Ở các mẫu xe có hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control thường đi kèm với tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit). Hãy cùng tìm hiểu nhanh tính năng giới hạn tốc độ Speed Limit này.
Tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit) là gì và công dụng ra sao?
Bên cạnh hệ thống kiểm soát hành trình (Cruise control) giúp xe duy trì tốc độ ổn định trên đường dài. Một số mẫu xe ngày này còn có thêm tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit), tính năng này giúp cho xe không thể vượt tốc độ đã cài đặt trước đó, ngay cả khi người lái đạp chân ga tăng tốc.
Tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit) là một tính năng khá hữu ích, giúp người lái không vượt quá tốc độ quy định. Tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit) giúp ngăn chặn việc vô tình vượt quá tốc độ khi lái xe, nhất là trong khu vực đông dân cư giới hạn tốc độ.
Ngoài nhiệm vụ không vi phạm tốc độ quy định, tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit) còn giúp người lái tránh được các nguy cơ gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác hay người đi bộ trong khu vực đông dân cư.
Cách sử dụng tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit)
Cách sử dụng tính năng Cruise Control và Speed Limit giữa các dòng xe tương tự như nhau.
Để sử dụng tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit), trên vô lăng người lái chỉ cần nhấn vào nút “LIM” hoặc tay lẫy trên một số dòng xe như Mercedes-Benz. Hệ thống này đang hoạt động sẽ báo ở bảng đồng hồ hỗ trợ lái.
Sau đó người lái căn chỉnh thay đổi tốc độ bằng nút SET+ (tăng tốc độ) và SET- (giảm tốc độ). Để tắt chế độ Speed Limit, người lái chỉ cần bấm nút OFF hay Cancel trên vô lăng.
Sau khi đã thiết lập tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit) với tốc độ tối đa mà người lái muốn di chuyển. Nếu xe đạt tốc độ đó thì xe sẽ không đi nhanh hơn nữa, ngay cả khi người lái tiếp tục nhấn chân ga (nhẹ nhàng), vì khi xe đang được thiết lập tính năng giới hạn tốc độ, hệ thống máy tính sẽ can thiệp và giới hạn tốc độ của xe.
Tính năng giới hạn tốc độ này vẫn sẽ hoạt động khi người lái giảm tốc độ và tăng tốc, người lái sẽ phải điều chỉnh thường xuyên nếu muốn giới hạn tốc độ thay đổi. Ngoài ra, người lái cũng có thể tắt giới hạn tốc độ bằng cách nhấn mạnh vào chân ga.
Sự khác biệt giữa hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control và tính năng giới hạn tốc độ Speed Limit
Khi sử dụng tính năng giới hạn tốc độ, người lái hoàn toàn kiểm soát được chiếc xe. Tuy nhiên, người lái cần phải tiếp tục nhấn chân ga để giữ cho xe di chuyển. Nếu không, xe sẽ giảm tốc độ và dừng lại.
Kiểm soát hành trình sẽ kiểm soát chân ga để duy trì tốc độ ổn định. Người lái không cần phải nhấn chân ga. Ở các mẫu xe hiện đại sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng tiên tiến hơn, hệ thống này cung cấp một số tính năng như phanh, cho phép xe duy trì khoảng cách nhất định với xe phía trước. Cả hai hệ thống có thể tắt bằng cách nhấn bàn đạp hoặc tắt bằng cách nhấn nút.
Tính năng giới hạn tốc độ thông minh (Intelligent speed limit)
Hiện nay, một số hãng xe như hãng Ford đã cung cấp tính năng giới hạn tốc độ thông minh (Intelligent Speed Limit) hay Mercedes-Benz với tên gọi khác là Active Speed Limit Assist. Có thể nói đây là một tính năng hỗ trợ lái tiên tiến hơn tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit) thông thường, khi nó có thể phát hiện các biển báo đường bộ giới hạn tốc độ nhờ vào camera quan sát trên xe.
Về cơ bản, khi người lái lái xe vào khu vực có giới hạn tốc độ như khu dân cư, tính năng giới hạn tốc độ thông minh này sẽ tự động nhận diện biển báo đường bộ quy định tốc độ tối đa, sau đó điều chỉnh hạn chế tốc độ của xe cho phù hợp.
Tuy nhiên, tính năng giới hạn tốc độ thông minh (Intelligent Speed Limit) hoạt động dựa trên camera này có thể sẽ không phát hiện ra biển báo quy định tốc độ trong một số trường hợp như biển báo bị che khuất hay thời tiết. Thậm chí là có thể đọc nhầm biển báo. Chính vì thế, người lái phải luôn chủ động chú ý đến biển báo tốc độ, đừng nên quá phụ thuộc vào tính năng giới hạn tốc độ thông minh.
Các mẫu xe có trang bị tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit) tại Việt Nam
Tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit) thường có mặt trên các dòng xe sang tại thị trường Việt Nam như Mercedes-Benz C180 AMG, Mercedes-Benz E 300 AMG, BMW X5, BMW 530i và hơn nữa.
>>> Xem thêm