Em đang băn khoăn là khi nó sụm thì ảnh hưởng đến xứ Vịt đến mức nào. Trước mắt là sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá cả hàng hóa, ví dụ giá cao su sẽ còn giảm thê thảm hơn, nhiều loại nông sản, khoáng sản lâu nay xuất sang xứ Cẩu sẽ bị dội hàng, rớt giá khiến dân tình xứ Vịt thêm khó khăn. Hàng hóa nó bán không được sẽ hạ giá, đẩy sang xứ Vịt là nền sản xuất xứ Vịt đang thoi thóp càng thêm điêu đứng. Nó làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế toàn cầu (dự đoán cao điểm vào cuối năm 2013), khi đó sẽ có thêm rất nhiều anh em thất nghiệp. Gía bất động sản sẽ giảm thêm gây nhiều nợ xấu làm ảnh hưởng nến sức khỏe tài chính.... Còn rất nhiều hệ lụy đang chờ nên em vừa mừng mà vừa lo.
- Status
- Không mở trả lời sau này.
Em cũng mong nó sụm sớm. Lúc đó mình buộc phải tăng giao thương với phần còn lại của thế giới. Chỉ đau 1 lần còn hơn để nó lấn ép, chơi bẩn mình hoài.
chít mịa nó đi, em ếch cần:
Dòng tiền nóng đang dần rút khỏi Trung Quốc Xu hướng này sẽ khiến thị trường tiền tệ bị thu hẹp, giảm tăng trưởng tín dụng và ảnh hưởng đến mục tiêu kích thích kinh tế của Trung Quốc.
>Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại
Theo dữ liệu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mới công bố, các nhà băng trong nước đã bán ròng 3,8 tỷ NDT (597 triệu USD) ngoại tệ trong tháng 7. Trong 10 tháng trở lại đây, có tới 5 tháng lượng ngoại tệ bị bán ròng, nhưng chỉ mua về 145 tỷ NDT ngoại tệ, thấp hơn rất nhiều so với 905 tỷ NDT chảy vào nước này qua thặng dư thương mại. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư đang rút vốn ra khỏi Trung Quốc và các công ty xuất khẩu muốn giữ lợi nhuận bằng USD thay vì NDT.
Bất động sản Trung Quốc giảm giá một phần do vốn đầu tư vào đây giảm mạnh. Ảnh: CNBC
Việc này hoàn toàn trái ngược so với thập kỷ trước, khi niềm tin vào tăng trưởng ở Trung Quốc và nhu cầu NDT luôn rất mạnh. Thời điểm đó, ngoại tệ được các ngân hàng nước này mua không chỉ từ thặng dư thương mại, mà còn từ vốn đầu tư, hay còn gọi là dòng tiền nóng. Trong 10 tháng đầu năm 2008, các nhà băng này đã mua số ngoại tệ trị giá tới 3.600 tỷ NDT.
Dòng tiền đầu tư lớn chính là yếu tố thúc đẩy tín dụng, tăng giá tài sản và nâng giá trị đồng nhân dân tệ. Vì thế, dòng tiền chuyển hướng đã khiến nhiều mặt hàng như bất động sản, cổ phiếu hay NDT giảm giá mạnh.
Tuy nhiên, việc này lại khiến các căn hộ cao cấp ở Hong Kong tăng giá và đưa người Trung Quốc quay lại thị trường bất động sản ở London, Singapore và San Franciso. Calvin Sheng, một chuyên gia IT vừa mua căn hộ 2,5 triệu NDT ở Melborne (Australia) cho biết: "Tôi vừa đến ngân hàng, mua đôla Australia để trả tiền mua căn hộ. Tôi sắp sang đó du học, nhưng cũng một phần là để cân bằng đầu tư, phòng trường hợp Trung Quốc suy thoái kinh tế".
Dòng tiền vào Trung Quốc giảm có nghĩa là thị trường tiền tệ sẽ bị thu hẹp lại. Các ngân hàng sẽ khó cho vay hơn, ảnh hưởng đến mục tiêu kích thích kinh tế của Trung Quốc. Từ đầu năm, nước này đã bơm hơn 1.400 tỷ NDT vào hệ thống tài chính, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn rất thấp.
