Em ngứa mỏ chút :
Cái tên Huỳnh Minh Siêng là bộ ba gồm: Hùynh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước viết bài 'Giải Phóng Miền Nam' (1961) làm ca khúc chính thức cho MTDT GPMN thành lập năm 1960.
Huỳnh, Mai được giao viết ca từ cho ca khúc trong khi Lưu được phân công phần nhạc.
Sau này Huỳnh có kể lại, khi đó Phạm Hùng, Bí thư TƯ.CMN yêu cầu tuyệt đối giữ bí mật việc sáng tác ca khúc này !?.
Về nội dung cần thể hiện những điểm sau: "Bài hát có tính chất Quốc ca này cần nhắm vào đối tượng không chỉ nhân dân miền Nam mà cho cả nhân dân Nam Trung Bộ và Nam Bộ; kêu gọi nhân dân Nam Trung Bộ và Nam Bộ trực tiếp đứng lên đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ tay sai của đế quốc Mỹ; nêu rõ triển vọng thống nhất đất nước Việt Nam...".
Lưu kể rằng cả 3 người đồng ý với việc chọn cái tên Huỳnh Minh Liêng (có cách gọi na ná tên của cả ba người) làm tác gỉa ca khúc GPMN, để thay thế cho tên thật.
Thế nhưng khi sắp chữ lên báo Nhân Dân thời đó, chữ L viết hoa lại bị nhìn nhầm thành chữ S nên mới có cái tên Huỳnh Minh Siêng và được giữ luôn!
(Pà mịa, cái tội của thaèng sắp chữ to thật !)
Có chung chủ đề như ca khúc GPMN (1961), Lưu còn viết 'Tiến về SG' (1966), khi nghe nhiều người cứ ngỡ ca khúc được viết cho sự kiện 1975 đâu biết rằng nó được viết cho biến cố Mậu Thân 1968.
Các ca khúc phổ thơ của Lưu có thể kể là ' Ca ngợi Hồ Chủ Tịch ' - phổ thơ Nguyễn Đình Thi (1947) - bài này được coi là ' Lãnh Tụ Ca ', 1969 Lưu viết nhạc theo lời của Diệp Minh Tuyền cho ca khúc có cái tên hơi ... sến : ' Tình Bác sáng đời ta ' - để mừng sinh nhật lần thứ 80 của Hồ Chủ Tịch. Sau đó Đài TNVN phát ca khúc này chỉ có điều là để khóc Bác thay vì mừng thọ như ý định ban đầu!
Ca khúc ' Hồn Tử Sĩ ' ban đầu có tên ' Hát Giang Trường Hận ' tác giả viết trước khi có CMT8, có nội dung tưởng vọng gương hy sinh của quân tướng Hai Bà Trưng trong lịch sử - từ cảm xúc một lần ông từng chân trên bờ sông Hát. Sau này tác giả chỉnh lại lời nhạc và đổi thành ' Hồn Tử Sĩ ' - thường được sử dụng trong các lễ truy điệu, tang lễ theo nghi thức cấp nhà nước của VN DCCH, rồi CH XHCN VN và cả VNCH cũng sử dụng ca khúc này cho mục đích đó !!!
Nói chung ông khá thành công với thể loại hành khúc, em kết ở ông ngoài ' Bạch Đằng Giang ', ' Hội Nghị Diên Hồng ', còn một ca khúc được thiếu nhi hát nhiều sau 1975 tại SG và nhiều nơi khác, đó là bản ' Liên Hoan Thiếu Nhi Thế Giới ' .
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=M9ddv9_JI6E&feature=player_embedded[/tube]