Bây giờ , em vào vấn đề chính ... tâm lý ảo của Thị trường Vietnam
Tại Vietnam
Toyota và Honda cùng vào thị trường Vietnam năm 1996 . Xây dựng 2 nhà máy sát nhau trên Quốc lộ 2 ( Hà Nội đi Phú Thọ )
Thị trường xe hơi Vietnam có đặc thù riêng , khác với thị trường Mỹ , Canada , Taiwan , Thailand ở phương diện : Chính phủ Vietnam xem xe hơi là mặt hàng xa xỉ ... Vì vậy , ngoài thuế nhập khẩu , xe hơi ở Vietnam còn chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt ... Xe hơi VAMA có ưu đãi về thuế , nhưng giá xác lập vẫn ở mức cao ... Đứng trước lựa chọn kinh doanh , Toyota tiến hành sản xuất sản phẩm đầu tiên là Toyota Hiace , còn Honda tiến hành sản xuất xe máy .
Việc sản xuất xe máy với Honda là phương án kinh doanh tối ưu .... Do , rủi ro kinh doanh , rủi ro tài chính thấp ,tiềm năng thị trường lớn , doanh số , lợi nhuận lớn
Đến cuối quý 3 /2011 , trong chương trình Managing Asia , CEO của Honda công bố kết quả kinh doanh tạm thời cuối quý 3/2011 , Honda đã có lợi nhuận trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu suy thoái sâu ... phần lớn yếu tố thành công của Honda do Cty này sản xuất xe 2 bánh ....
Quay lại vấn đề ô tô , Toyota bắt tay vào sản xuất , đã xây dựng hệ thống đại lý phục vụ khách hàng trong cả nước ( chủ yếu ở các thành phố lớn ) ... Thị trường xe hơi Accord nhập khẩu vẫn rơi vào tay tư thương Vietnam ( một thị trường trao tay đầy rủi ro cho khách hàng ).... Chính vì vậy mà Accord dần dần lu mờ ở thị trường Vietnam , Toyota khẳng định tầm quan trọng theo thời gian ....
Nhưng Toyota Camry LE , Lexus vẫn nằm trong tay tư thương Vietnam ...
Nên mới có vấn đề rủi ro của Lexus GS 350
Trích báo tuổi trẻ 26/09/2012
Xe nhập khẩu không ai bảo hành
Bỏ ra một số tiền lớn để mua ôtô, xe máy xịn nhập khẩu nhưng nhiều người không để ý các điều khoản bảo hành, bảo trì cũng như đơn vị nhập khẩu.
Đến khi xe gặp trục trặc hoặc lỗi kỹ thuật, cả đơn vị nhập khẩu lẫn hãng xe đều “phủi tay” trách nhiệm.
Nhập khẩu lòng vòng
Tháng 4-2008, ông N.V.L. (Q.Bình Tân, TP.HCM) đặt Công ty CP đầu tư & thương mại Tây Ford - Western Ford (Q.Bình Tân), tạm gọi là WF, nhập khẩu chiếc Lexus GS350 với giá tương đương 2,4 tỉ đồng (120.000 USD). Sau khi nhận xe sử dụng một thời gian, đến đầu tháng 9-2012 khi xe đang chạy thì phát hiện âm thanh lạ từ động cơ. Đưa xe đến gara xe Pdaco thuộc Công ty CP ôtô Phú Đạt (H.Bình Chánh) kiểm tra, nhân viên kỹ thuật nơi này cho biết động cơ hỏng vì lò xo xú páp bị gãy, làm piston xilanh vỡ... Gara này đề nghị thay 24 lò xo xú páp và các thiết bị khác của máy với chi phí ước khoảng 140 triệu đồng. Theo ông N.V.L., đầu tháng 5-2012 lỗi tương tự từng xảy ra làm gãy lò xo xú páp số 6 và ông đã cho thay bộ phận này.
