Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
26/11/10
762
2
18
HCM
Re:Trần lãi suất huy động USD còn 3%/năm, nên giữ hay buông USD ?

dạ chắc tại các bác nhà mình vẫn còn thương dân ợ :D
bác ko thích 20 ngày này sao? đáng giá lắm đó bác.

hay nghĩ có khi nào:
1. cho 20 ngày để cho mình giành nhau gửi NH lấy LS cao, vơ hét U vào NH
2. giảm 3% một năm theo đúng lộ trình

rồi để chứng minh tình yêu nước, VND:
-> 3a. giảm xuống 2% hay 1% gì đó cho giống thế giới :D + hok chơi rút U or thu phí trên trời khi rút U :p
-> 3b. k....ế....t h....x.....i => úi surprised [:O]
 
ds
Tập Lái
20/6/06
33
0
0
Re:Trần lãi suất huy động USD còn 3%/năm, nên giữ hay buông USD ?

parisPP nói:
dạ chắc tại các bác nhà mình vẫn còn thương dân ợ :D
bác ko thích 20 ngày này sao? đáng giá lắm đó bác.

hay nghĩ có khi nào:
1. cho 20 ngày để cho mình giành nhau gửi NH lấy LS cao, vơ hét U vào NH
2. giảm 3% một năm theo đúng lộ trình

rồi để chứng minh tình yêu nước, VND:
-> 3a. giảm xuống 2% hay 1% gì đó cho giống thế giới :D + hok chơi rút U or thu phí trên trời khi rút U :p
-> 3b. k....ế....t h....x.....i => úi surprised [:O]
Em e rằng giờ này chả ai thương ai đâu bác:)

Có cái 1,2, 3... của bác thì nhiều khả năng hơn.
Đọc xong bài của bác tự nhiên em thấy mình giống đàn cá trong phim Finding Nemo của con em quá, tự nhiên bị hốt vô lưới cả loạt, không biết có con nào nghĩ ra cách bơi ngược xuống phía dưới để thoát ra không nữa:-(
 
Hạng D
26/10/10
1.676
14.520
113
Re:Trần lãi suất huy động USD còn 3%/năm, nên giữ hay buông USD ?

ds nói:
ldnhan nói:
Các bác nhớ lại cũng khoảng thời gian này năm ngoái (4/2010) giá usd tự do bị ép xuống bằng giá ngân hàng (~19.000), vàng thấp hơn giá thế giới các đại gia ồ ạt gom xuất khẩu, sau đó thế nào thì ai cũng rõ
Bác nói đúng ý em. Kinh nghiệm nhiều năm quan sát em thấy rằng thời điểm này là thời điểm mua đô tốt nhất vì giá được kéo về gần giá ngân hàng. Dựa trên tình hình kinh tế thì các bác thấy ngay rằng, đô luôn luôn có giá ở Vn. Khi nào các bác thấy NHNN ngừng gom đô thì lúc đấy đô mới thừa thực sự. Còn bây giờ NHNN làm mọi biện pháp để thu đô về ( tăng dự trữ bắt buộc lên 6%, thanh kiểm tra, bắt DN bán lại đô...), tất cả động thái đó chỉ có nói lên 1 điều: đang rất thiếu mà thôi.
Vậy nên bác nào còn giữ thì cố nhịn thở thêm vài tháng nữa qua T7 chắc tình hình sẽ khả quan hơn trừ phi ta đi vay được ở đâu đó mớ tiền to thì tỷ giá vẫn giữ quanh 21k:)
quan điểm của em nếu k có việc gì cần thì cứ giữ thôi trừ khi bán được với giá 22k
NN đang ráng hết sức chống siêu lạm phát đang có mòi trổi dậy và chống đô la hoá cho nên phải xài các biện pháp chế tài như thế này .
ACE ráng đọc bài sau đây để phòng thủ (đặng còn tiền mua sữa cho F1) trước tình trạng có thể có siêu lạm phát vì giải pháp tối hậu để chống siêu lạm phát bao giờ cũng là ...."điển tồi " :D

======================

Điểm những lần siêu lạm phát trên thế giới
spacer.gif

Nguồn: Báo đất việt - Ngày: 20/02/2011 06:50
print.gif
In tin |
email.gif
Gửi email |
rss_icon.gif
RSS
Lịch sử nhân loại từng chứng kiến không ít biến cố trong hệ thống tiền tệ, trong đó có đến 5 thảm kịch siêu lạm phát, khi đó, tiền chỉ có giá trị bằng giấy lộn.

