Chúc mừng bé và gia đình. Đọc hết cái bài của bác Em thở phào nhẹ nhỏm vì cuối cùng cũng tìm đc giải pháp cho bé. Chúc bé khỏe.
Chúc bác và gia đình có nhiều sức khỏe. Chúc con trai mau lớn.
Khâm phục với nghị lực và kiến thức của bác.
Có làm ba rồi mới thấu hiều được hoàn cảnh và tâm trạng của bác.
Khâm phục với nghị lực và kiến thức của bác.
Có làm ba rồi mới thấu hiều được hoàn cảnh và tâm trạng của bác.
Vâng. Em xin chân thành cảm ơn các bác đã động viên và chia sẻ.
Bữa giờ em cũng lu bu quá, sáng 6 giờ ra khỏi nhà đi làm, chiều về đến nhà thì đã quá 7h tối nên giờ mới có thời gian chia sẻ tiếp cùng các bác.
Hiện tại, về khả năng nghe của F1 nhà em đã có bước tiến triển, mỗi tối em và gấu vẫn đều đều dạy F1 nghe và nói chừng 1 tiếng, do F1 còn nhỏ nên không tập trung học được nhiều, vừa học vừa chơi chừng 30 phút đến 1 tiếng là F1 bắt đầu phá bĩnh nên phải dừng lại. Hiện tại F1 em khi giở sách các con vật ra, nếu mình hỏi con gì đây thì F1 đã nghe nhận dạng được yêu cầu, tuy nhiên phần phát âm thì chưa có sự tiến triển nhiều do thời gian gắn máy mới được 6 tháng. Ngôn ngữ theo phát âm của F1 hiện tại mang tính tượng trưng nhiều hơn vì việc phát âm các âm khó chưa thực hiện được, ví dụ:
Con vịt: Pạp pạp (thay vì Cạp cạp như được dạy)
Con ngựa: Hi hi hi hi (thay vì Hí hí hí hí)
Con mèo: Meo meo
Con gà trống: O o (thay vì Ò ó o...)
Con gà mái: Páp páp (thay vì cục tác - Cái này có lẽ âm cuối làm F1 để ý hơn âm đầu)
Con dê: Pbe Pbe (thay vì Be be)
Con Cừu: Pbe (thay vì Be......)
Con ếch: Ộp ọp...
Con heo: Ục ục (thay vì ụt ụt)
Giờ này đã biết gọi Ba ba với ma ma mỗi khi cần tìm bố hay mẹ. Biết nói không và khoát tay khi không muốn thực hiện yêu cầu, biết bye bye khi muốn chào ai đó về...
Có lẽ phải vài tháng nữa thì khả năng phát âm của F1 em mới có bước tiến triển mới. Giờ thì vẫn ngày qua ngày, tuần qua tuần học với các đồ chơi là những con vật hay sách các loại động vật nuôi, các đồ dùng cá nhân thông dụng. Giờ tuần nào em cũng cho đi bơi, đi uống cà phê để nó dạn dĩ hơn tí với lại học cách giao tiếp với cộng đồng.
Em sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bác khi có những tiến triển mới.
Chúc các bác cuối tuần vui vẻ.
Bữa giờ em cũng lu bu quá, sáng 6 giờ ra khỏi nhà đi làm, chiều về đến nhà thì đã quá 7h tối nên giờ mới có thời gian chia sẻ tiếp cùng các bác.
Hiện tại, về khả năng nghe của F1 nhà em đã có bước tiến triển, mỗi tối em và gấu vẫn đều đều dạy F1 nghe và nói chừng 1 tiếng, do F1 còn nhỏ nên không tập trung học được nhiều, vừa học vừa chơi chừng 30 phút đến 1 tiếng là F1 bắt đầu phá bĩnh nên phải dừng lại. Hiện tại F1 em khi giở sách các con vật ra, nếu mình hỏi con gì đây thì F1 đã nghe nhận dạng được yêu cầu, tuy nhiên phần phát âm thì chưa có sự tiến triển nhiều do thời gian gắn máy mới được 6 tháng. Ngôn ngữ theo phát âm của F1 hiện tại mang tính tượng trưng nhiều hơn vì việc phát âm các âm khó chưa thực hiện được, ví dụ:
Con vịt: Pạp pạp (thay vì Cạp cạp như được dạy)
Con ngựa: Hi hi hi hi (thay vì Hí hí hí hí)
Con mèo: Meo meo
Con gà trống: O o (thay vì Ò ó o...)
Con gà mái: Páp páp (thay vì cục tác - Cái này có lẽ âm cuối làm F1 để ý hơn âm đầu)
Con dê: Pbe Pbe (thay vì Be be)
Con Cừu: Pbe (thay vì Be......)
Con ếch: Ộp ọp...
Con heo: Ục ục (thay vì ụt ụt)
Giờ này đã biết gọi Ba ba với ma ma mỗi khi cần tìm bố hay mẹ. Biết nói không và khoát tay khi không muốn thực hiện yêu cầu, biết bye bye khi muốn chào ai đó về...