Chuyên gia phân tích của chính phủ - Zhang Ming cho biết: "Từ nửa đầu năm 2011, khủng hoảng châu Âu ngày càng trầm trọng, khiến dòng vốn ngắn hạn dần rời khỏi các thị trường mới nổi và chuyển sang Mỹ. Việc này đã khiến kinh tế Trung Quốc gặp cú sốc lớn".
Nhu cầu USD đã làm đồng tiền này tăng giá 0,7% so với NDT từ đầu năm và khiến nhiều công ty Trung Quốc muốn giữ ngoại tệ hơn NDT. Ông He Weisheng - chuyên gia ngoại hối tại Citibank cho biết: "Nhiều công ty đang bi quan về triển vọng của Trung Quốc và muốn giữ lợi nhuận bằng USD. Khi mà NDT vẫn tiếp tục giảm giá như hiện nay, tôi không cho là tình hình sẽ có biến chuyển trong một vài tháng tới".
Bong bóng bất động sản đang xẹp xuống là một tín hiệu tốt với kinh tế Trung Quốc. Nhưng khi chính phủ đang hỗ trợ tăng trưởng, thì giá giảm lại đe dọa đến niềm tin của nhà đầu tư. Theo website cung cấp thông tin tài chính CapitalVue, vốn đổ vào các công ty Trung Quốc đã giảm 35% trong 7 tháng đầu so với cùng kỳ. Xây dựng nhà ở mới cũng giảm 13,4% so với năm ngoái.
Hà Thu (theo Wall Street Journal
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2012/08/dong-tien-nong-dang-dan-rut-khoi-trung-quoc/
Dòng tiền nóng đang dần rút khỏi Trung Quốc Xu hướng này sẽ khiến thị trường tiền tệ bị thu hẹp, giảm tăng trưởng tín dụng và ảnh hưởng đến mục tiêu kích thích kinh tế của Trung Quốc.
>Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại
Theo dữ liệu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mới công bố, các nhà băng trong nước đã bán ròng 3,8 tỷ NDT (597 triệu USD) ngoại tệ trong tháng 7. Trong 10 tháng trở lại đây, có tới 5 tháng lượng ngoại tệ bị bán ròng, nhưng chỉ mua về 145 tỷ NDT ngoại tệ, thấp hơn rất nhiều so với 905 tỷ NDT chảy vào nước này qua thặng dư thương mại. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư đang rút vốn ra khỏi Trung Quốc và các công ty xuất khẩu muốn giữ lợi nhuận bằng USD thay vì NDT.
![china_properties_490.jpg](https://cdn1.otosaigon.com/data/noimage.png)
Bất động sản Trung Quốc giảm giá một phần do vốn đầu tư vào đây giảm mạnh. Ảnh: CNBC
Việc này hoàn toàn trái ngược so với thập kỷ trước, khi niềm tin vào tăng trưởng ở Trung Quốc và nhu cầu NDT luôn rất mạnh. Thời điểm đó, ngoại tệ được các ngân hàng nước này mua không chỉ từ thặng dư thương mại, mà còn từ vốn đầu tư, hay còn gọi là dòng tiền nóng. Trong 10 tháng đầu năm 2008, các nhà băng này đã mua số ngoại tệ trị giá tới 3.600 tỷ NDT.
Dòng tiền đầu tư lớn chính là yếu tố thúc đẩy tín dụng, tăng giá tài sản và nâng giá trị đồng nhân dân tệ. Vì thế, dòng tiền chuyển hướng đã khiến nhiều mặt hàng như bất động sản, cổ phiếu hay NDT giảm giá mạnh.
Tuy nhiên, việc này lại khiến các căn hộ cao cấp ở Hong Kong tăng giá và đưa người Trung Quốc quay lại thị trường bất động sản ở London, Singapore và San Franciso. Calvin Sheng, một chuyên gia IT vừa mua căn hộ 2,5 triệu NDT ở Melborne (Australia) cho biết: "Tôi vừa đến ngân hàng, mua đôla Australia để trả tiền mua căn hộ. Tôi sắp sang đó du học, nhưng cũng một phần là để cân bằng đầu tư, phòng trường hợp Trung Quốc suy thoái kinh tế".