Lạm phát đang trở thành đề tài “nóng bỏng” trên toàn thế giới, với sự tăng giá chóng mặt của hầu hết các đồng nội tệ.

Giáo sư Steve H. Hanke thuộc ĐH Johns Hopkins của Mỹ cho hay, siêu lạm phát thường xảy ra đồng thời với chiến tranh hoặc những biện pháp chính sách tài khóa quá lỏng lẻo. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của siêu lạm phát vẫn là sự gia tăng nhanh chóng của cung tiền mà không được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế.

Theo Giáo sư Hanke, trong thế kỷ 20, siêu lạm phát xảy ra 17 lần ở Đông Âu và Trung Á, 5 lần ở Mỹ Latinh, bốn lần ở Tây Âu, một lần ở Đông Nam Á và một lần ở châu Phi. Trong số đó, có 5 lần siêu lạm phát rơi vào mức thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử.

Hungary

Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 13.600.000.000.000%

Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 15,6 giờ

Trường hợp siêu lạm phát tệ hại nhất từng được ghi nhận trong lịch sử xảy ra tại Hungary vào nửa đầu năm 1946. Khi đó, tờ tiền có giá trị lớn nhất của Hungary có mệnh giá lên tới 100.000.000.000.000.000.000 (100 tỷ tỷ) Pengo, so với mức 1.000 Pengo vào năm 1944. Ở lúc cao điểm, tốc độ lạm phát lên tới 195% một ngày.

Tình hình trở nên tồi tệ đến mức Chính phủ Hungary phải áp dụng một loại tiền đặc biệt dành riêng cho việc đóng thuế và trả cước phí bưu điện, được điều chỉnh hàng ngày theo thông báo trên sóng phát thanh. Vào tháng 8/1946, Hungary tiến hành đổi tiền. Trước khi đổi tiền, ước tính, tổng số tiền giấy trong lưu thông của Hungary chỉ có giá trị tương đương với 1/1.000 của một USD.

Nguyên nhân chính của lạm phát tại Hungary chính là lĩnh vực nông nghiệp nước này chịu ảnh hưởng tồi tệ bởi Đại Suy thoái, nợ công quá cao buộc Chính phủ Hungary phải phá giá đồng tiền. Ngoài ra, Hungary còn gặp nhiều khó khăn trong giải quyết hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đến thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, Chính phủ Hungary lại kiểm soát nền kinh tế yếu kém khi Ngân hàng Trung ương in tiền ồ ạt để đáp ứng nhu cầu tài chính của Chính phủ mà không áp dụng bất kỳ hạn chế nào.

Zimbabwe

Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 79.600.000.000%

Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 24,7 giờ

Tình trạng đồng tiền Zimbabwe sụt giá nghiêm trọng hồi tháng 11/2008 là trường hợp siêu lạm phát gần đây nhất trên thế giới. Khi đó, đồng tiền của Zimbabwe tăng tới 79.000.000.000% một tháng. Nói cách khác, cứ 24 giờ trôi qua, giá cả tăng gấp đôi.

Ngân hàng Trung ương Zimbabwe phải liên tục phát hành các đồng tiền mệnh giá 100 triệu và 200 triệu, đồng thời hạn chế số tiền rút ra khỏi ngân hàng ở mức 500.000 tương đương 0,25 USD.

Trong khi đó, giá cả trên thị trường không ngừng leo thang, với một ổ bánh mi tăng từ 2 triệu lên 35 triệu chỉ sau một đêm. Chính phủ còn tuyên bố lạm phát là bất hộ pháp và bắt giữ giám đốc điều hành công ty nào dám tăng giá các mặt hàng.

