Re:Tin Hot
bác gì ấy có anh mua biển số mấy tỷ mà còn ngán thu phí nữa ah. nhà giàu thiệt
bác gì ấy có anh mua biển số mấy tỷ mà còn ngán thu phí nữa ah. nhà giàu thiệt
Re:Tin Hot
Cũng có lí. Có tiền mua biển số chẳng lẻ không dám bỏ tiền xách xe ra đường khoe biển số.nghia.lacettiCDX nói:bác gì ấy có anh mua biển số mấy tỷ mà còn ngán thu phí nữa ah. nhà giàu thiệt
Re:Tin Hot
Chưa phải lúc thu phí sử dụng đường bộ
TT - Tuần trước, thông tin Nhà nước không có tiền điều chỉnh tăng lương tối thiểu cho công chức, viên chức gây choáng; tuần này thông tin "Từ 1-1-2013 thu phí sử dụng đường bộ" đã gây sốc.
Sốc nhất với tất cả những ai phải rong ruổi trên mọi ngả đường... ngập nước, bụi bặm và đầy ổ voi, ổ gà để mưu sinh.
Theo cánh tài xế, quốc lộ 20 đoạn từ TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đến ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) chỉ 90km nhưng phải đi trong bốn giờ do đường xấu - Ảnh: Mai Vinh Chỉ sau hai ngày khi Tuổi Trẻ thông tin về mức phí sử dụng đường bộ dự kiến sẽ thu, tòa soạn đã nhận được gần 300 ý kiến và đa số đều không đồng tình.
Dưới đây là một số lý do được nhiều người đưa ra để phản bác việc thu phí sử dụng đường bộ vào đầu năm tới: đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đường sá chất lượng kém, chưa có phương án thu phí sao cho công bằng mà chỉ thu theo kiểu cào bằng, lo ngại nguồn thu bị thất thoát do quản lý kém...
Nói về đời sống của người dân, công chức còn nhiều khó khăn, bạn đọc có địa chỉ email nga091178@... viết: "Kinh tế đang khó khăn, dân ta đã nghèo mà phải oằn vai gánh đủ mọi thứ phí. Tôi là công chức nhà nước, không tăng lương được cho tôi thì thôi chứ sao lại đè tôi ra mà thu thêm phí? Hiện nay cộng cả lương và các khoản phụ cấp mỗi tháng tôi được tròm trèm 7 triệu đồng mà phải nuôi hai đứa con đang tuổi ăn học...".
Bạn đọc Trần Văn Ðôn cũng chỉ ra một thực tế: "Kinh tế khó khăn, thu nhập của đại đa số người dân rất bấp bênh, vật giá ngày càng leo thang. Phải tìm giải pháp khác hợp lý hơn để bảo trì đường sá chứ không thể thu phí như thế này được". Bạn đọc hoanglamdrg@... còn lo việc thu thêm loại phí này khiến kinh tế sẽ càng đi xuống vì không kích thích nổi tiêu dùng.
Còn nói về chất lượng đường sá kém thì rất nhiều bạn đọc đã chỉ ra những con đường mưa ngập, không mưa cũng ngập và mặt đường đầy ổ, vũng như giăng bẫy người đi đường. Bạn đọc V.D. bức xúc: "Ai đi trên quốc lộ 13, đoạn từ cầu Tham Rớt đến thị xã Bình Long (Bình Phước) mới thấy kinh hoàng. Ðường mới làm chưa được bao lâu đã sụt lún, ổ gà, ổ trâu chằng chịt, vá chằng vá đụp, thế mà có đến hai trạm thu phí. Như thế chưa đủ sao mà bây giờ lại thu thêm phí sử dụng đường bộ".
Bạn đọc có địa chỉ email hoang _ luan19@... đặt vấn đề: "Liệu khi thu phí thì các bộ chức năng có dám hứa chất lượng đường sá sẽ tốt không? Nếu tai nạn giao thông xảy ra vì đường hư, xuống cấp (ví vụ như vụ tai nạn gần đây mà báo chí đưa tin là nạn nhân sụp ổ gà té rồi bị xe cán chết) thì cơ quan quản lý đường có chịu trách nhiệm không hay là thân ai nấy lo?".