“Tôi có tìm hiểu và được biết những hỏng hóc của chiếc xe đúng với lỗi kỹ thuật xảy ra cho dòng xe Lexus GS350 được sản xuất từ tháng 7-2005 đến tháng 8-2008 đã được nhà sản xuất khuyến cáo và thu hồi. Tuy nhiên, từ lúc mua xe (tháng 4-2008) tôi không được nơi bán thông báo về lỗi kỹ thuật trên cũng như việc thu hồi dòng xe này” - ông L. bức xúc nói. Hiện ông L. cho biết đã liên lạc với WF yêu cầu hỗ trợ nhưng nơi này thừa nhận họ không trực tiếp nhập xe mà ủy thác cho ông B., sau đó ông B. mới đặt hàng với một công ty có chức năng nhập khẩu ôtô.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tôn Minh Hoàng, trưởng phòng kinh doanh xe nhập khẩu Công ty WF, cho biết hợp đồng bảo hành xe Lexus giữa WF và ông L. chỉ bảo hành động cơ 12 tháng hoặc 20.000km. Theo ông Hoàng, chiếc Lexus này được bảo hành toàn cầu trong thời gian ba năm với điều kiện bảo hành, bảo trì do hãng này quyết định và chỉ định nơi bảo dưỡng, theo dõi cho dòng xe Lexus. Tuy nhiên Hãng xe Lexus chưa có đại diện tại VN nên không thể có nơi nào đủ điều kiện bảo dưỡng xe theo tiêu chuẩn của hãng. Hơn nữa do không có đại diện Lexus tại VN nên cũng khó khẳng định lỗi kỹ thuật mà xe của ông L. đang vướng có đúng với lỗi thu hồi của Hãng Lexus đặt ra hay không. “Chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ gửi thông tin trường hợp xe ông L. đến hãng tại Mỹ và chờ họ trả lời” - ông Hoàng cho biết.
Ông L. không đồng ý với đề xuất này nên đã chủ động liên hệ với ông B., nhưng ông B. không thừa nhận nhập chiếc xe này. “Hỏi hết công ty này đến công ty khác, tôi vẫn không thể xác định trách nhiệm liên quan đến lỗi kỹ thuật này. Hơn nửa tháng nay chiếc xe hỏng hóc vẫn để tại gara mà không dám sửa chữa” - ông L. bức xúc.
Lỗ hổng pháp lý
Một chuyên gia trong lĩnh vực ôtô cho biết chiếc xe của ông L. đã bị mua bán lòng vòng nên thông tin thu hồi (nếu có) của Hãng sản xuất Lexus đã không đến được người dùng cuối cùng. Cụ thể, do không có chức năng nhập khẩu nên ông B. đã nhờ Công ty Tomateco Tourist (Q.1) nhập khẩu, có thể công ty này đã nhờ cá nhân hoặc công ty khác nhập khẩu từ Mỹ về. Hãng sản xuất hoặc đại lý xe Lexus đáng lý phải lưu lại thông tin của công ty hoặc cá nhân nhập khẩu để cập nhật tình hình khi xảy ra việc thu hồi hàng loạt, nay vì lý do nào đó đã bỏ quên thông tin phải gửi cho khách hàng cuối cùng là ông L..
Đây chính là lỗ hổng về pháp lý nên khi xe xảy ra sự cố mang tính hệ thống, cả hãng xe lẫn công ty nhập khẩu đều tìm cách “né” trách nhiệm. Chính vì vậy, từ giữa năm 2012 Bộ Công thương đã ban hành thông tư 20 buộc nhà nhập khẩu phải có giấy ủy quyền của chính hãng sản xuất hoặc hợp đồng đại lý chính hãng để giúp truy xuất nguồn gốc hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thời điểm tháng 6-2011 khi Bộ Công thương ban hành thông tư 20, cả nước có khoảng 1.700 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu ôtô dưới 9 chỗ với số lượng 30.000 xe mỗi năm, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ nhập 20 xe/năm. Theo các chuyên gia, với tình trạng quá nhiều nhà nhập khẩu nhưng không doanh nghiệp nào chịu trách nhiệm về bảo hành, bảo dưỡng như trường hợp ông L, rất có thể sẽ còn nhiều nạn nhân tương tự như ông L.. Cụ thể sau sự cố xe Toyota bị lỗi chân ga, nhiều nước thực hiện thu hồi xe để kiểm tra, thay thế bộ phận thì chủ các dòng xe này ở VN do mua của các nhà nhập khẩu chưa có đầy đủ điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa và cập nhật tình trạng xe với nhà sản xuất, nên không biết nắm ai để đòi hỏi quyền lợi.
Tâm lý " Giữ người có tóc và Tìm người có tóc" làm thị trường xe hơi Vietnam có nhiều khác biệt , gây nhiều "ảo giác" cho người tiêu dùng .....
