Hình như là "Tứ đại phú hộ".meteor nói:SG-GĐ xưa từng nổi tiếng với :
- Gia Định Tam Gia: :Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh (Có sách ghi là Ngô Nhân Tĩnh) và Trịnh Hoài Đức.
- Gia Định Tam Hùng : Đỗ Thanh Nhơn, Châu Văn Tiếp, Võ Tánh.
- Gia Định Ngũ hổ Tướng : Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Trương và Trương Tấn Bửu.
- Dân gian có câu ' Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa ' !!??
Em có thắc mắc cao nhơn nào am hiểu câu nói trên giải đáp giùm em với!?
Mấy cái ông bị tô đen, không thuộc phe XHCN nên tên đường bị de lét te hết rồi
meteor nói:SG-GĐ xưa từng nổi tiếng với :
- Gia Định Tam Gia: :Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh (Có sách ghi là Ngô Nhân Tĩnh) và Trịnh Hoài Đức.
- Gia Định Tam Hùng : Đỗ Thanh Nhơn, Châu Văn Tiếp, Võ Tánh.
- Gia Định Ngũ hổ Tướng : Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Trương và Trương Tấn Bửu.
- Dân gian có câu ' Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa ' !!??
Em có thắc mắc cao nhơn nào am hiểu câu nói trên giải đáp giùm em với!?
Tiểu nhơn lụm được cái này :
Đất Sài Gòn - Gia Định xưa vẫn còn lưu truyền những huyền thoại về các đại gia thời đầu thế kỷ. Đứng đầu trong số đó có lẽ phải nhắc tới Tứ Đại Hào Phú, giàu nhất Sài Gòn (gần như giàu nhất cả Nam Kỳ). Bốn người này được dân gian nhắc tới trong câu:
Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa.
1. Nhất Sỹ:
Tên thật là Lê Phát Đạt, sinh quán tại Cầu Kho, Sài Gòn, là ông ngoại của bà Nguyễn Hữu Thị Lan chính là Nam Phương Hoàng Hâu. Thưở nhỏ ông tên là Sĩ, sau theo học trường dòng nên đổi tên thành Đạt. Trở về sau khi đi du học, ông lại lấy tên cũ của mình, từ đó người ta quen gọi là ông Sĩ.
Khi ra trường, ông làm thông ngôn (interprète) rồi lên làm tham biện, sau đó là chức Huyện hàm. Vốn là công chức mẫn cán, có tài, ông được ưu tiên mua đất đai giá rẻ và muốn mua bao nhiêu cũng có. Huyện Sĩ đã đầu tư lớn đất đai ở Sài Gòn, Tân An... Một thời gian sau mật độ dân cư đông lên, đất đai trổ nên quý giá, mua một bán trăm. Với đầu óc thông minh, Huyện Sỹ đã khiến tài sản của mình tăng lên chóng mặt và trở thành đại gia lớn ở Sài Gòn.
Ngôi Thánh đường còn lưu dất tích đến ngày nay: nhà thờ Huyện Sĩ góc Nguyễn Trãi - Tôn Thất Tùng ngày nay chính do ông xây dựng.
2. Nhì Phương:
Tên đầy đủ là Đỗ Hữu Phương, sinh năm 1844 tại Saigon, nguyên chủng sinh tại Penang, là tổng đốc Sài Gò. Thông thạo tiếng Pháp, được Pháp chọn tham gia phái đoàn của Pháp trong cuộc thương lượng với triều đình Huế năm 1868. Sau đó Phương tham gia các cuộc tảo thanh chống Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Năm 1872, Phương được Pháp thăng chức tổng đốc Saigon. Tên ông được đặt cho một con đường ở Sài Gòn, nay là đường Châu Văn Liêm. Đây là một tay Việt gian, song xét về tài sản thì xứng đáng trong nhóm cự phú đứng đầu Sài Gòn.
Tài sản của Tổng đốc Phương tương truyền do bà vợ giỏi kinh doanh cộng với thế lực của chồng đã làm đủ việc để làm giàu, từ phân phối hàng hóa dịch vụ cho đến bất động sản. Người Pháp cũng muốn trả ơn sự "tận tuỵ" của Phương Tổng đốc mà giành cho gia đình này nhiều đặc quyền đặc lợi.