Bạn đọc Võ Anh Tuấn (anhtuan1215@...) đã đưa ra ví dụ sau đây để nói rằng việc thu phí sử dụng đường bộ theo kiểu cào bằng trên đầu xe là chưa hợp lý: "Xe của một người chỉ đi lại loanh quanh trong thành phố mỗi ngày 5-10km mà thu phí bằng xe taxi chạy hằng ngày là quá phi lý...".
Tuần qua, trong tổng số 2.820 ý kiến phản hồi các tin, bài trên Tuổi Trẻ, bạn đọc còn quan tâm bình luận các tin bài như: Thủ tướng nhận lỗi tại kỳ họp Quốc hội; Vàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?, Trẻ em nam bị lạm dụng tình dục, Kỷ luật cảnh sát giao thông bị tố cưỡng bức nữ doanh nhân...
TÒA SOẠN
* Ông NGUYỄN VĂN DŨNG (chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải và dịch vụ du lịch Sài Gòn):
Nên dời thời gian thu phí
Hiện nay Hợp tác xã vận tải và dịch vụ du lịch Sài Gòn có 150 xe khách hoạt động ở bến xe miền Đông đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc. Với số lượng xe trên nếu phải đóng phí sử dụng đường bộ thì bình quân mỗi năm phải đóng 1,8 tỉ đồng. Đây là khoản phí quá nặng đối với hợp tác xã cũng như các xã viên. Ngoài ra, việc thu phí 6 tháng hoặc 1 năm theo kỳ kiểm định xe là không hợp lý vì không phải tất cả xe đều hoạt động quanh năm, mà có những xe bị hư hỏng phải sửa chữa khiến xe không hoạt động đến vài tháng...
Chắc chắn khi đóng phí sử dụng đường bộ thì xe khách sẽ tăng giá vé để bù đắp chi phí, như vậy sẽ ảnh hưởng đến người dân đi xe. Hiện nay kinh tế còn rất khó khăn nên chúng tôi kiến nghị dời thời gian thu phí thêm ít nhất sáu tháng hoặc một năm nữa. Đồng thời phải có cách thu sao cho công bằng, hợp lý.
* Ông THÁI VĂN CHUNG (tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM):
Gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp
Hiện nay các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa hoạt động hết công suất về vận chuyển hàng hóa. Nếu áp dụng thu phí sử dụng đường bộ từ 1-1-2013 sẽ gây khó khăn thêm cho các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa.
Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP đã đề xuất nếu thu phí này thì nên thu qua xăng dầu cho công bằng và hợp lý.
Chưa phải lúc thu phí sử dụng đường bộ
TT - Tuần trước, thông tin Nhà nước không có tiền điều chỉnh tăng lương tối thiểu cho công chức, viên chức gây choáng; tuần này thông tin "Từ 1-1-2013 thu phí sử dụng đường bộ" đã gây sốc.
Sốc nhất với tất cả những ai phải rong ruổi trên mọi ngả đường... ngập nước, bụi bặm và đầy ổ voi, ổ gà để mưu sinh.
Theo cánh tài xế, quốc lộ 20 đoạn từ TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đến ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) chỉ 90km nhưng phải đi trong bốn giờ do đường xấu - Ảnh: Mai Vinh Chỉ sau hai ngày khi Tuổi Trẻ thông tin về mức phí sử dụng đường bộ dự kiến sẽ thu, tòa soạn đã nhận được gần 300 ý kiến và đa số đều không đồng tình.
Dưới đây là một số lý do được nhiều người đưa ra để phản bác việc thu phí sử dụng đường bộ vào đầu năm tới: đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đường sá chất lượng kém, chưa có phương án thu phí sao cho công bằng mà chỉ thu theo kiểu cào bằng, lo ngại nguồn thu bị thất thoát do quản lý kém...
Nói về đời sống của người dân, công chức còn nhiều khó khăn, bạn đọc có địa chỉ email nga091178@... viết: "Kinh tế đang khó khăn, dân ta đã nghèo mà phải oằn vai gánh đủ mọi thứ phí. Tôi là công chức nhà nước, không tăng lương được cho tôi thì thôi chứ sao lại đè tôi ra mà thu thêm phí? Hiện nay cộng cả lương và các khoản phụ cấp mỗi tháng tôi được tròm trèm 7 triệu đồng mà phải nuôi hai đứa con đang tuổi ăn học...".