Tại Vietnam
Toyota và Honda cùng vào thị trường Vietnam năm 1996 . Xây dựng 2 nhà máy sát nhau trên Quốc lộ 2 ( Hà Nội đi Phú Thọ )
Thị trường xe hơi Vietnam có đặc thù riêng , khác với thị trường Mỹ , Canada , Taiwan , Thailand ở phương diện : Chính phủ Vietnam xem xe hơi là mặt hàng xa xỉ ... Vì vậy , ngoài thuế nhập khẩu , xe hơi ở Vietnam còn chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt ... Xe hơi VAMA có ưu đãi về thuế , nhưng giá xác lập vẫn ở mức cao ... Đứng trước lựa chọn kinh doanh , Toyota tiến hành sản xuất sản phẩm đầu tiên là Toyota Hiace , còn Honda tiến hành sản xuất xe máy .
Việc sản xuất xe máy với Honda là phương án kinh doanh tối ưu .... Do , rủi ro kinh doanh , rủi ro tài chính thấp ,tiềm năng thị trường lớn , doanh số , lợi nhuận lớn
Đến cuối quý 3 /2011 , trong chương trình Managing Asia , CEO của Honda công bố kết quả kinh doanh tạm thời cuối quý 3/2011 , Honda đã có lợi nhuận trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu suy thoái sâu ... phần lớn yếu tố thành công của Honda do Cty này sản xuất xe 2 bánh ....
Quay lại vấn đề ô tô , Toyota bắt tay vào sản xuất , đã xây dựng hệ thống đại lý phục vụ khách hàng trong cả nước ( chủ yếu ở các thành phố lớn ) ... Thị trường xe hơi Accord nhập khẩu vẫn rơi vào tay tư thương Vietnam ( một thị trường trao tay đầy rủi ro cho khách hàng ).... Chính vì vậy mà Accord dần dần lu mờ ở thị trường Vietnam , Toyota khẳng định tầm quan trọng theo thời gian ....
Nhưng Toyota Camry LE , Lexus vẫn nằm trong tay tư thương Vietnam ...
Nên mới có vấn đề rủi ro của Lexus GS 350
Trích báo tuổi trẻ 26/09/2012
Xe nhập khẩu không ai bảo hành
Bỏ ra một số tiền lớn để mua ôtô, xe máy xịn nhập khẩu nhưng nhiều người không để ý các điều khoản bảo hành, bảo trì cũng như đơn vị nhập khẩu.
Đến khi xe gặp trục trặc hoặc lỗi kỹ thuật, cả đơn vị nhập khẩu lẫn hãng xe đều “phủi tay” trách nhiệm.
Nhập khẩu lòng vòng
Tháng 4-2008, ông N.V.L. (Q.Bình Tân, TP.HCM) đặt Công ty CP đầu tư & thương mại Tây Ford - Western Ford (Q.Bình Tân), tạm gọi là WF, nhập khẩu chiếc Lexus GS350 với giá tương đương 2,4 tỉ đồng (120.000 USD). Sau khi nhận xe sử dụng một thời gian, đến đầu tháng 9-2012 khi xe đang chạy thì phát hiện âm thanh lạ từ động cơ. Đưa xe đến gara xe Pdaco thuộc Công ty CP ôtô Phú Đạt (H.Bình Chánh) kiểm tra, nhân viên kỹ thuật nơi này cho biết động cơ hỏng vì lò xo xú páp bị gãy, làm piston xilanh vỡ... Gara này đề nghị thay 24 lò xo xú páp và các thiết bị khác của máy với chi phí ước khoảng 140 triệu đồng. Theo ông N.V.L., đầu tháng 5-2012 lỗi tương tự từng xảy ra làm gãy lò xo xú páp số 6 và ông đã cho thay bộ phận này.
