Trước nhất tôi xin tạm dịch và đôi khi cũng có những ý kiến thêm vào.
Theo lepetitjournal.com/Hochiminhville 9 tháng 5 năm 2016 // tác giả : Marielle Capelle
An toàn giao thông - con đường, là nguyên nhân chết người đầu tiên ở Việt nam, nhất là giới trẻ
Thường được gọi với tên rất ấn tượng,” bệnh dịch tiềm ẩn” , những con đường và giao thong ở VN theo OMS (Organisation mondial de la Santé) là nguyên nhân đầu tiên gây ra chái chết của tuổi trẽ từ 15 đến 25 tuổi ở Việt Nam, và trong 90% yếu tố là từ con người, ngủ gật, vật tốc, cồn bia, điện thoại và cố tình vi phạm luật lệ và không tuân hành luật lệ giao thông
So với cùng thời kỳ, mặc dầu có ít tai nạn, nhưng số lượng người chết lại tăng cao, chỉ trong vòng 2 tháng 2016 đã có 1590 người chết và 3367 người bị thương, giãm 489 tại nạn , bớt được 389 người bị thương nhưng số lượng người chết tăng hơn 23 người so với năm 2015-2016
Vào 2013 Việt Nam xếp hạng thứ .. 45 về quốc gia nguy hiệm nhất về an ninh đường bộ, với trung bình 23,1 người chết cho 100.000 người, hay chính thức 55 người cho 100.000 xe. So với Pháp hạng 153 với mật độ 5.65 người chết cho 100.000 dân, tạm gọi là đội sổ về số người chết ít nhất của thế giới
Vào 2010, bộ giao thông vận tải tuyên bố chỉ có 11.000 người chết so với số liệu 15.464 của bộ bộ y tế xã hội về vấn đề an ninh giao thong. Nhiều người nghĩ là số lượng trên chưa chắc đúng và có thể vượt hơn 30%, rất khó đoán đực con số chính xác, nhưng điều chắc chắn là đị tai nạn, chết tại chổ, và có thể chết sau khi vào viện. Thật sự tai nạn giao thong ở VN giết quá nhiều người
Với nhãy vọt về kinh tế, Việt Nam rất khó giải quyết về số lượng xe càng lúc càng đông, so với xe đạp cách đây hơn 20 năm và lần lượt được thay thế bằng các xe máy, và dỉ nhiên các xe hơi vào những tháng cuối năm
Hanoi đã nhận biết số lượng xe 2 bánh gấp 6 lần trong 10 năm và có 3.7 triệu bản số được cấp vào 2015n nhưng số lượng xe hơi tăng vọt đáng kể với 30 lần
Nếu như 90% các xe 2, hoặc 3 bánh thì xác xuất lại thay đổi rất mau chóng, thì xe 4 bánh ngay cả đánh thuế 100% nhập khẩu, nhưng số lượng vẩn tăng lên hằng ngày, vào 2015 143.392 bản số mới dành cho xe 4 bánh (dưới 7 chổ) +42,8% so với 2014 và 101.522 những xe khác. Đây là bằng chứng hung hồn cho một quốc gia đang phát triển
Trừ trường hợp hạ tầng cơ sở không theo kịp với đà tăng trưởng của số lượng xe thì rất nhiều người xữ dụng chiếc xe không đủ trình độ, hay không điều khiển được ngay cả phương tiện mình đang xữ dụng, và có thể từ đó xẩy ra những tình trạng bắt buộc, như vượt đèn, chạy ngược chiều, trên cả lề đường, ngườc chiều cao tốc, không nhường ưu tiên … Chưa tính đến luật lệ chưa đủ để răn đe khi người cầm lái vẩn trong tình trạng sai xỉn, dùng ma tuý, gây phê, điện thoại ...và nếu có sự cố xảy ra đôi khi chỉ cần 1 cú điện thoại, một bao thơ dầy cộm, có thể giải quyết được vấn đề
Ngay cả điều hành giao thông cũng không thể nào giải quyết đúng theo luật lệ : cảnh sát giao thông đôi khi không đủ trình độ, và đôi khi phạt không đúng cách, sai nguyên tắc và vì đó có rất nhiều người đi luồng trái , luồng phải, quen biết, hay chỉ cần một số tiền nhỏ là có thể giải quyết được mọi việc, và họ cũng quên đi mau chóng những gì mình đã làm. Do đó các nười cầm bằng lái xe không bao giờ sợ vào cảnh sát giao thong, rất bình thường khi trước mặt là người cảnh sát, họ sẽ đi chậm lại, và sau đó là tăng tốc ngay. Hay thậm chí đậu đèn đỏ chỉ vì có chốt cảnh sát, và vượt vì …đường trống trơn mặc dầu đèn vẩn đỏ. Vậy con người Việt Nam với luật lệ giao thông là như thế nào đây ?
Luật lệ đi đường rất ít khi được áp dụng, và nhiều khi nọ không cần biết hay hiểu rất mù mờ, Tôi không hiểu là họ học thật sư, hay mua bằng, hay học , nhưng thi thì chạy chọt.
Ở Vn thì phải coi chừng nếu như không muốn mất mạng một cách oan uổng là cứ theo phương trình lớn trước nhỏ sau : Xe tải, Xe Bus, Xe 4 bánh dưới 7 chổ, xe gắn máy và cuối cùng là người bộ hành
Về bằng lái như đã nói sơ ở trên thì lấy rất dể dàng, vài phút là có bằng lái, vài sự gởi gấm, quen biết, bao thư tay, Ngay cả khi thi cũng gian lận để làm sao có được trong tay cái tờ giấy mà người ta gọi là bằng lái xe. Nhìn với độ tăng trưởng về số lượng xe (so với số lượng người VN hiện tại vào thời điểm nầy) thì vấn đề quang trọng và cần thiết chính là làm sao để cải tổ lại tất cả hệ thống từ lái xe, bằng lái xe, hạ tầng, cho đến ý thức khi cầm lái mà hệ thống nầy đã hình thành từ lâu ? Làm thế nào đây ?
Trong khi chờ đợi thì hằng ngày 25, 30 người thậm chí hơn lại ra đi bởi không tuân hành luật lệ giao thông, quả là đáng tiếc
Người ta biết là 95% tai nạn thì là đàn ông, và trong đó 80% từ 25 đến 37 tuổi. Và hảy tưỡng tượng « bệnh dịch » nầy đả làm thất thoát về kinh tế thế nào cho một quốc gia đang phát triển
Lái vững, giử luật lệ, với cái đầu lạnh và trái tim nóng, không phải là điều xấu và không cần thiết.
Xin các bạn góp ý ....
Theo dẩn của trang dưới đây
https://lepetitjournal.com/ho-chi-m...de-mortalite-chez-les-jeunes-au-vietnam-80967
Bài dịch vào lần tới