Có lẽ phải vài tháng nữa thì khả năng phát âm của F1 em mới có bước tiến triển mới. Giờ thì vẫn ngày qua ngày, tuần qua tuần học với các đồ chơi là những con vật hay sách các loại động vật nuôi, các đồ dùng cá nhân thông dụng. Giờ tuần nào em cũng cho đi bơi, đi uống cà phê để nó dạn dĩ hơn tí với lại học cách giao tiếp với cộng đồng.
Em sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bác khi có những tiến triển mới.
Chúc các bác cuối tuần vui vẻ.
Bữa hôm qua về nhà, thấy cu con đang ngồi măm măm, nó nhìn thấy em chạy xe vô nhà miệng la lên "Bpa Bpa...". Tự dưng cảm thấy mệt nhọc cả ngày tan biến... Giờ nó đã biết được muốn gọi em thì phải kêu "Bpa Bpa..", muốn gọi gấu thì phải kêu "măm măm măm...". Hy vọng giai đoạn này sẽ tiến triển nhanh hơn. Còn 6 tháng nữa là cu con bước sang 3 tuổi, đến lúc đấy cu con cần phải nói tương đối các từ vựng sinh hoạt hàng ngày để có thể đi học.
Thời gian vừa rồi lu bu quá nên chưa thưa chuyện tiếp với các bác được... Trải qua một thời gian đưa cu cậu lên trung tâm thính học để luyện nghe nói mỗi tuần một lần, tiến triển nghe nói thì có nhưng có vẻ chậm so với kỳ vọng đặt ra. Giờ con em đã hơn 2,5 tuổi rồi, phải chạy đua thật nhanh để kịp đi học đúng tuổi hoặc ít nhất là không trễ quá... Hai vợ chồng bàn bạc rồi đi đến quyết định, cho cu cậu đi học bán trú. Trước đây mỗi tuần cu cậu đến trung tâm một lần, chuyên gia ngôn ngữ luyện cho cu cậu chừng 1 tiếng, sau đó đo khả năng nghe, chỉnh máy rồi về. Giờ học bán trú thì mỗi ngày cu cậu được luyện 1 tiếng cùng chuyên gia, thời gian còn lại thì vừa học vừa chơi cùng các bạn đồng cảnh ngộ và bảo mẫu. Được cái khi có bất kỳ vấn đề gì về máy móc sẽ có kỹ thuật viên kiểm tra tức thì.
Sau khi quyết định, em đến trung tâm và đặt vấn đề, do chỉ có hai chuyên gia luyện ngôn ngữ mà lớp lúc này lại đông nên không sắp xếp được thời gian để luyện nên trung tâm chưa nhận, may mắn sao chừng tuần sau có bé về quê ngoài miền trung ở với ông bà để bố mẹ đi cày kiếm tiền, thay vì học bán trú thì ông ngoại bé 1 tuần đưa vào Sài Gòn luyện một buổi. Vậy là có chỗ trống, em đăng ký cho cu cậu nhà em luôn. Học phí 5 triệu/tháng, ăn uống cha mẹ tự mang lên, bảo mẫu giúp cho bé ăn uống và sinh hoạt. Thế là lịch sinh hoạt của cả em và cu cậu thay đổi, sáng sớm 6h cu cậu phải thức dậy, ăn sơ sơ xong hai cha con ra bến xe bus Tân Vạn và lên đường về SG, do em làm ở Q3 nên tiện đi làm thì đưa cu cậu đi luôn, còn gấu nhà thì làm ở BH nên sáng chạy xe honda đưa hai cha con ra bến xe. Chiều đến 4h em đón cu cậu về cơ quan, cho cu cậu ăn xế xong, hoàn tất công việc, 5h hơn hai cha con lại lững thững bế bồng ra xe bus về lại Biên Hòa. 3 tuần đi xe bus (từ thứ 2 đến thứ 6) cũng có nhiều người quen mặt, cũng vài ánh mắt nhìn em như thương cảm theo kiểu "gà trống nuôi con", kể cũng tội mà cũng tội thật... Nhiều người bảo sao không mua cái xe hơi xoàng xoàng mà đưa đón cu cậu mỗi ngày, em toàn cười trừ chứ chẳng trả lời... Phẫu thuật với thiết bị cho cu cậu đã làm em mệt hơi nhiều rồi, giờ tương lai còn dài phía trước, chưa biết ra sao... Em chủ chương tiết kiệm tối đa, để dành tiền sau này lỡ có vấn đề gì còn lo được, chứ giờ mua xe, rồi xăng cộ, rồi phí lọ phí chai, ngày đi về 60km, 2 trạm thu phí thì bèo bèo tháng cũng ngót nghét chục triệu chứ ít gì. Đi xe bus cũng không đến nỗi nào, tới trạm em cuốc bộ chừng 400m là tới cơ quan, lấy xe honda hai cha con chở nhau tới lớp chừng 2km, chiều về thì ngược lại. Cu cậu được cái cũng ngoan, đi xe bus chẳng quấy khóc bao giờ, cứ cho ngồi nhìn ra cửa kiếng thấy xe qua, người lại là im re.
