Hạng C
28/6/15
859
1.215
93
Nghe hay đó, vấn đề lại là xây đường 20 chưa xong thì nhanh hay chậm :D
 
Hạng D
16/7/20
1.596
987
113
51
qua BKK
TPHCM dự kiến làm 5 tuyến đường trên cao, tốc độ nhanh kết nối trung tâm TPHCM đi các cửa ngõ, kỳ vọng gỡ ùn tắc giao thông.

View attachment 3177406
TPHCM nghiên cứu làm đường trên cao theo trục Trường Chinh - Cộng Hòa để gỡ ùn tắc. Ảnh: Chân Phúc

Kỳ vọng có đường trên cao nhờ cơ chế mới

5 tuyến đường trên cao đã được TPHCM đưa vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, dự kiến trình Thủ tướng thông qua thời gian tới.

Theo đó, 3 tuyến Bắc Nam phía Đông và phía Tây (trong đó có tuyến kết nối cao tốc TPHCM - Mộc Bài về trung tâm thành phố và tuyến dọc theo Quốc lộ 13 từ Phạm Văn Đồng đến Vành đai 3); tuyến Đông Tây kết nối qua sân bay Tân Sơn Nhất; tuyến dọc Vành đai 2.

Sở GTVT TPHCM đã đề xuất nghiên cứu xây tuyến trên cao theo trục Trường Chinh - Cộng Hòa, với chiều dài 11,2km, 4 làn xe, từ ngã tư An Sương đến khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Công trình có tổng mức đầu tư dự kiến gần 12.000 tỉ đồng, thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó ngân sách tham gia khoảng 50% tổng đầu tư - tương đương gần 6.000 tỉ đồng. Còn lại là vốn do nhà đầu tư huy động.

Tuyến trên cao chủ yếu sẽ dùng mặt bằng dải phân cách giữa đường Trường Chinh, Cộng Hòa, nên ước tính chi phí GPMB, di dời hạ tầng kỹ thuật khoảng 800 tỉ đồng. Việc này được cho là khả thi, giảm tiền đền bù hơn so với mở rộng qua hai bên. TPHCM được quy hoạch 5 đường trên cao dài gần 71km, nhưng hiện chưa có tuyến nào được đầu tư.

Trước đó, một số dự án như tuyến số 5 giai đoạn 1 (nút giao Trạm 2 - ngã tư An Sương), tổng vốn hơn 15.400 tỉ đồng được doanh nghiệp đề xuất nghiên cứu làm theo hình thức PPP. Hay tuyến đường trên cao Bắc Nam nối khu vực sân bay Tân Sơn Nhất với Nam Sài Gòn tổng vốn hơn 38.000 tỉ đồng cũng được doanh nghiệp đề xuất đầu tư theo hình thức PPP, nhưng đến nay vẫn "nằm trên giấy”.

Đại diện Sở GTVT TPHCM cho biết, các tuyến đường có tổng mức đầu tư rất lớn, nhất là chi phí bồi thường, GPMB nên sau khi nghiên cứu, nhà đầu tư âm thầm rút lui vì thấy khó đảm bảo phương án tài chính.

Các dự án đường trên cao tại TPHCM kỳ vọng sớm được triển khai nhờ cơ chế mới trong Nghị quyết 98 của Quốc hội, cho phép tỉ lệ vốn góp của ngân sách TPHCM chiếm 50 - 70% trong tổng vốn đầu tư dự án BOT.

Không có đường trên cao, khó thoát ùn tắc

Theo Sở GTVT TPHCM, tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị tại TPHCM chỉ đạt hơn 13%, kém khoảng 10% quy chuẩn. Mật độ đường giao thông đạt 2,34km/km2, bằng 1/5 quy chuẩn. Những chỉ tiêu này thấp hơn một số thành phố tương đồng như Bangkok, Singapore...

Ông Bùi Hòa An - Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM, cho biết, hiện TPHCM đang quản lý hơn 9,2 triệu phương tiện, trong đó 940.126 xe ôtô và gần 8,3 triệu xe môtô. Nếu đem toàn bộ số phương tiện này ra xếp trên mặt đường thì cần có hai lần diện tích mặt đường hiện nay. Lượng phương tiện ở TPHCM tăng trung bình mỗi năm 6,5%, trong khi diện tích mặt đường chỉ tăng 0,2%. Hơn 10 năm qua, TPHCM đã xây 9 cây cầu thép ở các nút giao nhằm giải quyết kẹt xe. Tuy nhiên, đường Cộng Hòa đoạn qua nút giao Hoàng Hoa Thám lại đang là một trong những "điểm đen" kẹt xe trên địa bàn thành phố dù nơi này đã xây cầu vượt.

Theo ông Hà Ngọc Trường - Phó Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TPHCM, việc xây dựng các tuyến đường trên cao là vô cùng cấp bách nhưng dường như lại đang bị bỏ quên. Không có đường trên cao, TPHCM khó thoát ùn tắc.

Còn theo Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, nếu không có mạng lưới đường trên cao, tình hình ùn tắc sẽ ngày càng tăng cao. Chưa kể mở rộng các tuyến đường hiện hữu, chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn. Ước tính hệ thống đường trên cao có thể giúp nâng cao tốc độ di chuyển trung bình lên khoảng 10 - 15%.

“Các tuyến đường trên cao được xây dựng sẽ tạo thành mạng lưới kết nối các khu vực trung tâm TPHCM và các đầu mối giao thông như cảng hàng không, cảng biển, cửa ngõ, các tuyến đường cao tốc. Tách được lượng giao thông liên tỉnh, liên vùng ra khỏi mạng lưới giao thông nội đô sẽ không chỉ giải quyết được ùn tắc hiện hữu mà còn giúp các phương tiện có nhu cầu đi xa di chuyển nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiết giảm nhiều chi phí xã hội” - ông Tuấn nói.
Theo Lao Động
>>>> Xem thêm:
qua BKK mà học hỏi, tài xế taxi họ hỏi chịu trả tiền đi đường cao tốc trên cao là vù vù không hề bị kẹt xe , thấy con đường TC, CMt8 đập phá tùm lum , tiền đền bù xây lại hạ tầng có thể hơn tiền xây mấy con đường trên cao , mở rộng xong bảo đảm vẫn kẹt vì cho xe 4B đi chung 2B, và có ngã 4 đèn xanh đèn đỏ