Toyota không sản xuất nhiều xe thể thao, nhưng mỗi chiếc sport car mà hãng này cho ra đời như
2000GT, Supra hay mẫu
Toyota 86 sắp về Việt Nam tới đây đều xứng đáng là những biểu tượng trong làng xe thế giới.</h2> >>
Xế thể thao Toyota 86 sắp về Việt Nam
>>
Toyota GT 86 Sports Coupe chính thức lộ diện
Nhắc đến Toyota, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thương hiệu xe tin cậy, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với các gia đình. Khi xây dựng những chiếc xe của mình hoặc cho ra mắt một phiên bản mới, hiếm khi hãng sản xuất Nhật Bản thực hiện những thay đổi mang tính cách mạng.
Họ có thể thay đổi một chút về thiết kế khung gầm, sửa đổi nội thất, hoặc tăng sức mạnh động cơ đôi chút để khiến chiếc xe của mình trở nên tốt hơn, chứ hiếm khi cách tân toàn bộ. Chính nguyên lý đó đã biến Toyota thành hãng sản xuất xe lớn nhất thế giới.
Toyota đã chinh phục hầu hết các phân khúc xe trên thị trường, nhưng xe thể thao lại là phân khúc mà họ tỏ ra yếu thế tại nhiều thời điểm trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Tuy vậy, với mỗi chiếc sport car ra mắt, Toyota đều tạo ra sự khác biệt.
Những chiếc xe thể thao của Toyota thường không giống với bất kỳ model nào trên thị trường. Hãng sản xuất xe lớn nhất thế giới chưa bao giờ chú trọng đến sức mạnh động cơ, mà luôn tập trung vào việc mang lại trải nghiệm người lái thú vị, nhằm chinh phục trái tim của những con người đam mê cầm lái đích thực.
Với việc
FT-86, chiếc xe thể thao mới nhất của Toyota chuẩn bị cập bến Việt Nam, tiếp nối truyền thống độc đáo đó của hãng sản xuất Nhật Bản, cùng điểm lại một số mẫu sport car đình đám mà hãng này từng cho ra mắt.
Toyota Sports 800 (1965 - 1969)
Sports 800 là chiếc xe thể thao đầu tiên của Toyota, sử dụng động cơ 800cc và công suất 45 mã lực. Nó cũng là một trong những mẫu xế hộp đầu tiên được thiết kế kiểu targa top (bán mui trần).
Từ năm 1965 đến 1969, đã có 3.131 chiếc Sports 800 xuất xưởng, và chỉ có khoảng 10% trong số đó còn sử dụng, đa số đều nằm trong biên giới nước Nhật. Sở hữu thiết kế khung nhôm và thép siêu nhẹ cùng với trọng tâm xe được hạ cực thấp, Sports 800 là một trong những chiếc xe thể thao “đỉnh” nhất tại thời điểm đó, mặc dù sức mạnh có phần hạn chế và danh tiếng không thực sự vang xa.
Toyota 2000GT (1967 - 1970)
Toyota đã gây shock cho cả thế giới vào năm 1967 khi cho ra mắt chiếc 2000GT, và mặc dù trước đó đã có sự xuất hiện của Sports 800, 2000GT vẫn mặc nhiên được coi là chiếc xe thể thao đầu tiên của hãng sản xuất đến từ Nhật Bản.
Toyota 2000GT đã đóng vai trò như là một đại sứ, giúp làm thay đổi quan niệm của Mỹ và châu Âu về xe thể thao Nhật Bản. Xe được trang bị động cơ 2.0 lít, 6 xi-lanh đặt thẳng, sản sinh công suất 150 mã lực và sử dụng hộp số 5 cấp tiên tiến bậc nhất thời điểm đó. Về trải nghiệm lái, nó được đem ra so sánh với chiếc Porsche 911 của người Đức và được xếp vào "ngôi đền" của những chiếc sport car huyền thoại thế giới.
Một điểm nữa khiến Toyota 2000GT trở nên phổ biến là vì nó chính là chiếc xe được chọn làm bạn đồng hành cùng James Bond trong tập phim
Anh chỉ sống hai lần thuộc series phim
Điệp viên 007.
Toyota Celica (1971 - 2006)
Là chiếc coupe thể thao dẫn động cầu trước, Celica trở nên phổ biến vì giá rẻ và cho cảm giác thú vị khi cầm lái. Ngoài ra, nó cũng được thiết kế không giống với bất cứ model nào có mặt trên thị trường thời điểm đó. Đây là một chiếc coupe với phần đuôi khá dài.
