiến cho người phụ nữ nơi đây ngày ngày phải gồng mình gùi trên vai đồ đạc lên nương và củi về nhà sưởi ấm hay những chuyến hàng hoặc trẻ nhỏ lên nương, xuống chợ và về bản. Không chỉ người lớn, các em nhỏ ngay từ bé đã phải mang nặng trên mình những bó củi vài chục kg hay những bó cỏ, cây ngô, chiếc gùi mà ngay cả bản thân tôi cũng còn cảm thấy quá nặng mỗi khi vượt qua các con dốc dứng, bên dưới lởm chởm đá nhọn tai mèo. Hàng ngày, chị em phụ nữ Mông vượt qua những con dốc đứng để mưu sinh. Người Mông vẫn ví rằng, cưới được vợ khỏe mạnh là như trong nhà vừa tậu con trâu tốt.
Bởi người phụ nữ sẽ là lao động chính trong nhà và gánh nặng mưu sinh gia đình nằm ở trên lưng họ. Cuộc đời người phụ nữ vùng cao gắn liền với “con dốc cuộc đời”. Khi mặt càng gần đất thì tuổi đời càng nhiều thêm và sự nhọc nhằn gắn liền với tấm lưng gồng gánh. Là phận “liễu yếu đào tơ” nhưng sức lao động chẳng kém gì đấng mày râu. Sinh ra với thiên chức là "người đàn bà" đã là một nỗi khổ: phải hi sinh, phải đau đớn. Song đã là "đàn bà" lại sống trong cảnh thiếu thốn khổ đau, cả đời quay quắt trong cái nghèo cái đói thì càng là nỗi "bi kịch" hơn. Họ đi cùng nhau không nói không rằng, chỉ lầm lũi bước.Trong khi đó những "đấng ông chồng" của họ đang phì phò bên khói thuốc, hả hê chuyện trò bên bàn rượu. Có kẻ chạy xe máy lượn lách ầm ầm như ra vẻ thách thức ra oai. Bữa ăn thì bao nhiêu món ngon đều dành cho chông, con, cuộc đời và bàn ăn của họ nơi xó bếp và gần như không có cơ hội được tiếp khách trên bàn ăn cùng chồng
"Nó thích thì đi làm, không thích thì ngủ hoặc gật gù bên chai rượu. Có hôm nó đánh, nó đập cũng phải nín. Mọi việc trong gia đình từ nhỏ đến lớn, từ cái rau con lợn đến đứa con đứa cái đều một tay tao lo cả" – một người phụ nữ Mông hang xóm nhà Páo chia sẻ. Dường như suốt một đời làm vợ, làm dâu, người phụ nữ phải luôn nhẩm trong đầu hai từ “cam chịu” và “chấp nhận”. Sống lầm lũi mỏi mòn bên bếp lửa, ruộng thang. Có khi nào lẩn khuất trong sự chịu đựng là nỗi khát khao được sống cho bản thân dù chỉ một lần.