theo các chuyên gia kỹ thuật, Bình chữa cháy thuộc dạng khí nén ở áp suất cao, điều kiện bảo quản rất nghiêm ngặt trong nhiệt độ mát mẻ, trung bình từ dưới 10 độ C đến 55 độ C. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam, nhất là vào mùa hè, khi phần lớn các phương tiện đều trong cảnh "dầm mưa dãi nắng" do diện tích dành cho giao thông tĩnh trong tình trạng thiếu nghiêm trọng, thì nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới trên 60 độ C. Đặc biệt, những vị trí nằm dưới kính xe, chịu hấp thụ trực tiếp ánh nắng mặt trời, nhiệt độ sẽ cao hơn rất nhiều so với ngưỡng "chịu đựng" của các Bình chữa cháy mini. Khi gặp nhiệt độ cao, thể tích các chất lỏng bên trong BCC tăng theo, chỉ cần một va chạm nhỏ, một cú xóc trên đường... cũng có thể xảy ra cháy nổ. Trên thực tế đã có nhiều vụ nổ BCC trên xe ô tô gây thiệt hại nặng nề cho chủ phương tiện. Chưa kể, hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng nếu thời điểm BCC phát nổ, trên xe đang có người. Tuy việc trang bị BCC và những hệ lụy từ nó mang lại còn nhiều phức tạp, nhưng tính hiệu quả của BCC mini không được đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, một chiếc BCC mini chỉ "giải quyết" được những đám cháy nhỏ, hoàn toàn "vô hiệu" khi cháy nổ lớn xảy ra. Bên cạnh đó, chất lượng của các loại BCC cũng là vấn đề được đặc biệt quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cả người và phương tiện.
vì vậy không nên trang bị BCC mini trong xe hơi, chấp nhận đóng phạt để đảm bảo tính mạng cho mình và người xung quanh. xem như đóng góp thêm một phần ngân sách cho các chuyên gia ngồi nghĩ ra luật.