3. Tam Xường:
Tên thật là Lý Tường Quan, người Minh Hương. Giỏi tiếng Pháp, thông thuộc ngôn ngữ Hoa Việt, Lý Tường Quan làm thông ngôn cho chính quyền Pháp, được yêu mến và trọng dụng bởi sự thông minh, đắc dụng.
Đến năm 30 tuổi ông từ bỏ địa vị mà nhiều người mơ cũng không có được để bước vào lĩnh vực kinh doanh. Ông tập trung vào lĩnh vực kinh doanh lương thực dịch vụ, độc quyền cung cấp thịt cá cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận.
Không lâu, bá hộ Xường đã trở thành "trùm" về lương thực thực phẩm và công nghệ thời ấy. Dinh thự riêng của ông tọa lạc tại đường Gaudot (Hải Thương lãn Ông ngày nay) nguy nga bề thế, nhiều người nể vì. (Đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay cũng là đường tập trung nhiều đại gia sản xuất lớn).
4. Tứ Hỏa:
Tên đầy đủ là Hui Bon Hoa, hay người ta thường gọi thân mật là chú Hỏa. Ông là người có nhiều huyền thoại nhất trong tứ đại hào phú Sài Gòn xưa. Đi lên bằng hai bàn tay trắng (làm nghề đồng nát), nhiều người đã thêu dệt những câu chuyện như nhặt được vàng trong đống đồng nát, an táng mộ cha đúng long mạch hay bí mật mang vàng bạc từ Trung Quốc sang...
Song cuộc đời chú Hỏa là chuỗi ngày cần cù làm việc để làm giàu. Sau mấy chục năm đi thu mua ve chai (Thầu ve chai không phải là công việc thấp kém mang ít tiền như nhiều người nghĩ. Hiện Sài Gòn có những công ty thu mua giấy, sắt, dầu nhớt vụn và hàng tỷ thứ lung tung khác thải ra từ các khu công nghiệp, các nhà máy lớn, kiếm bộn tiền), kiếm được số vốn kha khá, chú Hỏa nhảy vào lĩnh vực bất động sản. Sài Gòn bây giờ bước từ thưở sơ khai sang thời buôn bán thịnh vượng, tụ hội dân tứ xứ nên đất đai luôn là điểm nóng. Trong vòng mười năm, tài sản chú Hỏa trở nên khổng lồ. Trước thế chiến thứ nhất, gia sản của chú Hỏa đã ngót nghét 20,000 căn nhà phố ở khắp Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn, thành lập công ty "Hui Bon Hoa và các con".
Ngày nay, hầu hết con cháu chú Hỏa đều đã sống ở nước ngoài. Dấu tích xưa chỉ còn tòa dinh thự đồ sộ nằm ở khu tứ giác Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình (Quận Nhất ngày nay). Ít người biết Trung tâm cấp cứu Sài Gòn trên đường Lê Lợi cũng là một công trình chú Hỏa dựng nên để tặng cho thành phố.
Đất Sài Gòn - Gia Định xưa vẫn còn lưu truyền những huyền thoại về các đại gia thời đầu thế kỷ. Đứng đầu trong số đó có lẽ phải nhắc tới Tứ Đại Hào Phú, giàu nhất Sài Gòn (gần như giàu nhất cả Nam Kỳ). Bốn người này được dân gian nhắc tới trong câu:
Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa.
1. Nhất Sỹ:
Tên thật là Lê Phát Đạt, sinh quán tại Cầu Kho, Sài Gòn, là ông ngoại của bà Nguyễn Hữu Thị Lan chính là Nam Phương Hoàng Hâu. Thưở nhỏ ông tên là Sĩ, sau theo học trường dòng nên đổi tên thành Đạt. Trở về sau khi đi du học, ông lại lấy tên cũ của mình, từ đó người ta quen gọi là ông Sĩ.
