- Tags
- nissan x-trail x-trail
Đoàn xe tham gia chương trình với tổng cộng 6 nhân vật chính với đầy đủ 3 phiên bản khác nhau dành cho các thành viên tham gia có cơ hội trải nghiệm đầy đủ nhất về gia đình X-Trail tại Việt Nam.
Khởi hành tại TPHCM, em có cơ hội cầm lái chiếc Nissan X-Trail phiên bản 2.0 tiêu chuẩn, tức là phiên bản rẻ nhất có giá 998 triệu đồng.
Dù là bản tiêu chuẩn nhưng các option trên xe ở mức vừa đủ dùng, ví dụ như chìa khoá thông minh, điều hoà tự động, ghế trước chỉnh điện, chế độ lái ECO. Xe có trang bị màn hình cảm ứng tuy nhiên thiếu camera lùi và các cảm biến nên việc lùi xe sẽ khá vất vả cho các tài mới.
Vô lăng được trang bị trợ lực điện nên cảm giác rất nhẹ nhàng ở tốc độ thấp, và đầm chắc dần khi vận hành ở tốc độ cao. Xe cho cảm giác xử lý tức thì và không có độ rơ nhiều khi xoay vô lăng, chính điều này giúp cho việc điều khiển xe trong phố linh hoạt hơn, mặc dù kích thước xe cũng tương đối nằm ở mức 4.640 mm dài x 1.820 mm rộng x 1.715 mm cao, chiều dài trục cơ sở ở mức 2.705 mm, khoảng sáng gầm 210 mm.
Hai phiên bản 2.0 tiêu chuẩn và 2.0 SL dùng chung động cơ I4 2.0 với công nghệ van biến thiên toàn thời gian kép CVTC cho công suất cực đại 142 mã lực và mô-men xoắn 200 Nm. Với hộp số CVT giúp X-Trail vận hành rất êm ái, không có cảm giác xe bị giật cục, tăng tốc cũng mượt mà.
Khi bật chế độ ECO MODE (có trên cả 3 phiên bản), người lái sẽ cảm nhận rõ xe không còn bốc như ban đầu, mọi xử lý từ chân ga sẽ được tính toán để đạt được mức tiêu hao nhiên liệu thấp. Theo em chế độ này chỉ phù hợp khi xe chạy trong thành phố.
Là một mẫu xe 5+2 nên em sẽ không đánh giá cao hàng ghế thứ 3 khi khu vực này khá chật chội, chỉ có thể dành cho trẻ em ngồi. Tuy nhiên các hàng ghế phía trên có không gian rộng rãi, 5 người lớn có thể ngồi thoải mái. X-Trail cũng có các cửa gió cho hàng ghế thứ hai, sức mạnh từ dàn lạnh rất tốt, nhanh chóng làm mát cả khoang xe trong thời gian ngắn. Tuy nhiên không xe không có cửa gió cho hàng ghế 3, do vậy khu vực này chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết.
Nhờ vậy nên hết người này đến người kia với kĩ năng lái khác nhau leo lên thử sức, X-Trail vẫn không có một lần nào phải nhờ đến xe kéo. Rất ấn tượng.
Kết thúc các bài thử off-road, em chuyển sang trải nghiệm mẫu xe 2.5 SV tức là phiên bản cao cấp nhất trong hành trình. Lúc này cảm giác chân ga thoát hơn, xe bốc hơn thấy rõ so với phiên bản 2.0. Phiên bản này được trang bị động cơ I4 2.5 với công nghệ van biến thiên toàn thời gian kép Twin CVTC, công suất cực đại 169 mã lực và mô-men xoắn cực đại 233 Nm.
Cũng giống như các bản 2.0, X-Trail 2.5 SV cũng được trang bị hộp số vô cấp CVT với 7 cấp số ảo. Cảm giác đạp ga “đã” hơn hẳn, trong khi đó các tính năng lái hay khả năng cách âm không có nhiều khác biệt so với các phiên bản cấp thấp.
