RE: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN : Chế Hòa Khí !
Tới đây , trước khi bước qua các phần khác , xin được giới thiệu một bộ CHK dản dị nhất , đơn giản đến kinh ngạc và quan trọng là nó ..hoạt động được để các bác cùng chiêm ngưỡng
Nó chẳng có Phao , chẳng có cầm chừng cũng như gia tốc , nhưng vẫn cứ hòa khí cho động cơ chạy phe phé , người ta thậm chí kết hợp cho kim phao ( Chức năng tương tự kim phao nên gọi thế ! ) đâm luôn vào lỗ của Béc xăng coi như cụm này vừa có chức năng Béc xăng vừa có chức năng cầm mực nhiên liệu ! Khôn đáo để !
Bé như cái kẹo nhưng cũng bày đặt có cả chỉnh xăng lẫn chỉnh gió !
[/img]
2-Cơ cấu khởi động :
Để khởi động được động cơ còn lạnh , người ta cần nhiều nhiên liệu trong hòa khí hơn thưường lệ , tới mức 1:3 tức là 1 nhiên liệu mà chỉ có 3 phần khí thay vì là 10 phần như lúc thông thường , lý do là một phần đáng kể nhiên lịêu trong hòa khí khi lọt vào vùng giá lạnh của động cơ đã ngưng tụ lại và trở nên bất lực trước nhiệm vụ cháy nổ , phần dôi nhiên liệu để bù trừ vào khỏan đình công đó
[/img]
Người ta cũng tìm cách đè phao giữ mực xăng xuống một mức nào đó khi khởi động thông qua một cơ cấu tay đòn , để mức xăng dâng cao qua cửa nạp mà ồ ạt tràn vào vùng Trộn khi mới khởi động , tất cả không ngòai mục đích làm giàu hòa khí trong những giây phút đầu của quá trình vận hành động cơ , ở Đức , người ta gọ nó là ..Tupfer !!? Hình thức này được sử dụng nhiều trong ...Chíến Tranh Thế Giới lần 2 trong các xe Môto 2 hay 3 bánh của lính SA ( Xung kích cơ động ) khi tấn công châu Âu . Hội này có lẽ do CHK quá đơn giản mà đã bị tê liệt trước cửa ngõ Maxcova 1943 để rồi tan tành xí quách cuối năm đó vì đòn giáng trả của Xô viết trong một mùa đông âm tới 20 độ !!Nguyên lý của nó đây :
Với các CHK có Bướm động vừa được mô tả như trên , người ta cũng quan tâm đến việc lập một kết cấu liên động đế ao cho : Khi Bướm khởi động đóng lại thì bướm Ga nằm dưới phải hé mở chút ít mặc dầu người lái chưa động đến chân ga , mục đích là tạo điều kiện cho Hòa khí đặc vào buồng đốt và để tránh tình trạng động cơ quay khi đề mà đường hút lại đóng kín cả trong lẫn ngòai , gây áp âm quá lớn mà đưa đến hậu quả khó lường.người ta lại làm cho Bướm khởi động có thể tự mở " Lặc lìa " khi áp âm trong họng hút quá lớn bất luận là người láu hay là tín hiệu tự động có can thiệp hay chưa , việc này chỉ cần một lò xo có mức căng xác định trước đảm nhận là xong !
Trong hình ở đầu mục 2 ta cũng để ý thấy sự liên hệ cơ khí của Bướm Khởi động và Bướm ga về mặt Góc xoay thông qua một con vít nhỏ có thể điều chỉnh được , đó chính là sự chỗ để người ta điều phối tương quan giữa góac mở của ..hai con Bướm này . Ở các xe cũ , lời khuyên trước khi nổ máy là hãy dẫm nhẹ lên chân ga , khi đó ngòai việc kích thích bơm tiếp vận kiểu cơ khí thì còn đưa Bướm khởi động về vị trí cơ bản để khởi dộng ( Đóng gần kín đường hút gió ) nếu vì một lý do gì đó mà nó đang còn nằm chơi vơi đâu đó , cũng ở hình này , đường nhiên liệu bổ sung đượcmô tả bằng những nét Vàng , nhiên liệu được bổ sung nhiều ít khi khởi động thông qua vị trí xoay của trục bướm khởi động , bướm này càng đóng chặt , nhiên liệu bổ sung càng rộng đường thâm nhậm vào buồng trộn trong CHK , khi máy đã nổ , áp âm theo hình vẽ màu xanh tác động lên van hạn chế , đóng kín đường bổ sung này lại để tránh việc Bướm khởi dộng vẫn chập chờn mà vô tình mở thông đường xăng bổ sung gây ra giàu hòa khí quá mức hoặc sặc xăng , trong thực tế .
Trong thực tế , ốc chỉnh này nằm tô hô lộ liễu , rất dễ là nơi chọc ngóay cho các bác tài hay nghịch , vặn nó ra hay vô vài vòng thì dễ , nhưng chỉnh đốn cho tối ưu thì khó hơn nhiều ! Chỉnh sai ốc này đưa đến việc hòa khí bất ổn , giàu nghèo lẫn lộn khi nổ cầm chừng , khi khởi dộng hay là khi chạy nhanh ga lớn ...