Tuy nhiên, tình hình không thể khá hơn. Nhiều chủ cửa hàng từ chối đồng nội tệ và chỉ nhận đồng USD hoặc đồng rand của Nam Phi. Ngân hàng Trung ương Zimbabwe cuối cùng phải định giá lại đồng tiền và đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán.

Theo các nhà phân tích, cội nguồn của tình trạng lạm phát tại Zimbabwe bắt đầu từ thập niên 1990 khi Tổng thống Mugabe đưa ra chương trình phân phối lại đất đai.

Trước đây ở Zimbabwe, nông dân da trắng sở hữu phần lớn đất nông nghiệp tốt nhất nước. Đất của người da trắng thì màu mỡ hơn vì nằm ở những địa phương mưa thuận gió hòa, còn đất của nông dân da đen thì thường là những vùng khô hạn.

Vì thế, nếu xét đến lợi thế thì người da trắng nắm trong tay phần đất sinh lời nhiều hơn. Khi Tổng thống Mugabe tuyên bố sẽ lấy đất của người da trắng chia cho người da đen, hàng nghìn người ủng hộ ông bèn lợi dụng thời cơ, công khai chiếm đoạt các trang trại của người dân da trắng.

Đối với nhân dân Zimbabwe, kết quả của cải cách ruộng đất, trải qua những rối loạn chính trị, là nghèo đói, chợ đen phát triển không kiểm soát nổi.

Đến năm 2006, Zimbabwe in thêm 21.000 tỷ đồng Zimbabwe để trả nợ IMF. Cùng năm đó, Zimbabwe in thêm 60.000 tỷ đồng Zimbabwe để trả lương cho quân đội, cảnh sát và quan chức nhà nước.

Một năm sau, nguồn cung thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men thiếu trầm trọng, lạm phát tháng vượt mức 115.000%. 6 tháng cuối năm 2007, Chính phủ Zimbabwe quyết định ngưng trả lương.

Tháng 4/2008, 50 triệu đồng Zimbabwe chỉ tương đương 1,2 USD trong khi đó Ngân hàng Trung ương ước tính kinh tế nước này tăng trưởng âm 6% so với 1 năm trước. Vào tháng 7/2008, Chính phủ Zimbabwe thậm chí có lúc hết giấy để in tiền bởi phía châu Âu ngừng cung cấp giấy in tiền cho Zimbabwe do lo ngại về lý do nhân đạo.

Nam Tư

Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 315.000.000%

Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 1,4 ngày

Tháng 1/1964, giá cả hàng hóa tại Nam Tư (Yugoslavia gồm Bosnia-Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia) bình quân tăng 64,6% mỗi ngày, gấp đôi trong 34 giờ.

Nhiều doanh nghiệp Yugoslavia từ chối đồng nội tệ dinar và đồng Mark Đức trở thành đồng tiền phi chính thức của nước này. Đồng dinar tiếp tục bị hắt hủi sau khi Chính phủ Yugoslavia tiến hành đổi tiền, với một triệu dinar cũ đổi một dinar mới. Vào ngày 12/11/1993, một triệu dinar tương đương một Mark Đức. Tuy nhiên, đến cuối tháng, 3.000 tỷ dinar mới có thể đổi một Mark Đức.

Ngày 17/1/1994, tỷ giá vọt lên một Mark Đức đổi được tới 30 triệu dinar. Không dừng lại ở đó, đến ngày 24/1, Chính phủ công bố đồng siêu dinar tương đương 10 triệu dinar rất mới. Chính phủ Yugoslavia như vậy 5 lần phá giá đồng tiền.

Trong thời gian siêu lạm phát này, nhiều cơ quan Chính phủ của Yugoslavia gần như không thể hoạt động, còn người dân thì luôn tìm cách tránh thanh toán đúng hạn các loại hóa đơn.

Một số chuyên gia lý giải, nguyên nhân lạm phát của Nam Tư chính từ những xung đột trong khu vực, khủng hoảng kinh tế khu vực và việc điều hành thiếu hiệu quả của Chính phủ.

Trong khi đó, Chính phủ đưa ra hàng loạt chính sách sai lầm như in tiền không kiểm soát, thâm hụt ngân sách khổng lồ và áp đặt giá cả giữa lúc nguồn cung khan hiếm càng khiến tình hình thêm tồi tệ.

Đức

Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 29.500%

Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 3,7 ngày

Đồng Papiermark của Đức trải qua giai đoạn khó khăn vào năm 1923. Trong tháng 8/1923, một triệu Papiermark Đức mới đổi được một USD. Đến tháng 11/1923, con số này lên mức 238 triệu Papiermark một USD.

Nhiều người dân rơi vào tình trạng rối trí với “cú sốc con số 0” do phải đối mặt với lượng tiền quá nhiều với các con số 0 bất tận.

Lạm phát tăng cao với tốc độ tên lửa buộc Chính phủ Đức định giá lại đồng tiền, thay thế đồng Papiermark bằng đồng Rentenmark với tỷ giá 4,2 Rentenmark một USD và giảm đi 12 số 0 trên tờ tiền.

Nhiều ý kiến cho rằng, siêu lạm phát tại Đức năm 1923 xuất phát từ việc nước này in tiền để bồi thường chi phí Chiến tranh thế giới thứ nhất sau khi bại trận. Theo Hiệp ước Versailles, Đức phải bồi thường cho phe thắng cuộc bằng vàng hoặc ngoại tệ thay vì đồng Papiermark. Để mua vàng và ngoại tệ đáp ứng yêu cầu của hiệp ước này, Chính phủ Đức phải sử dụng đồng Papiermark được bảo lãnh bằng nợ Chính phủ, khiến sự mất giá của đồng tiền càng tăng tốc.

Khi người Đức mất khả năng bồi thường chiến tranh, quân Pháp và Bỉ chiếm đóng thung lũng Ruhr vào tháng 1/1923 để yêu cầu trả bằng hiện vật dẫn đến hàng loạt vụ đình công và phản kháng của người Đức khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Châu Âu lúng túng trong cách giải quyết tình hình, khiến kinh tế Đức nhanh chóng suy sụp và rơi vào siêu lạm phát.

Hy Lạp

Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 13.800%

Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 4,3 ngày

Siêu lạm phát “manh nha” tại Hy Lạp từ tháng 10/1943 khi Đức chiếm đóng Hy Lạp. Tuy nhiên, lạm phát tăng vọt khi Chính phủ Hy Lạp cuối cùng giành được quyền kiểm soát Athen vào tháng 10/1944. Khi đó, giá các mặt hàng tại quốc gia này tăng 13.800% và “vọt” lên 1.600% một tháng sau đó.

Theo ước tính, thời gian trung bình nắm giữ đồng drachma của người dân Hy Lạp trước khi chi tiêu chỉ là bốn giờ. Tờ tiền mệnh giá lớn nhất của Hy Lạp tính tới thời điểm tháng 10/1944 lên tới 100.000 drachma. Trước tình hình trên, Chính phủ Hy Lạp quyết định tiến hành đổi tiền, với 50 tỷ drachma cũ đổi một drachma mới.

Trong những năm sau đó, lạm phát tại Hy Lạp dần suy giảm, thậm chí có lúc nước này còn trải qua tình trạng giảm phát. Đến năm 1947, giá cả mới thực sự bình ổn.

Theo giới chuyên gia, nguyên nhân chính của lạm phát tại Hy Lạp là chiến tranh thế giới thứ 2 khiến nước này chồng chất nợ nần, thương mại sụt giảm và còn phải trải qua bốn năm bị chiếm đóng.
http://www.vssc.com.vn/News/2011/2/20/163918.aspx
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/9/08
2.123
2.345
123
Re:Trần lãi suất huy động USD còn 3%/năm, nên giữ hay buông USD ?

em có 15k Obama cần ra đi trong hôm nay
Bác nào cần thì Pm nhé
 
Hạng D
14/5/08
2.537
22.450
113
Re:Trần lãi suất huy động USD còn 3%/năm, nên giữ hay buông USD ?

Các bác cầm USD cẩn thận củi lửa, khi NHNN đã hết đòn thì việc kết hối tài khoản cá nhân, công ty là cách cuối cùng.

Năm ngoái em đã có bàn về việc "đập tiệm vàng" để giết đô + vàng ngoài thị trường tự do, theo kiểu gọi 10 chủ tiệm vàng lón nhất SG lên "khuyên nhủ ", nhiều bác không tin. Em chỉ Gia Cát Dự lúc xỉn xỉn thế mà lại đúng như thế. Việc kết hối là đòn kết liễu luôn cái thị trường này.
 
Hạng C
14/12/09
676
2.186
93
Re:Trần lãi suất huy động USD còn 3%/năm, nên giữ hay buông USD ?

Em thì có nhu cầu sử dụng cả G, U và VNĐ nên kiểu gì em cũng chịu. Nhưng các cụ thì vẫn đánh giá cao về G và bằng chứng là khoảng năm 2002 gia đình em định xây 1 căn biệt thự thì mất gần 300L, lúc đó đỗi ra khoãng 3T hơn gì đó. May mà không xây và giữ G đến giờ đâm ra bây giờ xây cũng chỉ khoãng 4T mất khoãng 110L.

Còn U thì em cũng đầu tư qua Mỹ nên em chuyển qua nó cũng thành đất và nhà. Hiện thu nhập chính tại VN của em là U do cho nước ngoài và Cty thuê.

Tuy nhiên U thì từ hơn chục năm nay em thấy tăng đều đều, còn G em chỉ sợ theo giá thế giới có khi nó lại tèo như các chuyên gia dự đoán.

Nếu bác nào có dự định cho con cái ra nước ngoài thì em nghĩ vẫn nên giữ U tích cóp. Còn không thì nên theo thị trường !
 
Hạng B2
14/2/11
209
449
83
Re:Trần lãi suất huy động USD còn 3%/năm, nên giữ hay buông USD ?

koonjang nói:
Các bác cầm USD cẩn thận củi lửa, khi NHNN đã hết đòn thì việc kết hối tài khoản cá nhân, công ty là cách cuối cùng.

Năm ngoái em đã có bàn về việc "đập tiệm vàng" để giết đô + vàng ngoài thị trường tự do, theo kiểu gọi 10 chủ tiệm vàng lón nhất SG lên "khuyên nhủ ", nhiều bác không tin. Em chỉ Gia Cát Dự lúc xỉn xỉn thế mà lại đúng như thế. Việc kết hối là đòn kết liễu luôn cái thị trường này.
He he , bác dự khéo khéo , cái này bác Rich nói rằng : "<span style=""color: #ff0000;""> chỉ yêu cầu bán theo giá tt để giúp đất nước chứ có ép uổng chi </span>" .
15.gif

Riêng tui thấy đè giá td xuống bằng giá nn thì cũng thấy nghi nghi !
61.gif
63.gif
 
Hạng D
2/3/11
2.337
32.549
113
Re:Trần lãi suất huy động USD còn 3%/năm, nên giữ hay buông USD ?

Chắc bây giờ các bác ziet kiều đang lo chuyển ngược u qua bển nhỉ, mấy hôm trước thấy chuyển về gửi tiết kiệm nhiều lắm lắm mà. Ở vn xài vnd thôi, dư ra thì múc đất hay vàng là được, cả trăm năm nay đều như vậy mà.
 
Hạng C
15/5/07
952
591
93
59
Re:Trần lãi suất huy động USD còn 3%/năm, nên giữ hay buông USD ?

lucsi nói:
Trần lãi suất VND 14% mà em có bao giờ gửi được 14% đâu. Toàn 17%-18% cả
24.gif

Nên các bác chắc cũng chả phải lo trần Obama 3%; người ta cũng ép các bác phải gửi 5%-6% à
24.gif

Thằng ngân hàng em đang gửi, ép em xuống còn 3% đây bác ơi. Em nói là trên OS nói là sau 30/4 mới active nhưng nó ko nghe. Vậy em phải thế nào đây bác ?
 
Status
Không mở trả lời sau này.