(Tip theo)
Hình ảnh mũi Cà Mâu :
Tháp quan sát cao 21m nhìn từ bến canô cho người xem quan sát mũi Cà Mâu từ trên cao , bên dưới là một cây cầu đang xây sau này xe hơi có thể vào được :
Với tâm trạng háo hức của lần đầu và cũng thật khao khát, hồi hộp khi đặt chân mỏm đất cực nam của xứ sở , cảm nhận được làn gío mát rượi mang hương vị của biển trên cụm đất thiêng liêng này .
Cái cảm xúc lâng lâng thật khó tả !
Mũi Cà Mâu thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách TP. Cà Mau khoảng 120km.
Mũi Cà Mâu là đây !
Cột mốc địa lý 0001 ghi nhận trí vị trí GPS, có đến đây mới cảm nhận tọa độ GPS không chỉ là những con số, nó đang hữu hình hiện diện dưới chân ta.
Sướng !
Mở cánh cửa nhỏ bên hông, nhìn xuống độ sâu chừng 1m là cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam :
Tượng đài có hình ảnh con tàu lướt sóng trên có ghi :
Mũi Cà Mau
8 độ 37' 30 '' Vĩ Độ Bắc
104 độ 43 ' Kinh Độ Đông
Chỉ đáng tiếc một điều là nhiều kẻ ngông nghênh tự cho mình có cái quyền khắc nhăng nhít tên, hoặc những câu viết vu vơ lên tượng đài.
Thật đáng trách !
Đây là nơi tiếp giáp của hai dòng hải lưu Bắc - Nam và Tây - Nam với hai chế độ thủy triều khác nhau tạo nên một vùng phù sa lắng đọng rộng lớn hàng chục ngàn hécta.
Bờ phía Tây là rừng mắm, đước… xanh rì trải dài ngút mắt tiếp giáp với mây trời, mỗi năm đất được bồi thêm khoảng 180m.
“Mắm đi trước, đước theo sau”, cây mắm mọc lên trên đất bồi, rễ cây đâm tua tủa, chỉa lên mặt đất để giữ đất, sau đó là đước và những cây rừng ngập mặn khác như sú, vẹt… đua nhau mọc lên khiến bãi bồi ngày càng chắc chắn.
Trái cây đước khi già rơi cắm xuống đất và cứ thế sinh sôi nảy nở hình thành nên khu rừng sinh thái ngập mặn lớn nhất của Việt Nam, cũng là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Tạo hóa đã hào phóng ban cho Mũi Cà Mau một điều kỳ diệu và độc đáo không nơi nào có được, mà có người cho là: “
Ðất nở ra, rừng biết đi và biển sinh sôi”.
Là KDL sinh thái nên đương nhiên hổng thiếu những quầy bán quà lưu niệm, hải sản của vùng đất mũi này.
Thêm vào đó là những nhà hàng, khách sạn, nhà nghĩ lại cho khách phương xa!
Do hiện tượng sạt lở bờ kè bằng béton hiện nay (so với trước đây bằng cừ tràm! ), ống nước tròn loại lớn cộng với đá tảng để ngăn chặn phần nào nhưng xem ra chưa thật hiệu quả :
Khu vực này được xây dựng như một KDL sinh thái, khi xây dựng họ đem cả thiết bị cơ giới nặng vào thi công, cộng với những biến đổi khí hậu, dòng chảy, chưa tính đến tương lai không xa nếu thượng nguồn sông Mekong bị con người can thiệp vào dòng chảy như đắp đập ngăn sông, thì hiện tượng xói lở mũi Cà Mâu sẽ càng nặng nề hơn như đang diễn ra !
Mong rằng điều đó sẽ không xảy ra!
------------
Một số hình ảnh và bài viết đề cập đến hiện trang xâm thực, sạt lỡ Mũi Cà Mâu :
Đứng trên Đài quan sát, khách có thể thấy “mũi nhọn” trên bản đồ hình chữ S nằm ở phía Đông, đó cũng là bên lở.
