Hạng D
15/9/03
1.231
5
0
50
Vietnam
RE: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN : Phân phối thế nào ?

Trích đoạn: Der Fahrer

Mới nhìn qua ai cũng thấy : Một chiếc xe hơi dù là loại nào , hiếm khi có được sự cân bằng về khối lượng giữa các trục trước và sau , thường thì bộ bánh trước khi không chở đầy người hay hàng hóa sẽ phải chịu tải trọng nặng hơn do có động cơ cùng nhiều thứ khác , vậy thì thắc mắc nổi cộm là : Vì sao khi ta thắng xe , bánh xe ở phía sau tuy rất nhẹ nhưng hầu như không bao giờ trượt cả ? Nếu thắng quá gấp , tất cả các bánh , thậm chí bánh trước sẽ bị trượt trước tiên ?
Nếu để ý tới điều này , bạn sẽ có cơ hội để hoàn thiện hơn nữa hệ thống thắng ( Phanh )của xe mình !

đề bài của bác sẽ đúng với xe dẫn động cầu trước ... còn đối với xe thể thao hạng sang thì vấn đề này (phân bổ tải trọng lên 2 trục xe) rất được để ý vì vậy mới có một loại các siêu xe với máy đặt giữa, hoặc gần giữa để đặt được tối ưu và phân bổ trọng lượng xe lên 2 trục ...

điều này theo em nghĩ không phải chủ yếu giải quyết vấn đề hệ thống phanh mà giải quyết vấn đề tính ổn định của xe nói chung khi lái và vào cua gấp (cùng với hệ thống dẫn động 4 bánh sẽ hạn chế tối đa hiện tượng oversteer hay understeer) và tạo tính ổn định khi vận hành.

Trả lời câu hỏi bác đè em nghĩ khi phanh thì lực quán tính "dời" trọng tâm (không biết nói thế có chính xác không nữa) xe tiến lên phía trước và do đó dồn trọng lực lên bánh trước nhiều hơn bánh sau và khi có lực phanh tác động thì bánh trước phải đóng vai trò ma sát với mặt đường nhiều hơn và có xu hướng trượt "trước" bánh sau
 
RE: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN : Phân phối thế nào ?

Trích đoạn: Der Fahrer

Mới nhìn qua ai cũng thấy : Một chiếc xe hơi dù là loại nào , hiếm khi có được sự cân bằng về khối lượng giữa các trục trước và sau , thường thì bộ bánh trước khi không chở đầy người hay hàng hóa sẽ phải chịu tải trọng nặng hơn do có động cơ cùng nhiều thứ khác , vậy thì thắc mắc nổi cộm là : Vì sao khi ta thắng xe , bánh xe ở phía sau tuy rất nhẹ nhưng hầu như không bao giờ trượt cả ? Nếu thắng quá gấp , tất cả các bánh , thậm chí bánh trước sẽ bị trượt trước tiên ?
Nếu để ý tới điều này , bạn sẽ có cơ hội để hoàn thiện hơn nữa hệ thống thắng ( Phanh )của xe mình !
[&:]Coi cái xe là 1 cái tay đòn, các phản lực do trọng lượng của bánh tác dụng lên xe là 2 lực ở đầu đòn, tổng khối lượng của xe coi là 1 lực tập trung tại trọng tâm xe, coi trọng tâm xe coi là điểm tỳ của đòn, vậy tùy khoảng cách từ trọng tâm xe tới 2 bánh sẽ quyết định bánh nào chịu lực nhiều hơn.
Vì sao khi ta thắng xe , bánh xe ở phía sau tuy rất nhẹ nhưng hầu như không bao giờ trượt cả
- Do tính năng điều khiển của xe khi bị trượt lết bánh trước, người lái có thể kiểm soát được tình hình tốt hơn khi bánh phía sau xe bị trượt lết. Khi phanh ngoài tác động của tốc độ xe đang chạy, bánh trước còn chịu lực của toàn bộ trọng lượng của thân xe sẽ tập chung dồn vào mình, nên bánh trước bao giờ cũng được ưu tiên trong thiết kế và trang bị cho xe(ngoài chức năng trang bị bánh trước là phanh đĩa để dễ tản nhiệt, thì ở các xe rẻ tiền dễ thấy bánh trước trang bị phanh đĩa bánh sau tang trống nhằm đảm bảo tính ổn định khi phanh
-Trong thiết kế tính toán điều kiện phân bố lực phanh người ta căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định lực phanh ở các bánh xe có thể kể qua :
Dựa vao biểu thức P1/P2 = (a + phi * h)/(a- phi*h) Với P1,P2 lực phanh tại các bánh; a,b,h là các khoảng cách từ trọng tâm xe tới các bánh ,h là độ cao từ đường tới trọng tâm xe,phi = hệ số bám
Dựa vào các đường đặc tính phanh lý tưởng của xe
Dựa vào đường đặc tính chỉ quan hệ giữa áp suất trong dẫn động phanh trước và sau --> từ đó người ta thiết kế bộ điều hòa lự phanh nhằm đảm bảo sát các đg đặc tính này.

:D:D:DCụ Đề muốn hiểu kỹ mấy thứ này tìm lại mấy cuốn lý thuyét oto mà ngâm cứu hoặc đăng ký học vô cao học [:'(] .Hay lại tự thắc mắc rồi chuẩn bị là tự trả nhời lun:mad:
 
Hạng B1
29/7/05
65
4
0
RE: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN : Phân phối thế nào ?

