RE: Trục khủyu của động cơ
Trích đoạn: hailua_dichat
Trích đoạn: qha_vn
bác Đè đúng rồi. mấy cái lỗ này hay thấy ở các vô lăng lửa xe gắn máy.
vành xe ô tô hay thấy đeo mấy cục chì cũng có cùng tác dụng
Trường hợp bác đề cập tới lại là cân bằng tĩnh (
xét 1 vật khi chiều dài L và đường kính D có sự khác biệt lớn)
Mấy hôm nay đợi bác hailua_dichat cho ví dụ và giải thích,đặng học hỏi thêm,mà kg thấy[8|],buồn wá
...hu...hu...
Thôi thì bắt chước bác Đè,nói đại thử
1/- Về khái niện cân bằng tĩnh và cân bằng động,xin xem bài của BS Automatic trong topic về động cơ V6,V8...ở đây tôi xin hóng hớt về phương pháp cân bằng chút xíu:
2/- Phương pháp cân bằng:
a/- Cân bằng tĩnh:Thường dùng cho các chi tiết quay có vận tốc nhỏ,khối lượng nhỏ,bề dày nhỏ...và yêu cầu hoạt động kg đến mức phải...cân bằng động.
Người ta dùng trục gá xỏ qua ct,đặt lên 2 gối đỡ có ma sát nhỏ (vòng bi,con lăn,đĩa quay...) và dĩ nhiên,trục gá kg...mất cân bằng.
Gọi là cân bằng tĩnh,vì ct kg được dẫn động và duy trì lực tác dụng nào.Nói một cách "thủ công",chỉ chạm nhẹ cho nó quay nhẹ.Khi nó đứng yên tương đối nhanh,ta đánh dấu điểm nằm dưới cùng và thử lại vài lần.Nếu vẫn là nó,trước khi dừng hẳn còn lắc lư theo kiểu dao động tắt dần,thì điểm này được coi là nặng.Sau đó người ta dùng các quả cân chuẩn đính lên phía đối xứng của điểm nặng qua tâm ct,cho đến khi cân bằng.Việc còn lại là đọc trị số hoặc đem cân các quả cân thì lòi ra khối lượng mất cân bằng.Tuỳ vào hình dáng,kích thước,hoạt động,khối lượng mất cb của ct mà người ta quyết định khoan bỏ (remove) vật liệu tại điểm nặng,hoặc đính thêm (add) vào điểm đối xứng của nó,hoặc kết hợp cả 2.
b/- Cân bằng động:
Theo cách cb tĩnh như trên,bg ta xét vd,chi tiết quay là một đĩa kim loại tròn,đường kính tầm 300mm,chiều dày 20mm.Với ct này rất dễ làm cb tĩnh,kquả ok.
Bây giờ xem tiếp,nếu gọi 2 bề mặt của đĩa trên là A và B,lấy 2 điểm đối xứng trên vành đĩa,gọi là M và N.
Do sự không đồng đều của phân bố vật liệu trên đĩa,ví dụ tại điểm M,điểm nặng nằm phía mặt A (một mặt cắt),trong khi tại điểm N,điểm nặng nằm về phía B (một mặt cắt khác).Khi cân bằng tĩnh thì ok.Nhưng nếu đĩa trên quay với vận tốc góc cao,2 điểm trên 2 mặt cắt khác nhau đó tạo ra mo-men xoắn rất lớn.Lực quán tính tại các điểm nặng tác dụng lên trục và làm mất cân bằng.
Do vậy,với các chi tiết có khối lượng,độ dày "lớn" (lớn là theo tương quan với đường kính của nó khi tính toán),và làm việc với tốc độ quay cao,như :vành bánh ô-tô,mâm lửa xe máy,bánh đà động cơ,cánh turbine,impeller...đều phải qua cân bằng động.
Thiết bị dùng để cân bằng động thì...cực kỳ phức tạp và...phát triển,thay đổi như...ngành computer
,và tuỳ theo hình dạng,kích thước,yêu cầu của chi tiết....
Khi cân bằng,ct được gá lên thiết bị.Nhưng kg như cân bằng tĩnh,việc cân bằng động là ct được dẫn động ở một tốc độ nhất định và được duy trì.Tốc độ này có thể bằng với tốc độ làm việc thực của ct,hoặc,thường là nhỏ hơn và được khuếch đại.Người ta chọn điểm gốc trên ct,gọi là góc O độ,quay 1 vòng là 360 độ.Máy tính sẽ chỉ ra những vị trí mất cb,trên nhiều hướng đường kính,cũng như trên các vòng tròn đồng tâm có đường kính khác nhau.(Do vậy các bác thấy các dấu vết của việc cb sẽ phân bố...tùm lum
).Sau khi có được kết quả trên máy tính,việc khắc phục,nôm na là giống như khi cb tĩnh,tuy nhiên độ chính xác cao hơn nhiều.
Trong các chi tiết truyền động cơ khí,thường khi cân bằng động,là phải làm cho 1 cụm chi tiết,ví dụ từ cánh turbine + trục + các ốc vít + then + long đền...lắp hoàn chỉnh[&:]
Cái mâm lửa xe máy,được cho là có khối lượng và bề dày "lớn" so với đường kính,nên không những cân bằng động mà còn phải cân bằng động cao tốc[&:]