Hàng kè chắn sóng chạy dài và đến chóp mũi có đặt những ống cống bê tông vừa để đánh dấu và cũng vừa để bảo vệ cái “mũi nhọn” đó.
Hình ảnh trước đây :
Đưa chúng tôi ra khu đất tận cùng của chóp mũi, anh hướng dẫn viên du lịch tên Dương Văn Thắng chỉ về các thanh cọc phía xa nói đó là công trình bờ kè chắn sóng đã bị sóng đánh hư.
Cách bờ khoảng 10m về hướng đông là hàng cọc bê tông đang xây dở dang, nhưng đã bị sóng “đánh phủ đầu” để tiếp tục lấy đi phần đất bên trong. Sát con lộ, một dãy kè bằng cây tràm “dã chiến” vừa được đóng, nhưng cũng thật mong manh và biển đã bắt đầu ăn tới con lộ.
Từ con lộ này, qua một khoảnh đất nữa là biểu tượng mũi Cà Mau...
Phía trong biểu tượng mũi Cà Mau về phía tây là cột mốc tọa độ quốc gia.
Trước đây, sau khi tham quan cột mốc đặc biệt này, du khách sẽ được dẫn đến một con đường nhỏ len qua rừng đước để đi từ đông sang tây mũi Cà Mau.
Phía ngoài còn có con đường xi măng uốn cong theo bờ biển, dọc theo là những chòi gác để khách nghỉ chân và ngắm cảnh.
Tuy nhiên, đến thời điểm này con đường đã biến mất.
Khách cũng không thể đặt chân lên các căn chòi gác vì số nằm trong thì bị sóng biển đánh tới chân, số khác thì đã nằm... chơi vơi ngoài biển.
Đưa khách qua mỏm đất nằm chếch về hướng tây mũi Cà Mau, nơi những rẻo đất khẳng khiu, tơi tả sau những cú đánh của sóng biển, một nhân viên của KDL mũi Cà Mau cho biết, trong Tuần lễ du lịch Đất Mũi diễn ra hồi tháng tư năm ngoái, người ta đã cho làm một đoạn đường tạm để du khách và quan chức có thể đi từ đông sang tây.
Tuy nhiên chẳng bao lâu sau, biển cũng đã “hô biến” luôn đoạn đường này. Bây giờ, chỉ có thể đứng ở rẻo đất chóp mũi để nhìn ra căn chòi gác bị sóng biển cách ly khỏi bờ. Chếch về phía tây mũi đất là một khóm cây mắm đã “chia tay” với bờ. Anh này nói trước đây những vị trí trên là một phần đất liền. Chỉ sau mấy năm nó đã “thuộc về biển cả”.
Không chỉ có mũi đất nằm trong KDL mũi Cà Mau, cả dãy bờ biển chạy dọc về hướng đông cũng đang hứng chịu cảnh biến xâm thực. Ông Nguyễn Quốc Khải, cán bộ quản lý KDL Lý Thanh Long, cho biết khoảng 4 năm nay, biển đã lấn vào đất liền tại KDL này trên dưới 300m.
Trước đây, vùng đất này hằng năm được biển mang phù sa về bồi lắng. Tuy nhiên, chỉ khoảng 4 năm nay, biển đã “đổi tính” lấy mất bãi cát vàng, tiến đến ăn bứt bờ kè phía trong bãi cát khoảng 50m.
Xong bờ kè, sóng biển lại “thịt” luôn những cây dương được trồng phía trong, rồi “gặm” luôn sân bóng đá. Đánh dạt các công trình du lịch, đến hồ nuôi cá cảnh quan nằm sâu trong đất liền cũng chẳng yên.
Chạy dọc theo KDL Lý Thanh Long, con lộ xi măng rộng dẫn đến một nhà hàng thủy tạ cũng bị biển “nuốt” trôi. Nhà hàng hiện đã tách xa khỏi đất liền.
http://www.tinmoi.vn/Mui-...bien-mat-08508290.html
http://www.tinmoi.vn/mui-...bien-mat-08957046.html
(Còn típ)