Reự kiến địa điểm tổ chức off xa nhà của lớp Nhiếp ảnh OS
ungdung nói:
Em thấy bảo đi rừng là có vắt, đề nghị các bác, các mợ đi giầy, vớ cao cổ, em sẽ chuẩn bị bông, gạc, Berberinvà dầu gió để đề phòng sự cố.(đi rừng bôi dầu gió vào tay, chân sẽ ko sợ muỗi, côn trùng đốt, vắt cắn).
Bác nào có kinh nghiệm đi rừng thì chia sẻ để ace biết và chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi ạ.
E sưu tập kinh nghiệp đi rừng để các bác chuẩn bị
Mách bạn “kinh nghiệm đi rừng”</h1> Thứ Bẩy, 10/03/2012, 05:00 PM (GMT+7)
(du lich) - Du lịch qua rừng không đơn giản như bạn nghĩ, hãy chuẩn bị cho mình những kỹ năng và nghe chia sẻ kinh nghiệm hay của những người đi trước dưới đây nhé.
Việc đầu tiên là chọn một khu rừng để chinh phục, khám phá. Tất nhiên phải là rừng nguyên sinh. Địa điểm tập kết cắm trại nên cách khu dân cư gần nhất khoảng 15km là vừa. Đặc biệt phải là nơi có nước như sông, suối. Nếu đi lần đầu thì nên tham khảo ý kiến của kiểm lâm, hoặc người dân địa phương. Có người dẫn đường càng tốt.
Thứ hai, mỗi người tham gia phải chuẩn bị sức khỏe thật tốt. Vì leo núi cần sự dẻo dai và sức chịu đựng của đôi chân. Nhiều người từng bị căng cơ, chuột rút mà bỏ cả chuyến đi. Nên tập chạy thể dục trước đó mươi ngày.
1. Những đồ dùng cá nhân chuẩn bị
Quần áo mặc đi rừng là quần áo dã ngoại của quân đội (1 – 2 bộ) gồm: dầy cao su hoặc dép giọ, tất chống vắt, quần áo, mũ tai bèo). 01 bộ quần áo ấm để mặc khi ngủ ban đêm (vì ban đêm trong rừng rất lạnh). Quần áo lót, tất (đem nhiều, để còn thay khi ướt vì khi ướt, quần áo ngoài có thể uớt còn quần áo lót thì không thể để ướt)
Mũ tai bèo vành mềm. Không nên đội các loại mũ vành cứng vì sẽ gây khó khăn trong việc len lỏi qua những bụi rậm.
Mũ tai bèo mềm hữu dụng hơn mũ lưỡi trai rất nhiều
Ba lô (tốt nhất là ba lô bộ đội vì dã chiến, bền, nhiều ngăn)
Giày bata đế cao su nhọn. Tác dụng tránh trơn trượt; 01 bình xịt gián hoặc muỗi; 01 con rựa nhỏ + 01 con dao con; 01 chiếc võng + 1 miếng ni-lông (2m x 1,5m; 01 đèn chiếu sáng (loại dùng pin); vài cục Pin con Ó: có tác dụng để sạc điện thoại hoặc làm nhiều thứ liên quan đến chiếu sáng; 01 bộ áo mưa; 01 bao ni-lông loại lớn. Thìa, cốc nhựa, bật lửa, la bàn.
Lưu ý : Tuỳ theo số ngày đi rừng dự kiến mà bạn đem số lượng quần áo, thuốc men cho vừa. Nguyên tắc chính là đem đủ, vừa phải, thật nhẹ, gọn.
Đừng quên một vật dụng quan trọng là chiếc la bàn.
Đồ dùng cho cả đoàn
Rựa lớn: dùng để chặt cây to hoặc đi kiếm củi; Tấm bạt: đủ rộng; Dây thừng: dây rừng rất nhiều nhưng nên chuẩn bị sẵn để phòng trường hợp xảy ra bất trắc có cái dùng ngay.
Vài khúc xăm (ruột) xe để nhóm lửa (rất có tác dụng khi rừng vừa trải qua cơn mưa).
Chuẩn bị đồ ăn uống:
Không nên đem quá nhiều thứ lỉnh kỉnh. Tốt nhất chỉ gạo, mắm, muối, dầu, thịt, cá (hộp), ít nghệ tươi, cà phê. Ít bát, chén. Đặc biệt không thể thiếu 1 - 2 cái xoong. Lên rừng thiếu xoong thì chỉ có chết đói trở về. Trừ trường hợp bạn biết nấu cơm bằng ống giang của người dân tộc.
Đồ hộp rất thích hợp với việc đi rừng.
Các loại thuốc y tế
Thuốc đau bụng, cảm sốt, bông băng, sát trùng, kim chỉ y tế (nếu bạn biết khâu vết thương)… Túi y tế du lịch. Và một ít tỏi.
2. Khi di chuyển trong rừng
- Thời gian có thể đi được trong rừng từ 6h sáng đến 4h chiều
Do đó phải căn thời gian để đến đích, chỗ nghỉ cho hợp lý. Sau 4h chiều rừng đã bắt đầu tối. Đây là thời gian để ổn định chỗ ngủ và nấu cơm ăn tối.
-Trước khi đi cần ăn mặc quần áo cẩn thận, kín, áo trong cho vào trong quần.
- Bắt buộc nên thuê dân địa phương đi cùng vì dân địa phương thông thạo địa hình sẽ tránh bị lạc và tìm được nhiều đường đi tắt ngoài ra dân địa phương khoẻ nên sẽ giúp mang đồ giúp. Hơn nữa họ nói được tiếng dân tộc của họ nên họ coi như phiên dịch cho ta khi gặp người dân tộc khác.