Bạn đọc Trần Văn Ðôn cũng chỉ ra một thực tế: "Kinh tế khó khăn, thu nhập của đại đa số người dân rất bấp bênh, vật giá ngày càng leo thang. Phải tìm giải pháp khác hợp lý hơn để bảo trì đường sá chứ không thể thu phí như thế này được". Bạn đọc hoanglamdrg@... còn lo việc thu thêm loại phí này khiến kinh tế sẽ càng đi xuống vì không kích thích nổi tiêu dùng.
Còn nói về chất lượng đường sá kém thì rất nhiều bạn đọc đã chỉ ra những con đường mưa ngập, không mưa cũng ngập và mặt đường đầy ổ, vũng như giăng bẫy người đi đường. Bạn đọc V.D. bức xúc: "Ai đi trên quốc lộ 13, đoạn từ cầu Tham Rớt đến thị xã Bình Long (Bình Phước) mới thấy kinh hoàng. Ðường mới làm chưa được bao lâu đã sụt lún, ổ gà, ổ trâu chằng chịt, vá chằng vá đụp, thế mà có đến hai trạm thu phí. Như thế chưa đủ sao mà bây giờ lại thu thêm phí sử dụng đường bộ".
Bạn đọc có địa chỉ email hoang _ luan19@... đặt vấn đề: "Liệu khi thu phí thì các bộ chức năng có dám hứa chất lượng đường sá sẽ tốt không? Nếu tai nạn giao thông xảy ra vì đường hư, xuống cấp (ví vụ như vụ tai nạn gần đây mà báo chí đưa tin là nạn nhân sụp ổ gà té rồi bị xe cán chết) thì cơ quan quản lý đường có chịu trách nhiệm không hay là thân ai nấy lo?".
Bạn đọc Võ Anh Tuấn (anhtuan1215@...) đã đưa ra ví dụ sau đây để nói rằng việc thu phí sử dụng đường bộ theo kiểu cào bằng trên đầu xe là chưa hợp lý: "Xe của một người chỉ đi lại loanh quanh trong thành phố mỗi ngày 5-10km mà thu phí bằng xe taxi chạy hằng ngày là quá phi lý...".
Tuần qua, trong tổng số 2.820 ý kiến phản hồi các tin, bài trên Tuổi Trẻ, bạn đọc còn quan tâm bình luận các tin bài như: Thủ tướng nhận lỗi tại kỳ họp Quốc hội; Vàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?, Trẻ em nam bị lạm dụng tình dục, Kỷ luật cảnh sát giao thông bị tố cưỡng bức nữ doanh nhân...
TÒA SOẠN
* Ông NGUYỄN VĂN DŨNG (chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải và dịch vụ du lịch Sài Gòn):
Nên dời thời gian thu phí
Hiện nay Hợp tác xã vận tải và dịch vụ du lịch Sài Gòn có 150 xe khách hoạt động ở bến xe miền Đông đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc. Với số lượng xe trên nếu phải đóng phí sử dụng đường bộ thì bình quân mỗi năm phải đóng 1,8 tỉ đồng. Đây là khoản phí quá nặng đối với hợp tác xã cũng như các xã viên. Ngoài ra, việc thu phí 6 tháng hoặc 1 năm theo kỳ kiểm định xe là không hợp lý vì không phải tất cả xe đều hoạt động quanh năm, mà có những xe bị hư hỏng phải sửa chữa khiến xe không hoạt động đến vài tháng...
Chắc chắn khi đóng phí sử dụng đường bộ thì xe khách sẽ tăng giá vé để bù đắp chi phí, như vậy sẽ ảnh hưởng đến người dân đi xe. Hiện nay kinh tế còn rất khó khăn nên chúng tôi kiến nghị dời thời gian thu phí thêm ít nhất sáu tháng hoặc một năm nữa. Đồng thời phải có cách thu sao cho công bằng, hợp lý.
* Ông THÁI VĂN CHUNG (tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM):
Gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp
Hiện nay các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa hoạt động hết công suất về vận chuyển hàng hóa. Nếu áp dụng thu phí sử dụng đường bộ từ 1-1-2013 sẽ gây khó khăn thêm cho các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa.
Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP đã đề xuất nếu thu phí này thì nên thu qua xăng dầu cho công bằng và hợp lý.