Dòng tiền vào Trung Quốc giảm có nghĩa là thị trường tiền tệ sẽ bị thu hẹp lại. Các ngân hàng sẽ khó cho vay hơn, ảnh hưởng đến mục tiêu kích thích kinh tế của Trung Quốc. Từ đầu năm, nước này đã bơm hơn 1.400 tỷ NDT vào hệ thống tài chính, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn rất thấp.
Chuyên gia phân tích của chính phủ - Zhang Ming cho biết: "Từ nửa đầu năm 2011, khủng hoảng châu Âu ngày càng trầm trọng, khiến dòng vốn ngắn hạn dần rời khỏi các thị trường mới nổi và chuyển sang Mỹ. Việc này đã khiến kinh tế Trung Quốc gặp cú sốc lớn".
Nhu cầu USD đã làm đồng tiền này tăng giá 0,7% so với NDT từ đầu năm và khiến nhiều công ty Trung Quốc muốn giữ ngoại tệ hơn NDT. Ông He Weisheng - chuyên gia ngoại hối tại Citibank cho biết: "Nhiều công ty đang bi quan về triển vọng của Trung Quốc và muốn giữ lợi nhuận bằng USD. Khi mà NDT vẫn tiếp tục giảm giá như hiện nay, tôi không cho là tình hình sẽ có biến chuyển trong một vài tháng tới".
Bong bóng bất động sản đang xẹp xuống là một tín hiệu tốt với kinh tế Trung Quốc. Nhưng khi chính phủ đang hỗ trợ tăng trưởng, thì giá giảm lại đe dọa đến niềm tin của nhà đầu tư. Theo website cung cấp thông tin tài chính CapitalVue, vốn đổ vào các công ty Trung Quốc đã giảm 35% trong 7 tháng đầu so với cùng kỳ. Xây dựng nhà ở mới cũng giảm 13,4% so với năm ngoái.
Hà Thu (theo Wall Street Journal
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2012/08/dong-tien-nong-dang-dan-rut-khoi-trung-quoc/
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại khiến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng hơn 16 lần kể từ cuối năm ngoái.</h2> Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc nửa đầu năm nay tăng lên gần 453 tỷ nhân dân tệ (hơn 71 tỷ USD) từ 28,7 tỷ nhân dân tệ vào thời điểm cuối năm ngoái.
Tờ Financial News của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cảnh báo, các khoản nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian gần, chủ yếu do nợ chính quyền địa phương và nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản.
Các chính quyền địa phương Trung Quốc vẫn trong tình trạng thiếu vốn và có thể không có khả năng hoàn trả nợ. Trong khi đó, tình trạng phá sản trong lĩnh vực bất động sản ngày càng tăng, gây sức ép nợ xấu lớn hơn cho hệ thống ngân hàng.
"Hệ thống tài chính dễ gặp rủi ro khi môi trường bên ngoài biến động và kinh tế trong nước chững lại”, Financial News cảnh báo.
Trước đó, Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc cho biết, tỷ lệ nợ doanh nghiệp trên GDP của Trung Quốc đến cuối 2011 đã lên 107% GDP – ngưỡng nguy hiểm.
(Theo VOV)
http://ebank.vnexpress.ne...-quoc-tang-hon-16-lan/
Tờ Financial News của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cảnh báo, các khoản nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian gần, chủ yếu do nợ chính quyền địa phương và nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản.
Các chính quyền địa phương Trung Quốc vẫn trong tình trạng thiếu vốn và có thể không có khả năng hoàn trả nợ. Trong khi đó, tình trạng phá sản trong lĩnh vực bất động sản ngày càng tăng, gây sức ép nợ xấu lớn hơn cho hệ thống ngân hàng.
"Hệ thống tài chính dễ gặp rủi ro khi môi trường bên ngoài biến động và kinh tế trong nước chững lại”, Financial News cảnh báo.
Trước đó, Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc cho biết, tỷ lệ nợ doanh nghiệp trên GDP của Trung Quốc đến cuối 2011 đã lên 107% GDP – ngưỡng nguy hiểm.
(Theo VOV)
http://ebank.vnexpress.ne...-quoc-tang-hon-16-lan/
Mừng thì mừng rồi nhưng lo thì cũng không ít, ảnh hưởng cũng không nhỏ, nhất là người nghèo, công nhân...
rk106 nói:Nó teo dân vịt mừng hơn lo đấy chứ
- Status
- Không mở trả lời sau này.