Khi ra trường, ông làm thông ngôn (interprète) rồi lên làm tham biện, sau đó là chức Huyện hàm. Vốn là công chức mẫn cán, có tài, ông được ưu tiên mua đất đai giá rẻ và muốn mua bao nhiêu cũng có. Huyện Sĩ đã đầu tư lớn đất đai ở Sài Gòn, Tân An... Một thời gian sau mật độ dân cư đông lên, đất đai trổ nên quý giá, mua một bán trăm. Với đầu óc thông minh, Huyện Sỹ đã khiến tài sản của mình tăng lên chóng mặt và trở thành đại gia lớn ở Sài Gòn.
Ngôi Thánh đường còn lưu dất tích đến ngày nay: nhà thờ Huyện Sĩ góc Nguyễn Trãi - Tôn Thất Tùng ngày nay chính do ông xây dựng.
2. Nhì Phương:
Tên đầy đủ là Đỗ Hữu Phương, sinh năm 1844 tại Saigon, nguyên chủng sinh tại Penang, là tổng đốc Sài Gò. Thông thạo tiếng Pháp, được Pháp chọn tham gia phái đoàn của Pháp trong cuộc thương lượng với triều đình Huế năm 1868. Sau đó Phương tham gia các cuộc tảo thanh chống Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Năm 1872, Phương được Pháp thăng chức tổng đốc Saigon. Tên ông được đặt cho một con đường ở Sài Gòn, nay là đường Châu Văn Liêm. Đây là một tay Việt gian, song xét về tài sản thì xứng đáng trong nhóm cự phú đứng đầu Sài Gòn.
Tài sản của Tổng đốc Phương tương truyền do bà vợ giỏi kinh doanh cộng với thế lực của chồng đã làm đủ việc để làm giàu, từ phân phối hàng hóa dịch vụ cho đến bất động sản. Người Pháp cũng muốn trả ơn sự "tận tuỵ" của Phương Tổng đốc mà giành cho gia đình này nhiều đặc quyền đặc lợi.
3. Tam Xường:
Tên thật là Lý Tường Quan, người Minh Hương. Giỏi tiếng Pháp, thông thuộc ngôn ngữ Hoa Việt, Lý Tường Quan làm thông ngôn cho chính quyền Pháp, được yêu mến và trọng dụng bởi sự thông minh, đắc dụng.
Đến năm 30 tuổi ông từ bỏ địa vị mà nhiều người mơ cũng không có được để bước vào lĩnh vực kinh doanh. Ông tập trung vào lĩnh vực kinh doanh lương thực dịch vụ, độc quyền cung cấp thịt cá cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận.
Không lâu, bá hộ Xường đã trở thành "trùm" về lương thực thực phẩm và công nghệ thời ấy. Dinh thự riêng của ông tọa lạc tại đường Gaudot (Hải Thương lãn Ông ngày nay) nguy nga bề thế, nhiều người nể vì. (Đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay cũng là đường tập trung nhiều đại gia sản xuất lớn).
4. Tứ Hỏa:
Tên đầy đủ là Hui Bon Hoa, hay người ta thường gọi thân mật là chú Hỏa. Ông là người có nhiều huyền thoại nhất trong tứ đại hào phú Sài Gòn xưa. Đi lên bằng hai bàn tay trắng (làm nghề đồng nát), nhiều người đã thêu dệt những câu chuyện như nhặt được vàng trong đống đồng nát, an táng mộ cha đúng long mạch hay bí mật mang vàng bạc từ Trung Quốc sang...
Song cuộc đời chú Hỏa là chuỗi ngày cần cù làm việc để làm giàu. Sau mấy chục năm đi thu mua ve chai (Thầu ve chai không phải là công việc thấp kém mang ít tiền như nhiều người nghĩ. Hiện Sài Gòn có những công ty thu mua giấy, sắt, dầu nhớt vụn và hàng tỷ thứ lung tung khác thải ra từ các khu công nghiệp, các nhà máy lớn, kiếm bộn tiền), kiếm được số vốn kha khá, chú Hỏa nhảy vào lĩnh vực bất động sản. Sài Gòn bây giờ bước từ thưở sơ khai sang thời buôn bán thịnh vượng, tụ hội dân tứ xứ nên đất đai luôn là điểm nóng. Trong vòng mười năm, tài sản chú Hỏa trở nên khổng lồ. Trước thế chiến thứ nhất, gia sản của chú Hỏa đã ngót nghét 20,000 căn nhà phố ở khắp Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn, thành lập công ty "Hui Bon Hoa và các con".
