Cái thể loại định giá này nó dựa trên dự báo về sự ổn định của giá trị vô hình cho đến thời điểm hiện tại, cộng với cái giá thực trong báo cáo tài chính.
Nôm na là nếu k có yếu tố cung cầu, k có yếu tố kỳ vọng, hay nói cách khác là k có yếu tố "chứng khoán" thì tổng giá trị mà nó mang lại cho nền kinh tế bằng giá trị thương hiệu được định giá, tạm gọi là giá trị thật.
Nhưng nếu đưa thêm yếu tố kỳ vọng, cung cầu, hay yếu tố "chứng khoán" vào nó lại khác xa. Đây chính là giá trị vốn hoá.
Ví dụ như Tesla đang được thị trường kỳ vọng vào tương lai gấp hơn 13 lần giá trị thật (vào khoảng 680 tỷ USD).
Tương lai chả biết thế nào, nó có thể gấp 100 lần, có thể về 0.
Giá trị lớn chưa hẳn đã là hơn. Có thể do ông góp vốn chủ sở hữu nhiều. Ví dụ Toyota tổng vốn góp là 70 tỷ, giờ được định giá 60 tỷ. Ông vẫn là to nhất nhưng ông đang lỗ. Nên giá trị kỳ vọng về ông nhỏ, dẫn đến giá trị vốn hoá của ông thấp.
Ví dụ tesla tổng vốn góp 10 tỷ, giờ được định giá 50 tỷ. Ông bé hơn, nhưng ông phát triển tốt hơn, đc kỳ vọng cao hơn, nên giá trị vốn hoá của ông cao gấp mấy lần Toyota.
Có thể nói rằng cái giá trị thương hiệu này nó dùng để lùa gà (nhà đầu tư), lùa fan cuồng (người tiêu dùng) là chính. Nó k có nhiều ý nghĩa về mặt kỹ thuật vận hành hay độ bền xe, k quyết định chiếc giữ giá hay k, k liên quan đến vấn đề dễ mua dễ bán.