Sau 3 tuần đi học có vẻ tiến triển tốt hơn vì tốc độ nạp thông tin thường xuyên hơn, trước đây 1 bài phải học 1 tháng thì nay có thể hoàn tất trong 10 ngày, như vậy tạm thời đã ổn. Em cũng đã chuẩn bị tinh thần hai cha con sẽ đu đeo học nội trú ít nhất 1 năm, khi cu cậu hoàn thiện cơ bản về nghe nói (nghe và nói rõ khoảng 500 đến 1000 từ) thì sẽ cho cu cậu đi học mẫu giáo bình thường và hàng tuần lên học 1 buổi.
Chặng đường phía trước còn dài, có điều em cũng chia sẻ với các bác, trước đây em quan niệm chăm sóc con cái là việc của phụ nữ, đàn ông chỉ dạy bảo, huấn luyện kỹ năng sống... Giờ em cảm nhận mỗi lần chăm con được cái gì đó, dù rất nhỏ nhưng đấy cũng là những niềm vui hạnh phúc của mình...
Sau khi quyết định, em đến trung tâm và đặt vấn đề, do chỉ có hai chuyên gia luyện ngôn ngữ mà lớp lúc này lại đông nên không sắp xếp được thời gian để luyện nên trung tâm chưa nhận, may mắn sao chừng tuần sau có bé về quê ngoài miền trung ở với ông bà để bố mẹ đi cày kiếm tiền, thay vì học bán trú thì ông ngoại bé 1 tuần đưa vào Sài Gòn luyện một buổi. Vậy là có chỗ trống, em đăng ký cho cu cậu nhà em luôn. Học phí 5 triệu/tháng, ăn uống cha mẹ tự mang lên, bảo mẫu giúp cho bé ăn uống và sinh hoạt. Thế là lịch sinh hoạt của cả em và cu cậu thay đổi, sáng sớm 6h cu cậu phải thức dậy, ăn sơ sơ xong hai cha con ra bến xe bus Tân Vạn và lên đường về SG, do em làm ở Q3 nên tiện đi làm thì đưa cu cậu đi luôn, còn gấu nhà thì làm ở BH nên sáng chạy xe honda đưa hai cha con ra bến xe. Chiều đến 4h em đón cu cậu về cơ quan, cho cu cậu ăn xế xong, hoàn tất công việc, 5h hơn hai cha con lại lững thững bế bồng ra xe bus về lại Biên Hòa. 3 tuần đi xe bus (từ thứ 2 đến thứ 6) cũng có nhiều người quen mặt, cũng vài ánh mắt nhìn em như thương cảm theo kiểu "gà trống nuôi con", kể cũng tội mà cũng tội thật... Nhiều người bảo sao không mua cái xe hơi xoàng xoàng mà đưa đón cu cậu mỗi ngày, em toàn cười trừ chứ chẳng trả lời... Phẫu thuật với thiết bị cho cu cậu đã làm em mệt hơi nhiều rồi, giờ tương lai còn dài phía trước, chưa biết ra sao... Em chủ chương tiết kiệm tối đa, để dành tiền sau này lỡ có vấn đề gì còn lo được, chứ giờ mua xe, rồi xăng cộ, rồi phí lọ phí chai, ngày đi về 60km, 2 trạm thu phí thì bèo bèo tháng cũng ngót nghét chục triệu chứ ít gì. Đi xe bus cũng không đến nỗi nào, tới trạm em cuốc bộ chừng 400m là tới cơ quan, lấy xe honda hai cha con chở nhau tới lớp chừng 2km, chiều về thì ngược lại. Cu cậu được cái cũng ngoan, đi xe bus chẳng quấy khóc bao giờ, cứ cho ngồi nhìn ra cửa kiếng thấy xe qua, người lại là im re.
Sau 3 tuần đi học có vẻ tiến triển tốt hơn vì tốc độ nạp thông tin thường xuyên hơn, trước đây 1 bài phải học 1 tháng thì nay có thể hoàn tất trong 10 ngày, như vậy tạm thời đã ổn. Em cũng đã chuẩn bị tinh thần hai cha con sẽ đu đeo học nội trú ít nhất 1 năm, khi cu cậu hoàn thiện cơ bản về nghe nói (nghe và nói rõ khoảng 500 đến 1000 từ) thì sẽ cho cu cậu đi học mẫu giáo bình thường và hàng tuần lên học 1 buổi.
Chặng đường phía trước còn dài, có điều em cũng chia sẻ với các bác, trước đây em quan niệm chăm sóc con cái là việc của phụ nữ, đàn ông chỉ dạy bảo, huấn luyện kỹ năng sống... Giờ em cảm nhận mỗi lần chăm con được cái gì đó, dù rất nhỏ nhưng đấy cũng là những niềm vui hạnh phúc của mình...
Thanks bác...Chúc " cu con" bác mạnh khoẻ, chóng hoà nhập với bác bạn cùng trang lứa.