Ngày nay, hầu hết con cháu chú Hỏa đều đã sống ở nước ngoài. Dấu tích xưa chỉ còn tòa dinh thự đồ sộ nằm ở khu tứ giác Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình (Quận Nhất ngày nay). Ít người biết Trung tâm cấp cứu Sài Gòn trên đường Lê Lợi cũng là một công trình chú Hỏa dựng nên để tặng cho thành phố.
"Tứ" có nhiều nguồn gốc : tứ Trạch , tứ Bưởi , tứ Hỏa...Thường gọi là "tứ đại Phú hộ"
http://vi.wikipedia.org/w...1i_Ph%C3%BA_h%E1%BB%99
http://vi.wikipedia.org/w...1i_Ph%C3%BA_h%E1%BB%99
@all: cảm ơn các bác!
@anhbocau: dường như có nhiều cách lý giải về người thứ tư trong Tứ Đại Phú Hộ của SG - GĐ xưa, nhưng xem ra Chú Hoả là xứng đáng và được nhiều người đồng tình nhất!
Tương tự, lý giải cho Ông Lãnh trong địa danh Cầu/Chợ Ông Lãnh cũng có ý kiến phản bác cho rằng, Ông Lãnh còn có thể là Lãnh Sự Nguyễn Thành Ý - một quan chức lãnh sự thời Nam Kỳ được xem là thuộc Pháp,lãnh sự được thành lập ở SG để quan hệ ngoại giao giữa xứ thuộc Pháp với triều đình nhà Nguyễn - theo đó những người từ miền Trung trở ra vào SG làm ăn, sinh sống, ... đều phải được toà lãnh sự này chấp nhận và cấp thị thực !
Do đó theo ý kiến của ông Sơn Nam thì cầu Ông Lãnh là được gọi theo chức danh của vị lãnh sự thường đến làm việc tại toà lãnh sự gần địa điểm nói trên, tuy nhiên, nếu xét theo khoảng thời gian ông làm việc từ sau hoà ước Giáp Tuất 1874 chỉ đến 1883, trong khi đó theo Trương Vĩnh Ký, cầu gỗ chỉ được làm theo lệnh Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng từ năm 1885, khi ông nhận nhiệm vụ trấn nhậm tại đồn Cây Mai, vùng Thủ Thiêm và đình Nhơn hoà thuộc Q1 ngày nay.
@anhbocau: dường như có nhiều cách lý giải về người thứ tư trong Tứ Đại Phú Hộ của SG - GĐ xưa, nhưng xem ra Chú Hoả là xứng đáng và được nhiều người đồng tình nhất!
Tương tự, lý giải cho Ông Lãnh trong địa danh Cầu/Chợ Ông Lãnh cũng có ý kiến phản bác cho rằng, Ông Lãnh còn có thể là Lãnh Sự Nguyễn Thành Ý - một quan chức lãnh sự thời Nam Kỳ được xem là thuộc Pháp,lãnh sự được thành lập ở SG để quan hệ ngoại giao giữa xứ thuộc Pháp với triều đình nhà Nguyễn - theo đó những người từ miền Trung trở ra vào SG làm ăn, sinh sống, ... đều phải được toà lãnh sự này chấp nhận và cấp thị thực !
Do đó theo ý kiến của ông Sơn Nam thì cầu Ông Lãnh là được gọi theo chức danh của vị lãnh sự thường đến làm việc tại toà lãnh sự gần địa điểm nói trên, tuy nhiên, nếu xét theo khoảng thời gian ông làm việc từ sau hoà ước Giáp Tuất 1874 chỉ đến 1883, trong khi đó theo Trương Vĩnh Ký, cầu gỗ chỉ được làm theo lệnh Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng từ năm 1885, khi ông nhận nhiệm vụ trấn nhậm tại đồn Cây Mai, vùng Thủ Thiêm và đình Nhơn hoà thuộc Q1 ngày nay.
Last edited by a moderator:
@tonyhao: em nghĩ lịch sử và con người trong lịch sử nên được nhìn nhận khách quan, trung thực, không ấn định chủ kiến một cách tuỳ tiện được.
Công ra công, tội ra tội.
Không thể lấy công để xoá tội mà cũng không thể lấy tội để phủ nhận hoàn toàn một cách chủ quan.
Sự thật nếu chỉ có một nửa thì chưa hẳn là sự thật!
Gần đây những người như Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản,... cũng đã từng được nhìn nhận lại một cách khách quan hơn!
Dù có muốn hay không thì không ai có thể phủ nhận sự hiện diện của họ trong lịch sử, cho dù có đen tối!
Công ra công, tội ra tội.
Không thể lấy công để xoá tội mà cũng không thể lấy tội để phủ nhận hoàn toàn một cách chủ quan.
Sự thật nếu chỉ có một nửa thì chưa hẳn là sự thật!
Gần đây những người như Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản,... cũng đã từng được nhìn nhận lại một cách khách quan hơn!
Dù có muốn hay không thì không ai có thể phủ nhận sự hiện diện của họ trong lịch sử, cho dù có đen tối!
Đúng như vậy Meteor,meteor nói:@tonyhao: em nghĩ lịch sử và con người trong lịch sử nên được nhìn nhận khách quan, trung thực, không ấn định chủ kiến một cách tuỳ tiện được.
Công ra công, tội ra tội.
Không thể lấy công để xoá tội mà cũng không thể lấy tội để phủ nhận hoàn toàn một cách chủ quan.
Sự thật nếu chỉ có một nửa thì chưa hẳn là sự thật!
Gần đây những người như Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản,... cũng đã từng được nhìn nhận lại một cách khách quan hơn!
Dù có muốn hay không thì không ai có thể phủ nhận sự hiện diện của họ trong lịch sử, cho dù có đen tối!
Nếu không nhìn nhận lịch sử một cách khách quan thì không có bất kỳ bài học nào được học từ kinh nghiệm lịch sử của chính dân tộc mình và sai lầm sẻ nối tiếp sai lầm.
Sẵn dịp nói về Tứ Đại Phú Hộ của SG-GĐ xưa, em cũng lụm được link khá hay bàn về Chú Hoả, một người Hoa thành đạt từ tay trắng và có công lớn trong việc hình thành diện mạo SG hiện nay, bằng những công trình kiến trúc vẵn còn hiện diện, như, toà nhà số 97 Phó Đức Chính, Q1 - giờ được dùng làm BT Mỹ Thuật TP, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… đặc biệt lối kiến trúc Baroque của Châu Âu thời Phục Hưng làm cho SG mang dáng dấp cổ kính nhưng không kém phần sang trọng!
Bài viết cũng đề cập đến người con gái duy nhất của Hứa Bổn Hoà (thời NDĐ người Hoa được phép giữ tên tộc theo Hán Ngữ, nhưng, phải được Việt hoá hoàn toàn trên mọi giấy tờ liên quan) và cái chết của cô ta. Từng là đề tài cho nhiều giai thoại, kể cả việc được dựng thành phim ' Con ma nhà họ Hứa ' từng nổi tiếng trước 1975.
[link]http://namkyluctinh.org/a-lichsu/mahohua.htm[/link]
Bài viết cũng đề cập đến người con gái duy nhất của Hứa Bổn Hoà (thời NDĐ người Hoa được phép giữ tên tộc theo Hán Ngữ, nhưng, phải được Việt hoá hoàn toàn trên mọi giấy tờ liên quan) và cái chết của cô ta. Từng là đề tài cho nhiều giai thoại, kể cả việc được dựng thành phim ' Con ma nhà họ Hứa ' từng nổi tiếng trước 1975.
[link]http://namkyluctinh.org/a-lichsu/mahohua.htm[/link]