( Còn Tiếp )
Tới đây , trước khi bước qua các phần khác , xin được giới thiệu một bộ CHK dản dị nhất , đơn giản đến kinh ngạc và quan trọng là nó ..hoạt động được để các bác cùng chiêm ngưỡng
Nó chẳng có Phao , chẳng có cầm chừng cũng như gia tốc , nhưng vẫn cứ hòa khí cho động cơ chạy phe phé , người ta thậm chí kết hợp cho kim phao ( Chức năng tương tự kim phao nên gọi thế ! ) đâm luôn vào lỗ của Béc xăng coi như cụm này vừa có chức năng Béc xăng vừa có chức năng cầm mực nhiên liệu ! Khôn đáo để !
Bé như cái kẹo nhưng cũng bày đặt có cả chỉnh xăng lẫn chỉnh gió !
2-Cơ cấu khởi động :
Để khởi động được động cơ còn lạnh , người ta cần nhiều nhiên liệu trong hòa khí hơn thưường lệ , tới mức 1:3 tức là 1 nhiên liệu mà chỉ có 3 phần khí thay vì là 10 phần như lúc thông thường , lý do là một phần đáng kể nhiên lịêu trong hòa khí khi lọt vào vùng giá lạnh của động cơ đã ngưng tụ lại và trở nên bất lực trước nhiệm vụ cháy nổ , phần dôi nhiên liệu để bù trừ vào khỏan đình công đó
Người ta cũng tìm cách đè phao giữ mực xăng xuống một mức nào đó khi khởi động thông qua một cơ cấu tay đòn , để mức xăng dâng cao qua cửa nạp mà ồ ạt tràn vào vùng Trộn khi mới khởi động , tất cả không ngòai mục đích làm giàu hòa khí trong những giây phút đầu của quá trình vận hành động cơ , ở Đức , người ta gọ nó là ..Tupfer !!? Hình thức này được sử dụng nhiều trong ...Chíến Tranh Thế Giới lần 2 trong các xe Môto 2 hay 3 bánh của lính SA ( Xung kích cơ động ) khi tấn công châu Âu . Hội này có lẽ do CHK quá đơn giản mà đã bị tê liệt trước cửa ngõ Maxcova 1943 để rồi tan tành xí quách cuối năm đó vì đòn giáng trả của Xô viết trong một mùa đông âm tới 20 độ !!Nguyên lý của nó đây :
Với các CHK có Bướm động vừa được mô tả như trên , người ta cũng quan tâm đến việc lập một kết cấu liên động đế ao cho : Khi Bướm khởi động đóng lại thì bướm Ga nằm dưới phải hé mở chút ít mặc dầu người lái chưa động đến chân ga , mục đích là tạo điều kiện cho Hòa khí đặc vào buồng đốt và để tránh tình trạng động cơ quay khi đề mà đường hút lại đóng kín cả trong lẫn ngòai , gây áp âm quá lớn mà đưa đến hậu quả khó lường.người ta lại làm cho Bướm khởi động có thể tự mở " Lặc lìa " khi áp âm trong họng hút quá lớn bất luận là người láu hay là tín hiệu tự động có can thiệp hay chưa , việc này chỉ cần một lò xo có mức căng xác định trước đảm nhận là xong !
Trong hình ở đầu mục 2 ta cũng để ý thấy sự liên hệ cơ khí của Bướm Khởi động và Bướm ga về mặt Góc xoay thông qua một con vít nhỏ có thể điều chỉnh được , đó chính là sự chỗ để người ta điều phối tương quan giữa góac mở của ..hai con Bướm này . Ở các xe cũ , lời khuyên trước khi nổ máy là hãy dẫm nhẹ lên chân ga , khi đó ngòai việc kích thích bơm tiếp vận kiểu cơ khí thì còn đưa Bướm khởi động về vị trí cơ bản để khởi dộng ( Đóng gần kín đường hút gió ) nếu vì một lý do gì đó mà nó đang còn nằm chơi vơi đâu đó , cũng ở hình này , đường nhiên liệu bổ sung đượcmô tả bằng những nét Vàng , nhiên liệu được bổ sung nhiều ít khi khởi động thông qua vị trí xoay của trục bướm khởi động , bướm này càng đóng chặt , nhiên liệu bổ sung càng rộng đường thâm nhậm vào buồng trộn trong CHK , khi máy đã nổ , áp âm theo hình vẽ màu xanh tác động lên van hạn chế , đóng kín đường bổ sung này lại để tránh việc Bướm khởi dộng vẫn chập chờn mà vô tình mở thông đường xăng bổ sung gây ra giàu hòa khí quá mức hoặc sặc xăng , trong thực tế .
Trong thực tế , ốc chỉnh này nằm tô hô lộ liễu , rất dễ là nơi chọc ngóay cho các bác tài hay nghịch , vặn nó ra hay vô vài vòng thì dễ , nhưng chỉnh đốn cho tối ưu thì khó hơn nhiều ! Chỉnh sai ốc này đưa đến việc hòa khí bất ổn , giàu nghèo lẫn lộn khi nổ cầm chừng , khi khởi dộng hay là khi chạy nhanh ga lớn ...
( Còn Tiếp )
Last edited by a moderator: