Để dễ cho việc phóng máy bay, HKMH phải tăng tốc lên đến 35 knots (65 km/h) và đi... ngược chiều gió. Lý do phải làm vậy là sức gió lướt qua sàn bay giúp nâng cánh máy bay (gọi là gió biểu kiến) dễ dàng hơn. Cũng giống như cầm con diều tung lên trong gió thì nó cất lên mau hơn là... cầm cọng dây chạy. Khi máy bay cần đáp thì tàu cũng chạy tăng tốc để giảm bớt sự khác biệt tốc độ giữa máy bay và tàu.couto nói:Bậy nào, nó chạy ngược chiều với máy bay chứgrenade nói:tốc độ chung của các HKMH Mỹ đều là 56km/h hết bác ơi, lúc máy bay đáp là nó chạy tốc độ này cùng chiều với máy bayDawnglow nói:Bác Kakalot xem lại xem, em không tin cái thành phố này có thể di chuyển trong nước với tốc độ 60km/h.
Mỗi chiếc HKMH có 4 giàn phóng máy bay. Đường băng xéo là chỉ để đáp thôi vì khoảng đầu 1/3 của đường băng có 4 cọng dây cáp bắt ngang để bắt và hãm máy bay lại. Theo lý thuyết thì ít nhất 3 chiếc có thể phóng cùng 1 lúc, nhưng làm vậy hơi nguy hiểm vì cự ly khá gần. Theo Federation of American Scientist thì thường kíp hỗ trợ sàn bay có thể phóng 2 máy bay và nhận đáp 1 máy bay trong vòng 37 giây lúc ban ngày. Ban đêm thì chỉ có thể phóng 1 và đáp 1 chiếc trong vòng 1 phút. Từ 4 giàn phóng đó, trong điều kiện tốt có thể phóng 1 chiếc trong vòng 20 giây.
Đường băng thẳng cũng có thể phóng máy bay được (trong trường hợp giàn phóng bị trục trặc) nhưng vì phi đạo ngắn nên không thể mang đầy đủ nhiên liệu hoặc vũ khí để làm trọn vẹn nhiệm vụ. Đây là điểm mạnh của HKMH Mỹ vì nhờ tốc độ của tàu (ăn đứt mấy em nhỏ khác) và giàn phóng đơn giản mà hiện đại, có thể phóng AF-18E/F Super Hornet được trang bị vũ khí tận răng, kể cả máy bay tiếp dầu loại nhỏ và vận tải cánh thẳng.