- Tuỳ điều kiện thời tiết, trời khô thì dùng giầy, trời mưa đường trơn, nhiều vũng nước thì nên dùng dép.
- Bôi một vòng cao nóng quanh tất chống vắt để chống vắt bò lên trên
- Bất kỳ phần da hở nào (như bàn tay, cổ, mặt) và các phần quần áo như cổ áo, cổ tay áo đều bôi kem chống muỗi giúp cho côn trùng, muỗi không đốt khi di chuyển
- Khi đi trong rừng cần dẫm chắc chân để tránh trơn trượt.
- Đẽo một thanh gậy vừa tay làm “chiếc gậy Trường Sơn”. Chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ cứu bạn những lúc bị trượt chân đấy và tạo sự chắc chắn khi di chuyển.
Thời gian có thể đi được trong rừng từ 6h sáng đến 4h chiều
3. Khi ăn trong rừng
- Ăn trong rừng có phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi
- Bữa sáng phải ăn cơm thật no vì bữa này là quan trọng cung cấp chủ yếu năng lượng cho cả ngày
- Bữa trưa thường ăn trong khi đang di chuyển nền chỉ ăn được đồ khô như lương khô, bánh)
- Uống nước, nếu có thì dùng nước tăng lực Bò Húc rất hiệu quả,
- Dọc đường uống chè sâm vừa đỡ khát, vừa khỏe người. Kinh nghiệm cho thấy nếu một buổi đi phải uống 4 chai nước khoáng thì nếu pha thêm chè sâm vào thì chỉ uống hết một chai thôi.
Đồ hộp rất thích hợp với việc đi rừng.
4. Khi ngủ trong rừng
Khi ngủ trong rừng cần thực hiện nguyên tắc sau
- Chọn thân cây chắc chắn để mắc
- Chọn vị trí có địa hình bằng phẳng, thông thoáng để ngủ. Không chọn chỗ dưới chân núi có nhiều đá.
- Chỗ ngủ phải nằm xen giữa các hàng cây (đề phòng mưa bão, cây đổ đè lên người)
- Mắc võng cao so với mặt đất 0,8 – 1,0 m
- Dưới võng phải phẳng không có tảng đá hay vật nhọn nào (đề phòng võng đứt dây, bị ngã sẽ va, đâm vào vật nhọn)
- Buổi tối ngủ phải nhóm lửa, giúp giữ ấm và xua đuổi thú dữ.
- Khi đi đái phía taluy dương cần ngửa đầu lên nhìn phái trên, đề phòng đá lăn
5. Những nguy hiểm cần đề phòng:
Nguy hiểm từ những loại côn trùng và thú dữ
- Đối với vắt
Đối với vắt thì như trên dùng biện pháp bôi cao nóng quanh tất chống vắt để phòng không cho vắt bò lên.
Khi bị vắt cắn rồi thì có thể dùng các biện pháp sau: lấy bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt, dùng muối + ớt chấm vào nó…
- Đối với ruồi vàng
Khi bị ruồi vàng đốt phải thật bình tĩnh dùng bật lửa hơ đít con rưồi vàng để nó rút vòi đốt ra khỏi người mình. Nếu theo phản xạ tự nhiên thấy ngứa lấy tay dựt nó ra thì cái vòi của nó vẫn còn lại trong thịt ta. Chỗ thịt đó sẽ thối và sẽ ngứa dai dẳng trong suốt ba năm cơ đấy.
- Đối với hổ
Hổ sợ nhất là vật nhọn (cho nên khu vực rừng nứa, rừng lau thường không có hổ) do đó khi đi trong địa phận có hổ cần đeo sau lưng một cây gậy dựng đứng lên trời. Khi gặp hổ thì cứ cầm con dao nhọn giơ trước mặt hướng mũi dao lên trời.
- Đối với rắn
Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay.
Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy đến ngất thì băng bó lại.
Đề phòng với muỗi và những loài côn trùng
Nguy hiểm về thiên nhiên
Cắm trại ở gần sông, suối thì nên cẩn thận khi tắm rửa, giặt giũ. Tuyệt đối không được lai vãng trên đỉnh các ngọn thác, rất dễ tai nạn.
Nếu trời mưa, dù to hay nhỏ cũng phải di chuyển lên cao. Vì ở rừng, lũ về rất bất chợt và cực kỳ nguy hiểm. Nếu trời không mưa mà thấy nước tự nhiên chuyển qua màu đùng đục, có lá mục trôi xuống thì cũng nên di chuyển lên cao. Vì đó là báo hiệu có thể lũ sắp về.
Nguy hiểm từ con người
Đi rừng rất dễ gặp các “đồng chí” lâm tặc. Bạn cũng có thể sa vào bẫy thú rừng, hoặc gặp thuốc nổ, châm điện ở các suối lâm tặc dùng bắt cá. Lâm tặc thường làm lán ở lại lâu ngày và đa số rất bặm trợn. Nên tránh xa lán, trại của họ. Nếu có đụng mặt thì chỉ cười, nói xã giao vài ba câu rồi đi. Không phải ai cũng xấu nhưng đề phòng vẫn tốt hơn.
Lạc rừng
Đi rừng rất dễ bị lạc. Nếu như không có người dẫn đường ta nên đi theo đường mòn của dân đi củi, làm gỗ. Hết đường mòn thì dừng lại, cắm trại, sinh hoạt.
Nếu lạc thì tìm đến sông suối và đi theo hướng nước chảy thể nào cũng về dưới xuôi. Vừa khỏi chết khát, vừa tìm người để thuê họ dẫn về.