sắp tới Mỹ sẽ giảm số lượng HKMH từ 11 xuống còn 9 chiếc
<h1>Hải quân Mỹ giảm số lượng nhóm tàu sân bay</h1> Theo www.qdnd.vn - 1 tháng trước
QĐND Online - Bộ tư lệnh lực lượng hải quân Mỹ đã thông qua kế hoạch giảm số lượng nhóm tàu sân bay sở hữu từ 11 xuống 9, đó là thông tin được Defense Aerospace đăng tải dẫn theo lời Tư lệnh hải quân Mỹ Gary Roughead. Cụ thể, nhóm tàu sân bay CSG-7 sẽ bị giải tán và tàu sân bay Ronald Reagan được phiên chế cho nhóm tàu sân bay CSG-9 thay thế tàu sân bay Abraham Lincoln.Với mục đích tiết kiệm chi phí quốc phòng, trong tương lai, hải quân Mỹ sẽ chỉ duy trì thường trực 9 nhóm tàu sân bay.
Theo kế hoạch, trong năm 2012, tàu sân bay Abraham Lincoln sẽ bắt đầu sửa chữa, thay thế lò phản ứng hạt nhân và nâng cấp một số hệ thống trang bị. Khi quay trở lại biên chế hải quân Mỹ, nó sẽ thế chỗ cho tàu sân bay Enterprise (bị loại bỏ) thuộc nhóm tàu sân bay CSG-12. Cũng trong thời gian này, hải quân Mỹ sẽ “luân chuyển” sửa chữa và hiện đại hoá một tàu sân bay khác trong biên chế.
Nhóm tàu sân bay của hải quân Mỹ. Ảnh: israelmilitary.net
Nhờ việc giảm số lượng nhóm tàu sân bay, hải quân Mỹ sẽ tiết kiệm được chi phí sửa chữa và duy trì không chỉ các chiến hạm, mà còn các cả các đơn vị máy bay quân sự thuộc phiên chế các nhóm tàu sân bay.
Mới đây, hải quân Mỹ đã xem xét việc kéo dài thời hạn sử dụng và mua mới các đơn vị chiến đấu cơ hải quân F/A-18 Hornet và Super Hornet (Ong bắp cày). Tuy nhiên, việc cho một số nhóm tàu sân bay “nghỉ hưu”, hải quân Mỹ có thể huỷ bỏ kế hoạch mua mới các chiến đấu cơ Ong bắp cày để tập trung nguồn lực kéo dài thời hạn sử dụng các đơn vị chiến đấu cơ loại này và tăng số lượng đặt mua chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35C Lightning II trong tương lai.
Biên chế của mỗi nhóm tàu sân bay của Mỹ gồm 1 tàu sân bay với khoảng 70 máy bay quân sự các loại trên boong và một số tuần dương hạm, khu trục hạm, khinh hạm, tàu ngầm hộ tống.
Cuối năm 2010, Mỹ đã đề ra kế hoạch giảm chi phí công và ngân sách quốc phòng. Theo đó, Văn phòng Tổng thống Mỹ đã yêu cầu Lầu Năm góc cắt giảm 100 tỉ USD chi phí quốc phòng trong 5 năm và khoảng 400 tỉ USD trong 12 năm tới.
Để cắt giảm chi phí, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải xem xét và huỷ bỏ một loạt chương trình quân sự tương lai. Cụ thể, tháng 7-2010, Lầu Năm góc đã quyết định tạm dừng vô thời hạn chương trình đóng các hạm tàu sân bay mới lớp Gerald Ford và huỷ kế hoạch đóng mới 1 tàu sân bay thuộc lớp này. Ngoài ra, số lượng nhóm tàu sân bay hiện có của hải quân Mỹ cũng sẽ bị cắt giảm.
Tuấn Sơn (theo Lenta)
<h1>Hải quân Mỹ giảm số lượng nhóm tàu sân bay</h1> Theo www.qdnd.vn - 1 tháng trước
QĐND Online - Bộ tư lệnh lực lượng hải quân Mỹ đã thông qua kế hoạch giảm số lượng nhóm tàu sân bay sở hữu từ 11 xuống 9, đó là thông tin được Defense Aerospace đăng tải dẫn theo lời Tư lệnh hải quân Mỹ Gary Roughead. Cụ thể, nhóm tàu sân bay CSG-7 sẽ bị giải tán và tàu sân bay Ronald Reagan được phiên chế cho nhóm tàu sân bay CSG-9 thay thế tàu sân bay Abraham Lincoln.Với mục đích tiết kiệm chi phí quốc phòng, trong tương lai, hải quân Mỹ sẽ chỉ duy trì thường trực 9 nhóm tàu sân bay.
Theo kế hoạch, trong năm 2012, tàu sân bay Abraham Lincoln sẽ bắt đầu sửa chữa, thay thế lò phản ứng hạt nhân và nâng cấp một số hệ thống trang bị. Khi quay trở lại biên chế hải quân Mỹ, nó sẽ thế chỗ cho tàu sân bay Enterprise (bị loại bỏ) thuộc nhóm tàu sân bay CSG-12. Cũng trong thời gian này, hải quân Mỹ sẽ “luân chuyển” sửa chữa và hiện đại hoá một tàu sân bay khác trong biên chế.
Nhóm tàu sân bay của hải quân Mỹ. Ảnh: israelmilitary.net
Nhờ việc giảm số lượng nhóm tàu sân bay, hải quân Mỹ sẽ tiết kiệm được chi phí sửa chữa và duy trì không chỉ các chiến hạm, mà còn các cả các đơn vị máy bay quân sự thuộc phiên chế các nhóm tàu sân bay.
Mới đây, hải quân Mỹ đã xem xét việc kéo dài thời hạn sử dụng và mua mới các đơn vị chiến đấu cơ hải quân F/A-18 Hornet và Super Hornet (Ong bắp cày). Tuy nhiên, việc cho một số nhóm tàu sân bay “nghỉ hưu”, hải quân Mỹ có thể huỷ bỏ kế hoạch mua mới các chiến đấu cơ Ong bắp cày để tập trung nguồn lực kéo dài thời hạn sử dụng các đơn vị chiến đấu cơ loại này và tăng số lượng đặt mua chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35C Lightning II trong tương lai.
Biên chế của mỗi nhóm tàu sân bay của Mỹ gồm 1 tàu sân bay với khoảng 70 máy bay quân sự các loại trên boong và một số tuần dương hạm, khu trục hạm, khinh hạm, tàu ngầm hộ tống.
Cuối năm 2010, Mỹ đã đề ra kế hoạch giảm chi phí công và ngân sách quốc phòng. Theo đó, Văn phòng Tổng thống Mỹ đã yêu cầu Lầu Năm góc cắt giảm 100 tỉ USD chi phí quốc phòng trong 5 năm và khoảng 400 tỉ USD trong 12 năm tới.
Để cắt giảm chi phí, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải xem xét và huỷ bỏ một loạt chương trình quân sự tương lai. Cụ thể, tháng 7-2010, Lầu Năm góc đã quyết định tạm dừng vô thời hạn chương trình đóng các hạm tàu sân bay mới lớp Gerald Ford và huỷ kế hoạch đóng mới 1 tàu sân bay thuộc lớp này. Ngoài ra, số lượng nhóm tàu sân bay hiện có của hải quân Mỹ cũng sẽ bị cắt giảm.
Tuấn Sơn (theo Lenta)