Sao em Ford Fiesta với Focus về Việt Nam bị hất hủi dữ vậy.
Vì về VN giá nó bị thuế x3 bác ơi.
Sao em Ford Fiesta với Focus về Việt Nam bị hất hủi dữ vậy.
Xư sở sương mù nên ... tầm nhìn ngắn. Ăng lê nổi tiếng là bảo thủ thì nói làm gì!:3danbanh:Thị trường Anh ko phản ánh nhiều điều.
Vưng, em cũng thấy dân mình chỉ giỏi adua, đú đởn đám đông theo tụi Bắc Mỹ. Đần vãi ra.đúng rồi, theo bác này thì thị trường VN do Toy dẫn đầu nó mới nói lên nhiều điều và chính xác hơn nhiều
ở địa trung hải luôn sướng thế bác,mà bác học kinh tế ah,đúng là mỗi người hay khác là mỗi nước đều có cái gu riêng,chẳng biết được,riêng em thì chọn subaru,vừa an toàn vừa lái sướngCó bác đem tiêu chí, sở thích thị trường Việt Nam đánh giá thị trường ô tô Anh quốc và bảo nó không thể hiện được gì. Phải nói chẳng có thị trường ô tô nước nào có thể dùng để đánh giá thị trường vùng khác, nước khác được cả. Kể cả thị trường Mỹ. Bởi tập quán, sở thích tiêu dùng khác nhau thì loại xe dành cho số đông người tiêu dùng c
ũng khác nhau. Người Mỹ thích xe to, động cơ thể tích lớn, trước kia thì không màng đến tiết kiệm nhiên liệu, nhưng nay thì cũng "dua" theo điều này như các vùng khác trên thế giới, chứ cũng chẳng chơi sang mãi. 3 dòng xe được ưa chuộng là sedan family, pick up (bán tải) và SUV. Các nhãn hiệu ưa chuộng là của Nhật Bản, một số bán tải là của hãng Mỹ. Cuối cùng là máy xăng chứ chẳng thích máy dầu; nhưng gần đây Đức quốc xã... ờ quên Đức quốc cho ra các dòng sedan hạng sang máy dầu thì các anh Mỹ cũng mua ào ào. Lý do sau cùng được biết không phải họ thích bớt được ít tiền nhiên liệu mà là cái máy dầu này tuy nó không êm, không dọt bằng xăng, nhưng nó trì, nó bền hơn khá nhiều. Một cái máy xăng xài 150k km là muốn đổi xe, 250k km là phải dỡ máy... (Mỹ quốc ít có chuyện này)... nhưng máy dầu thì 250k km thì vẫn dùng tiếp. Tây Âu thì khác, họ thực tế hơn Mỹ quốc nhiều; đi nhà hàng ăn thừa thì cho hộp giấy mang về. Việc gì phải mua xe to xăng nhiều máy dư? trong khi xe người khác đút lọt chỗ đậu 4,5-5m, còn mình chạy lòng vòng nửa tiếng đồng hồ không đậu được xe? Vì vậy tiêu chí chỉ là hatchback. Trong cái list 10 xe bán chạy Anh quốc, 8 xe hatchback, trong đó 6 cái dòng B, 2 cái dòng C... nghĩa là chỉ dùng nhiều xe nhỏ. Việc gì phải dùng xe to cho tốn dầu (? !) mà lại khó đậu. Trừ những người thường đi làm xa thì sắm xe mạnh, còn lại cứ như thế mà mua xe (cụ thể nhất ví dụ như VW Golf 200 cv cho người đi xa, VW polo 105 cv cho người dùng lòng dòng thành phố...). Tâm lý mua xe giữ giá cũng không nhiều bằng ở Mỹ. Nói vậy không phải tưng ứng mà phát bởi người Mỹ thích mua xe đắt tiền hơn loại rẻ tiền, Tây Âu thì ngược lại. Có 1 điều là tỷ lệ người có xe ô tô trên dân số ở Mỹ không phải cao nhất thế giới. Các nước đứng đầu là ở Tây Âu như Ý, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh... Túm lại ở Tây Âu người ta không bỏ ra thêm 10-15k € hay £ để có thể rút ngắn vài giây đồng hồ cho sự tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chiếc xe của mình, mà họ quan tâm nhiều hơn việc có 4 hay 6 cái bong bóng (thay vì chỉ có 2) phòi ra nếu chẳng may húc đít xe khác, họ phải móc hầu bao tiết kiệm được hơn không nếu mua máy dầu? v.v... Có 1 sự đáng nực cười là ở Anh, xe Mỹ bán chạy nhất nhưng chính trên đất Mỹ, người Mỹ lại ưa chuộng xe Nhật, ở Anh người ta không chuộng xe Nhật, nhưng hãng Nissan Nhật Bản vẫn làm ăn tốt, trong khi hãng Nhật Mitsubishi ở Mỹ đã đóng cửa đang rao bán nhà máy...
