Toyota sẽ nâng mức đầu tư cho mảng xe điện hóa từ 1.500 tỷ yên lên 4.000 tỷ yên (35 tỷ USD). Số tiền này một nửa sẽ dành cho xe điện pin, một nửa sẽ dành cho xe hybrid và fuel cell.
Từ nay đến năm 2030, Toyota sẽ đầu tư 4.000 tỷ yên (35 tỷ USD) vào phát triển xe điện pin, 4.000 tỷ yên (35 tỷ USD) vào phát triển các loại xe điện hóa còn lại (như hybrid, plug-in-hybrid và fuel cell). Tổng mức đầu tư của hãng xe Nhật dành cho thời kỳ chuyển giao đặc biệt này lên đến
8.000 tỷ yên (70.4 tỷ USD).
Nhưng đây không phải con số duy nhất mà Toyota thay đổi. Tháng 5, Toyota công bố mục tiêu bán hàng năm 2030 là 2 triệu chiếc. Tuy nhiên, tại
Chương trình Chia sẻ về chiến lược xe điện hóa của Toyota toàn cầu hồi 14/12 vừa qua, công ty nâng mục tiêu lên gấp đôi số mẫu xe trong kế hoạch trước đó.
- Toyota đặt mục tiêu doanh số toàn cầu hàng năm là 3,5 triệu xe thuần điện vào năm 2030.
- Lexus đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ hiện thực hóa toàn bộ dòng xe thuần điện trong tất cả các phân khúc xe và chiếm 100% doanh số bán xe của hãng tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc, đạt tổng cộng 1 triệu chiếc trên toàn cầu. Lexus đặt mục tiêu cho xe thuần điện, chiếm 100% doanh số bán xe toàn cầu vào năm 2035.
Kế hoạch mới phản ánh nhu cầu tăng nhanh đối với xe điện tại nhiều thị trường trên toàn cầu, bao gồm châu Âu, Trung quốc và Bắc Mỹ.
Toyota vẫn giữ mức đầu tư 2.000 tỷ yên vào phát triển pin cho xe điện - tăng 30% so với kế hoạch
1.500 tỷ yên (13 tỷ USD) mà hãng công bố hồi tháng 9 năm nay. Mức đầu tư này tăng công suất pin lên 280 gigawatt giờ vào 2030, tăng 40% so với kế hoạch trước đó.
Toyota chia sẻ có 2 loại xe điện hóa trong tương lai: là xe
cắt giảm carbon và xe
trung hòa carbon. Nếu nguồn năng lượng đầu vào không sạch, thì cho dù việc sử dụng phương tiện chạy bằng điện, dưới bất kỳ hình thức nào, cũng sẽ không thể đạt được phát thải CO2 bằng 0.
Và tại Toyota, hãng cố gắng hết sức để có thể hiện thực hóa những loại phương tiện
trung hòa carbon này. Các phương tiện thuộc nhóm trung hòa carbon sử dụng nguồn điện sạch và sẽ không phát thải khí CO2 trong suốt quá trình hoạt động và sử dụng.
Loạt xe trung hòa carbon đầu tiên mà Toyota muốn giới thiệu chính là dải sản phẩm bZ: bz 4X, bZ compact SUV (xe SUV cỡ trung), bZ small crossover (đặc biệt cho thị trường châu Âu và Nhật Bản), bZ SDN (xe sedan điện), bZ large SUV (xe SUV cỡ lớn)
Đối với Lexus, Toyota sẽ biến thương hiệu hạng sang này thành chìa khóa chiến lược, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang xe điện vì người tiêu dùng có nhu cầu thay đổi nhanh chóng ở phân khúc cao nhất của thị trường. Ông Toyoda nói:
“Chúng tôi sẽ phát triển Lexus thành một thương hiệu tập trung vào xe điện”
Ông Toyoda cho biết mục tiêu 2 triệu chiếc đã là rất lớn, nhưng hãng đã đưa mục tiêu lên 3,5 triệu và con số này tương đương với sản lượng hàng năm của Daimler hay Suzuki. “
Nếu một số người khăng khăng rằng chúng tôi vẫn chưa chuyển biến tích cực về xe điện sau khi con số 3,5 triệu ô tô và 30 mẫu xe được công bố, chúng tôi muốn họ cho biết cần phải làm gì để không còn bị nhìn nhận là chưa tích cực”.
Toyota cho biết hãng sẽ đảm bảo đủ nguồn cung nguyên liệu pin, trong đó có lithium, để đáp ứng nhu cầu của mình đến 2030 thông qua hợp tác với công ty thương mại Toyota Tsusho.
Toyota cho biết công ty sẽ duy trì nhiều lựa chọn nhất có thể cho khách hàng, chứ không chỉ đơn giản là từ bỏ những chiếc xe động cơ đốt trong thông thường. Với tư cách là 1 hãng xe, việc chỉ tập trung vào vài dòng xe, vài chủng loại truyền động/ khung gầm sẽ giúp hãng tiết kiệm tiền bạc, công sức.
Tuy nhiên, ở vị thế của Toyota, họ nhìn thấy rằng
tương lai vẫn còn chưa rõ ràng. Sự phát triển của một sản phẩm là do chính người tiêu dùng và thị trường dẫn dắt. Hãng sẽ tiếp tục duy trì sự đa dạng các chủng loại xe để người tiêu dùng luôn có sản phẩm phù hợp với sự lựa chọn của họ.
Chia sẻ của ông Toyoda:
"Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc trung hòa carbon. Hiện tại tình hình năng lượng đang rất khác nhau giữa các khu vực. Đó chính là lý do tại sao Toyota cam kết cung cấp một loạt các lựa chọn trung hòa carbon để phù hợp với nhu cầu và tình hình ở mỗi quốc gia và khu vực. Không phải chúng tôi mà chính thị trường địa phương và khách hàng quyết định lựa chọn phương án nào.
Về lý do tại sao chúng tôi cố gắng giữ lại quá nhiều lựa chọn, về mặt kinh doanh, mọi người có thể nghĩ rằng sẽ hiệu quả hơn nếu tập trung vào ít lựa chọn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng việc nhanh chóng thích ứng với những thay đổi trong tương lai quan trọng hơn là cố gắng dự đoán tương lai không chắc chắn. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn cung cấp nhiều lựa chọn cho khách hàng cho đến khi nhu cầu thị trường được định hình rõ ràng hơn".
Toyota cho rằng trong thời đại phát triển đa dạng nhưng chưa hoàn thiện như hiện nay, điều quan trọng là phải thay đổi linh hoạt loại hình và số lượng sản phẩm đồng thời theo dõi xu hướng thị trường.
Hãng tin rằng việc thừa hưởng hiệu quả của Hệ thống sản xuất Toyota, cùng với những nỗ lực không ngừng của ngành công nghiệp Nhật Bản, sẽ giúp hãng xe Nhật có thể cạnh tranh trong tương lai.
Xem thêm: