Vấn đề biên bản VPHC đã có bác lập mục tranh luận trước đây rồi. Nay bác lại đưa lên, mình có ý kiến cho từng nội dung bác thắc mắc như sau :
Nhằm trao đổi để có cách ứng xử thích hợp hơn khi bị lập biên bản
Căn cứ Luật XLVPHC: điều 58 khoản 2
Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính: ( ghi ngắn gọn)
2. Biên bản vi phạm hành chính phải: ........ ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ
chức vi phạm;
- Ý kiến cá nhân:
- Như vậy theo dẫn chứng trên, cho thấy người vi phạm ĐƯỢC PHÉP ghi ý kiến vào biên bản.
- Theo điều 58 Luật XLVPHC tại khoản 1 :
" Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, .." và tại khoản 2 :
" Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ... ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;..." ---> quy định người thi hành công vụ lập biên bản ghi các nội dung trong biên bản bao gồm cả lời khai (trong mẫu bbvphc có thể in là ý kiến) của người bị lập bbvp.
- Trong điều 58 và các điều khác cũng như mẫu bbvphc hoàn toàn không có nội dung nào ghi "
người bị lập bbvp được quyền ghi ý kiến khi bị lập bbvp". mà chỉ có
"người bị lập bbvp được quyền có ý kiến khi bị lập bbvp" --> được quyền
ghi ý kiến và được quyền
có ý kiến là 2 nội dung khác nhau hoàn toàn.
==> Vì vậy nội dung bác ghi :
"..cho thấy người vi phạm ĐƯỢC PHÉP ghi ý kiến vào biên bản" là quan điểm của cá nhân chứ không phải quy định pháp luật XLVPHC.
Thứ 1:
Qua cờ líp. cho thấy quy định nào ???
+ csgt nói là ý kiến người vi phạm phải cùng 1 nét chữ. ???? ( nghĩa là csgt sẽ ghi dùm người vi phạm)
+ muốn ý kiến thì về làm tờ A4 ???? ( nghĩa là csgt không cho người vi phạm ghi ý kiến vào biên bản)/QUOTE]
Về lời nói của csgt trong clip mình không ý kiến, mình chỉ bàn về quy định pháp luật để bác xem cách họ thực hiện đúng hay chưa :
- Theo quy định tại điều 58, thì trường hợp clip : csgt là người lập bbvp do đó họ là người viết bbvp --> họ sẽ là người ghi tất cả các nội dung trong bbvp kể cả lời khai/ý kiến của người bị lập bbvp. Việc có cho người bị lập bbvp tự ghi ý kiến trong bbvp hay không sẽ do người lập bbvp quyết định vì luật không cấm họ làm việc đó --> phát sinh một số nơi khi lập bbvp thì họ cho ghi còn một số nơi không cho (nhưng họ vẫn đúng luật).
- Tại điều 15 và điều 61 luật XLVPHC cũng đã quy định về quyền của người bị lập bbvp --> được quyền có ý kiến, khiếu nại, giải trình, ... về việc lập bbvp bằng hình thức trao đổi trực tiếp (lời nói) hoặc văn bản --> người bị lập bbvp hoàn toàn có quyền có ý kiến bằng lời nói (để người lập bbvp ghi vào bbvp) chứ không chỉ bằng văn bản.
Thứ 2:
Có những trường hợp csgt không cho ghi ý kiến. sau đó người vi phạm ký biên bản. sau đó, csgt không xé biên bản, mà họ ghi thêm vào biên bản ĐỒNG Ý LỖI, hoặc ĐÚNG LỖI....rồi mới xe biên bản đưa ( lúc này người vi phạm không có BẰNG CHỨNG) ==> Thua ( cái này mình sẽ có thắc mắc tiếp theo).
Họ không cho tự ghi thì người bị lập bbvp đề nghị họ ghi đầy đủ ý kiến của mình trong bbvp --> trước khi ký phải xem lại bbvp họ đã ghi cái gì chứ không phải cứ đưa là ký rồi sau này phản ánh bị lừa, bị gạt, ... --> rất đơn giản chỉ cần người bị lập bbvp thực hiện đúng nghĩa vụ quyền hạn của mình thì không có vấn đề gì.
Thứ 3:
Để phòng ngừa trường hợp thứ 2 ( khi không có bằng chứng).
+Thì có quy định nào? khi lập biên bản:
Csgt không cho ghi ý kiến. thì csgt phải dùng bút gạch bỏ phần ý kiến đó ( giống như mua hàng ở ngoài tiệm, người ta hay gạch bỏ phần dưới để khỏi ghi thêm.).
Khi thỏa điều kiện trên thì ký biên bản.
Như đã nói ở trên, họ không cho tự ghi ý kiến thì người bị lập bbvp hoàn toàn có quyền nói họ ghi ý kiến của mình vào bbvp --> theo quy định về ban hành bbvphc và ngay trong điều 58 Luật XLVPHC các nội dung phải được ghi cụ thể: ghi có hoặc không chứ không có gạch bỏ --> vì các nội dung trong bbvp là cơ sở để ra quyết định xử phạt --> thiếu các nội dung này bbvphc có thể bị vô hiệu.
Thứ 4:
Nếu giả sử trong biên bản được cho ghi ý kiến, thì người vi phạm do không rành luật, cho nên có ghi vào biên bản ĐỒNG Ý LỖI, hoặc ĐÚNG LỖI .....
Nhưng khi về nghiên cứu thì thấy không đủ căn cứ đề xử phạt. như vậy khiếu nại có được không, vì thấy trong biên bản mình đã " ĐỒNG Ý LỖI, hoặc ĐÚNG LỖI".
Vì là một người dân LUÔN LUÔN THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT. và để phòng ngừa csgt Giả, lẫn lộn csgt Thật. và bảo vệ lợi ích chính đáng bản thân.
[/QUOTE]
Hoàn toàn được, vì luật XLVPHC có quy định quyền của người bị lập bbvphc tại điều 15 và điều 61 --> xử lý vi phạm căn cứ vào bbvp và các chứng cứ có liên quan --> việc ý kiến "đồng ý, đúng lỗi, .." ngay tại thời điểm bị lập bbvp đó là việc đồng ý việc lập bbvp; còn nội dung, tình tiết tại sao có hành vi bị lập bbvp thì phải căn cứ vào hành vi và các chứng cứ liên quan --> vì vậy nếu người bị lập bbvp :
- Không có ý kiến, khiếu nại, giải trình, ... về việc lập bbvp thì người xử lý vp mặc nhiên xem như người bị lập bbvp thừa nhận có hành vi vi phạm và cần ra quyết định xử lý
- Có ý kiến, khiếu nại, giải trình, ... về việc lập bbvp thì người xử lý vp phải xem xét ý kiến, giải trình, khiếu nại ... của người bị lập bbvp và giải quyết (trực tiếp, văn bản) ý kiến, khiếu nại, giải trình trước khi ra quyết định xử lý vi phạm