Nam Á và Đông nam Á (không tính Việt nam) thì lại khác hoàn toàn, đây vừa là bản doanh, vừa là thị trường các hãng Nhật, Hàn. Sản phẩm ưa chuộng ở đây thuộc loại hổ lốn, kiểu gì mới mới, dáng đẹp một chút, nhất là giá rẻ thì dễ làm trùm. Các công xưởng to nhất nằm ở India, một đất nước cũng có các hãng sản xuất ô tô, tỷ như Tata, Maruti... nhưng xe ô tô của họ trước nay tiêu thụ nội địa và châu Phi là chính, xe rất chắc, rất bền cơ khí nhưng trang thiết bị chỉ ở mức cơ bản (phương Tây gọi là options = 0). Gần đây Suzuki và Huyndai đã tận dụng chính sách phát triển đầu tư ưu đãi, cùng giá nhân công có kỹ thuật khá rẻ để tung ra nhiều sản phẩm khá tốt, cạnh tranh sát ván, như Swift và i20 active. Nhìn chung vùng này họ có tiêu chí xe giá mềm, options khá và điều này được các hãng Nhật, Hàn thực hiện hoàn hảo.
Việt nam nằm trong tốp này theo địa lý, nhưng đứng riêng một góc tính theo thị hiếu và quan điểm tiêu dùng. Ở đây cũng đầy tính thực dụng cấp thấp. Họ có niềm đam mê xe hơi chẳng kém dân nơi nào trên vỏ trái đất, nhưng trong 1 nước thu nhập đầu người chỉ bằng từ 1/5-1/10 so với tuỳ nước, nhưng hàng rào quan thuế dựng lên, giáng vào đầu người muốn sở hữu xe ở mức xe đắt gấp 2 lần ở Mỹ. Vì vậy người có xe, ngồi trong xe có quyền nhìn người ngoài xe dưới con mắt. Họ có quyền tự hào vì xe là đống tài sản khó mơ ước, dễ gì có. Do đó xe phải là loại có tiếng, đặc biệt phải là loại giữ giá. Trong list này ngoài các xe sang nhãn hiệu Đức, có các loại Nhật của Toyota như Camry, Corolla (VN: Altis)... và Hàn (khá nhiều mark của Huyndai và Kia). Người Việt nam sẵn lòng vay thêm tiền để mua Camry, Altis thay vì chỉ đủ tiền mua K3, i30... Đấy là "phong cách" tiêu dùng Việt nam.
Trong phần còn lại của thế giới tiêu dùng ô tô chỉ đáng kể là Trung quốc (đúng ra cần kể đến Cuba, Nam Mỹ và Bắc Phi - nơi có sa mạc Sahara). Đây là thị trường bùng nổ của địa cầu, có mặt tất cả anh tài. Cũng là nơi các nhãn hiệu anh tài dù được bảo chứng quyền sở hữu bản quyền toàn cầu cũng không được bảo hộ. Vì rằng chính phủ họ bảo rằng họ làm sản phẩm này dù "nháy", cũng là để cho dân họ xài, cắc cớ gì kiện họ v.v... do đó các dòng xe sang, siêu xe muốn làm là làm được, và thực tế có nhiều xe nhái như thế bị kiện nhưng vô can... Hãng bán được nhiều xe nhất tại Trung Quốc là Volskwagen, nếu không có Trung Quốc thì Volskwagen không thể tiếm quyền GM để thành hãng lớn thứ 2 thế giới (nay còn lăm le lấy chức đứng đầu của Toyota). Chẳng biết vụ nổ Thiên tân mới rồi làm nám và bay nóc mấy nghìn cái xe có làm hãng này ảnh hưởng chỗ đứng gì không? Một số hãng Bắc Âu làm ăn thua lỗ cũng đã bị Trung Quốc thâu tóm như MG (Anh), Volvo (Thụy Điển)... Peugeot lại là trường hợp khác, hãng này đang gặp quá nhiều khó khăn tại thị trường truyền thống châu Âu khi đọ với các hãng khác ở phân khúc xe phổ thông khắc nghiệt như Volskwagen, Seat, Renault... Dù chậm chân hơn Volskwagen ở Trung Quốc nhưng thị trường này đã là cứu cánh cho Peugeot vượt qua cơn khủng hoảng năm 2012, vực dậy sản xuất mà không bị phá sản dưới sự trợ giúp của chính phủ Pháp và sự mở rộng tại thị trường Trung Quốc. Thị trường này là thánh nhân và cũng là quỷ dữ. Hiện họ là thị trường lớn thứ hai thế giới. Mục tiêu là họ sẽ xuất khẩu xe vận tải các cỡ cho các nước đang phát triển, tới 2020 xuất xe du lịch sang Mỹ, 2025 từng bước cạnh tranh với Hàn, Nhật...
Túm lại thị trường và thị hiếu tiêu dùng ô tô mỗi nơi mỗi khác. Thật vô lý nếu đánh giá thị trường này áp cho các phần còn lại; thị trường và thị hiếu tiêu dùng của Việt Nam không giống ai, nên ta không thể đứng trên đầu tất cả để phán xét bất cứ ai cả.
Một buổi chiều ở một thành phố ven Địa Trung Hải trời Tây vài dòng mạn đàm. Có gì chưa đúng mức các bác xá cho.