“Tôi có tìm hiểu và được biết những hỏng hóc của chiếc xe đúng với lỗi kỹ thuật xảy ra cho dòng xe Lexus GS350 được sản xuất từ tháng 7-2005 đến tháng 8-2008 đã được nhà sản xuất khuyến cáo và thu hồi. Tuy nhiên, từ lúc mua xe (tháng 4-2008) tôi không được nơi bán thông báo về lỗi kỹ thuật trên cũng như việc thu hồi dòng xe này” - ông L. bức xúc nói. Hiện ông L. cho biết đã liên lạc với WF yêu cầu hỗ trợ nhưng nơi này thừa nhận họ không trực tiếp nhập xe mà ủy thác cho ông B., sau đó ông B. mới đặt hàng với một công ty có chức năng nhập khẩu ôtô.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tôn Minh Hoàng, trưởng phòng kinh doanh xe nhập khẩu Công ty WF, cho biết hợp đồng bảo hành xe Lexus giữa WF và ông L. chỉ bảo hành động cơ 12 tháng hoặc 20.000km. Theo ông Hoàng, chiếc Lexus này được bảo hành toàn cầu trong thời gian ba năm với điều kiện bảo hành, bảo trì do hãng này quyết định và chỉ định nơi bảo dưỡng, theo dõi cho dòng xe Lexus. Tuy nhiên Hãng xe Lexus chưa có đại diện tại VN nên không thể có nơi nào đủ điều kiện bảo dưỡng xe theo tiêu chuẩn của hãng. Hơn nữa do không có đại diện Lexus tại VN nên cũng khó khẳng định lỗi kỹ thuật mà xe của ông L. đang vướng có đúng với lỗi thu hồi của Hãng Lexus đặt ra hay không. “Chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ gửi thông tin trường hợp xe ông L. đến hãng tại Mỹ và chờ họ trả lời” - ông Hoàng cho biết.
Ông L. không đồng ý với đề xuất này nên đã chủ động liên hệ với ông B., nhưng ông B. không thừa nhận nhập chiếc xe này. “Hỏi hết công ty này đến công ty khác, tôi vẫn không thể xác định trách nhiệm liên quan đến lỗi kỹ thuật này. Hơn nửa tháng nay chiếc xe hỏng hóc vẫn để tại gara mà không dám sửa chữa” - ông L. bức xúc.
Lỗ hổng pháp lý
Một chuyên gia trong lĩnh vực ôtô cho biết chiếc xe của ông L. đã bị mua bán lòng vòng nên thông tin thu hồi (nếu có) của Hãng sản xuất Lexus đã không đến được người dùng cuối cùng. Cụ thể, do không có chức năng nhập khẩu nên ông B. đã nhờ Công ty Tomateco Tourist (Q.1) nhập khẩu, có thể công ty này đã nhờ cá nhân hoặc công ty khác nhập khẩu từ Mỹ về. Hãng sản xuất hoặc đại lý xe Lexus đáng lý phải lưu lại thông tin của công ty hoặc cá nhân nhập khẩu để cập nhật tình hình khi xảy ra việc thu hồi hàng loạt, nay vì lý do nào đó đã bỏ quên thông tin phải gửi cho khách hàng cuối cùng là ông L..
Đây chính là lỗ hổng về pháp lý nên khi xe xảy ra sự cố mang tính hệ thống, cả hãng xe lẫn công ty nhập khẩu đều tìm cách “né” trách nhiệm. Chính vì vậy, từ giữa năm 2012 Bộ Công thương đã ban hành thông tư 20 buộc nhà nhập khẩu phải có giấy ủy quyền của chính hãng sản xuất hoặc hợp đồng đại lý chính hãng để giúp truy xuất nguồn gốc hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thời điểm tháng 6-2011 khi Bộ Công thương ban hành thông tư 20, cả nước có khoảng 1.700 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu ôtô dưới 9 chỗ với số lượng 30.000 xe mỗi năm, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ nhập 20 xe/năm. Theo các chuyên gia, với tình trạng quá nhiều nhà nhập khẩu nhưng không doanh nghiệp nào chịu trách nhiệm về bảo hành, bảo dưỡng như trường hợp ông L, rất có thể sẽ còn nhiều nạn nhân tương tự như ông L.. Cụ thể sau sự cố xe Toyota bị lỗi chân ga, nhiều nước thực hiện thu hồi xe để kiểm tra, thay thế bộ phận thì chủ các dòng xe này ở VN do mua của các nhà nhập khẩu chưa có đầy đủ điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa và cập nhật tình trạng xe với nhà sản xuất, nên không biết nắm ai để đòi hỏi quyền lợi.
Tâm lý " Giữ người có tóc và Tìm người có tóc" làm thị trường xe hơi Vietnam có nhiều khác biệt , gây nhiều "ảo giác" cho người tiêu dùng .....