Là phiên bản cao cấp nhất nên Nissan X-Trail 2.5 SV được trang bị đầy đủ “đồ chơi”, nổi bật như đèn pha Full-Led, đèn định vị ban ngày, cửa sổ trời toàn cảnh, baga-mui, hai ghế trước chỉnh điện, cốp sau chỉnh điện, tay lái tích hợp điều khiển đa phương tiện cùng nút bấm kích hoạt hệ thống điều khiển bằng giọng nói, nội thất da với ghế lái chỉnh điện 8 hướng với hỗ trợ đỡ lưng, ghế phụ chỉnh điện 4 hướng, hệ thống giải trí với màn hình 6,5” hỗ trợ USB/AUX/bluetooth, hệ thống điều hòa tự động 2 vùng độc lập kèm khe gió phía sau, camera 360 độ.
Do thời gian trải nghiệm ít và cung đường hỗn hợp nên trong bài viết này em sẽ không tính toán được mức tiêu hao nhiên liệu chính xác của xe. Chỉ biết rằng với bình nhiên liệu đầy, khi về lại Sài Gòn thì vẫn còn hơn nửa bình xăng và xe báo còn đi được hơn 300 km nữa.
Đối với những người không có nhu cầu cao về tiện nghi, có thể mua phiên bản X-Trail 2.0 tiêu chuẩn với các trang bị nằm ở mức vừa đủ, chỉ cần trang bị thêm camera lùi là có thể sử dụng hàng ngày một cách thoải mái.
Trong khi đó bản cao cấp nhất 2.5 SV dành cho các bác thích một chiếc xe mạnh mẽ, có thể đi được địa hình khó nhờ hệ dẫn động 2 cầu, và option tiện nghi hơn với camera 360 độ, có thêm hệ thống kiểm soát đỗ đèo.
Tại Việt Nam, Nissan X-Trail 2017 có giá bán lần lượt là: Nissan X-Trail 2.5L SV 4WD Xtronic-CVT giá 1,198 tỷ đồng, đã gồm thuế VAT; Nissan X-Trail 2.0 SL 2WD Xtronic-CVT giá 1,048 tỷ đồng và Nissan X-Trail 2.0 2WD Xtronic-CVT giá 998 triệu đồng.
Chỉnh sửa cuối:
bài viết khá công phu- đọc xong thì GLK/GLC chắc cũng không có "cửa" với em X-trail này rồi- nhằm nhò gì CRV/CX5...
5+2 chắc không có em nào qua Santafe- đây là cảm nhận của em.
Còn về kinh tế thì làm 1 em Captiva- ngon-bổ- rẻ.
5+2 chắc không có em nào qua Santafe- đây là cảm nhận của em.
Còn về kinh tế thì làm 1 em Captiva- ngon-bổ- rẻ.
Nissan thì máy móc tuyệt vời rồi.
Không biết bảo hành, bảo trì thế nào.
Em chạy Qashqai máy chuẩn, thay đồ hơi xót ruột, hehe.
Không biết bảo hành, bảo trì thế nào.
Em chạy Qashqai máy chuẩn, thay đồ hơi xót ruột, hehe.
Bài này chủ đích cạnh tranh CX-5 vì nó bị đem ra so sánh trực tiếp, PR như vậy tối kỵ trong truyền thông. Tuy nhiên nó cũng xác định rõ CX-5 là đối thủ đáng gờm!
1 bài trải nghiệm mà ko thấy có bất cứ nhược điểm nào cả, toàn là khen ... botay toàn tập!
Cho bác nào quan tâm tới nhược điềm
- Khoang động cơ nhìn sơ sài, còn nhiều khoảng trống, lộ luôn 2 miếng cách âm dán 2 bên thân xe.
- Cảm giác tăng tốc của hộp số CVT nó đều đều chứ ko như hộp số tự động 6 cấp
- Hàng ghế 3 quá nhỏ, con nít 6t trở xuống thì ngồi đc, chứ người lớn cao 1m50 chắc cũng thua.
- Khoang động cơ nhìn sơ sài, còn nhiều khoảng trống, lộ luôn 2 miếng cách âm dán 2 bên thân xe.
- Cảm giác tăng tốc của hộp số CVT nó đều đều chứ ko như hộp số tự động 6 cấp
- Hàng ghế 3 quá nhỏ, con nít 6t trở xuống thì ngồi đc, chứ người lớn cao 1m50 chắc cũng thua.