Celica không phải là một chiếc xe thể thao mạnh mẽ, nhưng là lựa chọn lý tưởng nhất cho người mới chơi xe thể thao, nhằm thay thế những chiếc xe cơ bắp nặng nề của Mỹ vào những năm 1980. Celica xứng đáng là một biểu tượng của Toyota nếu “hậu bối” của nó, chiếc Supra không xuất hiện.
Toyota Supra (1978 - 2002)
Supra là chiếc xe thể thao vĩ đại nhất mà Toyota từng sản xuất, và những chiếc Supra đáng sở hữu nhất xuất hiện vào giai đoạn từ 1993 đến 1998. Supra sở hữu kiểu dáng quyến rũ mà nếu xét trên các tiêu chí hiện tại, nó vẫn hoàn toàn đáp ứng được. Xe được trang bị động cơ V6, dung tích 3.0 lít, cho công suất 320 mã lực và tốc độ giới hạn điện tử 250 km/h.
Theo đúng truyền thống của Toyota, Supra được thiết kế với phần khung nhôm nhưng khá nặng nề, do nội thất của xe được trang trí đậm chất xe đua. Về tốc độ, nó chỉ chịu thua kém những chiếc siêu xe thể thao, trong khi về trải nghiệm lái, nó xếp trên các đối thủ cùng phân khúc một bậc.
Là một chiếc xe thể thao nhưng Supra lại có đủ chỗ ngồi rộng rãi cho 4 người, là sự kết hợp hoàn hảo của thiết kế, tính thực tế và sức mạnh.
Toyota Corolla AE86 (1983 - 1987)
Corolla là dòng xe bán chạy nhất mọi thời đại, cũng là chiếc xe “kém” thể thao nhất mà Toyota từng sản xuất. Tuy nhiên, chiếc Corolla AE86 lại được coi là lựa chọn mặc định cho những tay chơi yêu drift xe vào thời điểm những năm 1985-1987.
Chiếc AE86 được coi là “đứa con cưng” của Toyota thời điểm đó, khi hãng này quyết định sử dụng hệ truyền động cầu sau, nhằm mang đến những trải nghiệm lái mới mẻ cho đối tượng người dùng trẻ. Công suất của xe dừng ở mức 87-112 mã lực, trong khi động cơ của nó được đặc biệt yêu thích bởi người ta có thể dễ dàng trang bị thêm những bộ tăng áp hoặc siêu nạp để phục vụ cho các cuộc đua.
Toyota MR2 (1984 - 2007)
Khi nhắc đến những chiếc xe động cơ đặt giữa, người ta thường nghĩ ngay đến các thương hiệu có xuất xứ từ nước Ý. Toyota đã làm thay đổi quan niệm đó bằng việc cho ra mắt chiếc MR2 vào giữa những năm 1980. Là một chiếc xe động cơ đặt giữa nhưng Toyota MR2 lại khắc phục được mọi nhược điểm của loại xe này.
Chỉ được trang bị động cơ 4 xi-lanh, nhưng khi ngồi trên chiếc MR2 và nhấn ga, bạn sẽ có cảm giác mình đang bay trên không trung và xe có thể lật bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trên thực tế, nó lại là một trong những chiếc xe có khả năng cân bằng tốt nhất thế giới..
Hải Đăng Theo Infonet.vn
em đọc vầy, nhưng 1 số báo www.vnexpress.net thì :"Việc đưa 86 sớm vào thị trường sẽ giúp Toyota tạo nên một hình ảnh khác, trẻ trung hơn. Không phải ngẫu nhiên Toyota hợp tác với Subaru để cho ra đời 86 bởi Subaru là một trong những thương hiệu Nhật Bản có tính năng lái tốt nhất và rất thành công trên các đường đua. Thực tế 86 chỉ thừa hưởng từ Toyota thiết kế, công nghệ phun xăng trực tiếp. Phần còn lại như động cơ, hệ thống treo, hệ dẫn động đều do Subaru phát triển. Hộp số 6 cấp tự động của Aisin."
Em nghĩ có nhiều bác coi thường TO quá, do chiến lược đầu tư của mỗi hãng khác nhau, nên TO không mạnh ở dòng sport nhưng mỗi lần cho ra 1 sản phầm thể thao thì thế giới phải ngước nhìn.