Trích đoạn: ptson

Trả lời câu hỏi bác đè em nghĩ khi phanh thì lực quán tính "dời" trọng tâm (không biết nói thế có chính xác không nữa) xe tiến lên phía trước và do đó dồn trọng lực lên bánh trước nhiều hơn bánh sau và khi có lực phanh tác động thì bánh trước phải đóng vai trò ma sát với mặt đường nhiều hơn và có xu hướng trượt "trước" bánh sau
Lực tác tác động lên 4 má phanh là bằng nhau, trong khi đó trọng lực dồn lên 2 bánh trước lớn hơn thì lực ma sát giữa 2 bánh trước và mặt đường càng lớn, như vậy lẽ ra 2 bánh sau phải lết nhiều hơn 2 bánh trước chứ bác ?? ậy thực tế sao lại ngược lại ??
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN : Phân phối thế nào ?

Trích đoạn: khovixe

....vậy thực tế sao lại ngược lại ??
Ở một chiếc xe cân chỉnh hoàn thiện , không co bánh nào trượt trước bánh nào cả khi phanh nếu như gai của chúng mòn đều !
Thực tế có khi rối loạn là bởi vì có vài điều chưa đươc xử lý đúng , câu chuyện về sự phân phối lực phanh cũng đơn giản thôi , nó là như vậy nè :....
( Xin tiếp tục vào trưa mai , bây giờ tui xin ngưng để coi tin về cuộc tập kích giải thoát con tin người Anh ở Iran ! )
 
Hạng B2
4/12/06
238
0
16
Đồi thông hai mộ
RE: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN : Phân phối thế nào ?

hi:)theo em thấy thì 4 pánh đều trượt cả.em nghĩ la 1 phần do chiều dài của xe .khoảng cách giữa 2 trục là ít hay nhìu.tỉ dụ như chạy ôtô con khi thắng gấp hầu như là 4 pánh trượt cùng 1 lúc.con như xe tải loại>5 t thì khi thắng gấp pánh đầu tiên mình cảm nhận trên capin pị trượt là pánh sau.với điều kiện chất lượng các vỏ xe chất lượng còn như nhau.mong các pác cho ý kiến nha.chỉ là
suy luận và cảm nhận khi lái xe thoai.:(
Trích đoạn: Der Fahrer

Mới nhìn qua ai cũng thấy : Một chiếc xe hơi dù là loại nào , hiếm khi có được sự cân bằng về khối lượng giữa các trục trước và sau , thường thì bộ bánh trước khi không chở đầy người hay hàng hóa sẽ phải chịu tải trọng nặng hơn do có động cơ cùng nhiều thứ khác , vậy thì thắc mắc nổi cộm là : Vì sao khi ta thắng xe , bánh xe ở phía sau tuy rất nhẹ nhưng hầu như không bao giờ trượt cả ? Nếu thắng quá gấp , tất cả các bánh , thậm chí bánh trước sẽ bị trượt trước tiên ?
Nếu để ý tới điều này , bạn sẽ có cơ hội để hoàn thiện hơn nữa hệ thống thắng ( Phanh )của xe mình !
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN : Phân phối thế nào ?

Việc phân phối lực phanh giữ cầu trước và cầu sau do van phân phối đảm nhiệm ( Huề vốn quá ) , điều này nhiều bác nắm quá chắc !
Tuy nhiên van đó không phân tỷ lệ áp suất dầu cố định mà nó phân phối theo tải trọng chất lên bánh sau , người ta bố trí một dạng van phân phối trượt mà một đầu gắn lên khung xe , một đầu gắn lên khung đỡ bánh xe , chuyển vi giữa gầm xe và bánh xe làm thay đổi hành trình van phân phối , khiến cho áp lực dầu phanh lên bánh sau tăng giảm phù hợp khiến hạn chế khả năng bị trượt của nó !
Bây giờ ta vỡ lẽ ra rằng : Tại sao khi nâng hạ gầm , ´người ta cứ hay thòng thêm một câu : Bạn phải cân chỉnh lại các thiết bị ( Hay hệ thống khác cho phù hợp ) , ảnh hưởng tới an toàn chính là vụ việc này đó !
Xe kéo bánh trước mà muốn lướt rê , lắm khi phải độ lại cục van phân phối này ! Làm gì có chuyện " Lướt rê " bằng phanh chân , khi mà hệ thống phân phối áp lực khống chế không cho bánh sau bị trượt ![8|]
 
Hạng D
28/4/06
3.333
19
0
40
AG
RE: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN : Phân phối thế nào ?

Nếu như các bác nói là khi đạp thắng bánh xe sau không trượt thì không chính xác. Các bác thử 2 loại xe. Một loại có trang bị Traction control và một loại không có. Sau đó thử thắng gấp thì các bác sẽ thấy rõ là bánh sau có trượt hay không. Em không giải thích một cách vật lí, tuy nhiên em luôn thấy rằng 4 bánh đều trượt khi ta thắng gấp. Bởi vì phanh của các bánh xe đều hoạt động cùng một lúc. Nếu nói chỉ 2 bánh đầu trượt thì hơi khó thuyết phục. Chính vì vậy để chống trượt và bó phanh nên các kĩ sư mới thiết kế ABS, Traction Control, Suspension, ......