Em trích một đoạn trên thư viện pháp luật, nếu bác chủ xe không làm thêm một động tác nữa là thông báo cho PC67 thì bác chủ xe sẽ bị liên đới trách nhiệm.
Còn bác Mustafa nếu hiểu biết hơn thì cho bác chủ thớt biết. Em hiểu chưa hết, nên mới nghĩ giấy UQ là xong. Chứ em không phải dân chợ chồm hổm, chợ trời bác nhé, bác đừng dùng lời lẽ khinh miệt con người ở đây. Diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.
Theo PC67, Thông tư 15/2014 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 1-6 quy định: Ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe thì chủ xe phải thông báo đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký xe. Thủ tục này nhanh, gọn vì người dân chỉ cần điền theo mẫu rồi nộp cho cơ quan đăng ký. Người bán xe nếu không thông báo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho đến khi người mua hoàn thành thủ tục đăng ký, sang tên. “Quy định mới này ràng buộc trách nhiệm của chủ xe nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần tích cực đảm bảo trật tự an toàn giao thông” - đại diện PC67 nhấn mạnh. Theo luật sư Hà Hải, Đoàn Luật sư TP.HCM, Nghị quyết 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã nêu rõ, chủ sở hữu xe cơ giới (là nguồn nguy hiểm cao độ) là người trước tiên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Ngoài ra, theo Điều 440 Bộ luật Dân sự, đối với những hợp đồng mua, bán tài sản mà phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký. “Ô tô, xe máy là loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Khi các bên chưa hoàn tất thủ tục, người đứng tên trên cà vẹt vẫn phải chịu trách nhiệm về chiếc xe. Tuy nhiên, với quy định mới của Thông tư 15/2014, trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc kể từ khi họ gửi thông báo đến cơ quan cấp đăng ký xe. Điều này là hợp lý, vì trong nhiều trường hợp việc chậm sang tên là lỗi của người mua” - luật sư Hải nhận xét. Minh Phong Theo Pháp luật
Chào bác!
Chính vì diễn đàn nên mình biết thì trả lời, ko biết thì lắng nghe và tìm hiểu.
Tư vấn khi ko hiểu hết như bác thì chết con người ta đấy bác. Em ko có ý khinh miệt ai, nhưng nhiều người vẫn nghĩ như bác, đến khi có việc xảy ra thì kêu trời, bảo rằng: em thấy diễn đàn OS bảo là ủy quyền là hết trách nhiệm...
Em cũng rất vui khi bác đã tìm hiểu thêm. Tuy nhiên ko có động tác nào thêm từ vụ ủy quyền cả. Uy quyền là ủy quyền, bán là bán. Chứ ko có nhập nhằng giữa UQ và bán được.
Vì con xe 4B ở VN là 1 tài sản khá lớn, vì vậy theo em các đối tượng dùng UQ khi "mua" 1 con xe là:
- Tiếc tiền sang tên ( và cũng nghĩ UQ là bán)
- Mua đi ngắn hạn 3-6 tháng hay 1 năm rồi bán, ko có ý định đi lâu dài con xe này
- Cò và các dạng tương tự cò ( mua đi bán lại kiếm lời, vừa làm phương tiện đi thấy có giá bán....)
.... thêm nhiều dạng khác em ko biết!
Đừng giận nha bác. Thật ra có nhiều thớt về vụ UQ này rồi, bác search gúc sẽ rõ thôi. Bác cứ mạnh dạn trao đổi sau khi "tìm và hiểu" nhoen bác.
Em ví dụ vụ này ghê ghê 1 chút để bác rõ: A bán xe 4B theo "hình thức" UQ cho B ( và nghĩ rằng đã hết trách nhiệm với chiếc xe)
- B mang xe đi chở ma túy, thế là A bị xxx mời làm việc tới lui... khi rõ việc cũng phờ phạc mất thời gian, thậm chí tiền bạc.
- B mang xe đi và tông chết người và bỏ trốn... A bị xxx mời lên làm việc .....khi rõ việc cũng phờ phạc mất thời gian, thậm chí tiền bạc. Chưa kể là ko tìm được người lái xe, thì chủ xe phải chịu trách nhiệm về tài sản cho việc đền bù.....
- A chết hoặc mất tích: người nhà A bảo xe là của A, yêu cầu xxx thu hồi xe để chia thừa kế ... vì dù có UQ nhưng khi người UQ chết thì UQ mất hiệu lực ngay lập tức....