Sorry! Dùng từ ngập không đúng phải dùng từ " nhiễm mặn" phải hơn!Không ngập đâu.
Nhiễm mặn thì không tránh khỏi. Còn biển dâng thì khắc phục được. Họ chọn trồng những cây lớn rất nhanh trên qui mô lớn các vùng thấp ven biển, ven sông. Những loại cây này giữ đất, sinh ra đất khắc phục được hiện tượng nước biển dâng. Các Dự án này bị tổn hại trầm trọng vì vụ Trịnh Xuân Thanh.Sorry! Dùng từ ngập không đúng phải dùng từ " nhiễm mặn" phải hơn!
Nói chung không bi đát như nhiều người nghĩ.
Vùng đất Nam bộ tương đối khá bằng phẳng, nhiều sông rạch. Trong đó, về địa chất nền vùng đất Đông nam bộ hình thành phần lớn từ đất bazan và đất phù sa cổ. Riêng Tây nam bộ ngoài một số vùng đất vốn là nền đất hình thành từ đất trầm tích và phù sa mới của các nhánh sông Cửu long. Mỗi nơi đều có khu vực nền cao và có núi như miền Đông có dãy núi Bà rá, Chứa chan và một số núi khác. Miền Tây thì có dãy núi Thất sơn huyền bí và núi Cấm..vv. Vùng đất Miền Nam có rất nhiều sông, rạch tự nhiên và hệ thống kênh nhân tạo Vĩnh Tế do Đức ông Thoại Ngọc Hầu huy động nhân lực đào vào đầu thập niên 18.Nhiễm mặn thì không tránh khỏi. Còn biển dâng thì khắc phục được. Họ chọn trồng những cây lớn rất nhanh trên qui mô lớn các vùng thấp ven biển, ven sông. Những loại cây này giữ đất, sinh ra đất khắc phục được hiện tượng nước biển dâng. Các Dự án này bị tổn hại trầm trọng vì vụ Trịnh Xuân Thanh.
Nói chung không bi đát như nhiều người nghĩ.
Sau đó khi Nam tiến các miền, vùng hình thành các khu thị tứ được xây dựng tại các ngã 3,4 sông Vùng Tây Nam bộ. Theo các số liệu quan trắc đo đạc của các cơ quan chức năng có liên quan mức độ lún bình quân từ 2,5-4,5cm/năm và cảnh báo biên độ sụt lún sẽ tiếp tục ngày càng gia tăng. Trong khi đó do biến đổi khí hậu Việt Nam thuộc vùng có mực nước biển dâng mạnh. Vậy nền đất thì lún, nước biển dâng cao dự kiến đến năm 2040 Việt Nam sẽ giống Hà Lan.
HỆ THỐNG THỦY LỢI, GIAO THÔNG Ở CÀ MAU THỜI PHÁP
Trong gần 100 năm thống trị, thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Nam Kỳ có những biến đổi sâu sắc. Để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa, Pháp đã cải tạo phát triển hệ thống thủy và mạng lưới giao thông thủy ở khắp Nam Kỳ, nối các tỉnh Nam Kỳ với các vùng lân cận. Qua đó, đã tạo điều kiện thay đổi cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và đem lại nguồn lợi lớn cho Pháp.
Ngay sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ, một trong những việc làm đầu tiên của thực dân Pháp là cải tạo và mở rộng các công trình thủy lợi, hệ thống đê điều, nhằm để phục vụ trực tiếp cho chiến tranh xâm lược và mở mang khai thác nông nghiệp thuộc địa. Lúc đầu việc đào kinh bằng được thực hiện sức người dưới hình thức huy động công xâu của các tỉnh hạt. Công xâu được trả theo Nghị định ngày 27/6/1872, tức 50 xu mỗi ngày công. Từ năm 1900, chính quyền thực dân Pháp mới quan tâm đẩy mạnh công việc đào kinh mới, nạo vét kinh cũ với kế hoạch tổng thể bằng máy xáng (tàu cuốc). Xáng thời điểm này còn thô sơ trông như chiếc hạm với 350 mã lực, múc mỗi gàu được 375 lít đất ở độ sâu từ 2,50 m đến 9 m và thổi xa đến 60 m. Giàn gàu của xáng chạy theo vòng tròn như kiểu xe đạp nước. Những chiếc xáng to từng hoạt động ở Nam Kỳ cò tên là Năn (theo tên Pháp Nantes), La (Loire), Mỹ Tho 1, Mỹ Tho 2. Những chiếc xáng này, mỗi khi vận hành, gàu sắt chuyển động kêu rít lên vang động cả một vùng. Công trình đào kinh quy tụ đông đảo nhân công người Việt và kỹ sư, chuyên viên người Pháp. Hãng xáng đặt xưởng sửa chữa tại Mỹ Tho để thuận tiện cho việc di chuyển đến các tỉnh trong vùng.
Ngày 20/6/1871, Thống soái Nam Kỳ Dupré đã cho thành lập một Ủy ban nghiên cứu tính khả lưu của từng con sông rạch khắp Nam Kỳ và đề xuất các công việc cần thiết để cải tạo dòng chảy lưu thông dễ dàng, phục vụ cho hai mục đích chiến lược là quân sự và thương mại. Công việc điều tra được thực hiện trong nhiều năm.
Sau đó, một Ủy ban mới được thành lập theo Nghị định ngày 6/2/1875 của Thống soái Nam Kỳ Dupré, với nhiệm vụ nghiên cứu các biện pháp cải tạo các sông rạch lưu thông ở Nam Kỳ và đề xuất nơi ưu tiên cần làm trước. Ngoài ra còn nghiên cứu đào một số kinh thủy lợi.
Ở Cà Mau vào năm 1877, phủ Hòa bắt dân 3 tổng ở Cà Mau (Long Thủy, Quảng Long, Quảng Xuyên) đào kinh Bạch Ngưu nối qua phía Nam Rạch Giá. Kinh Bạch Ngưu xuất phát từ rạch Cái Chanh chảy ra ngã ba Tắc Thủ, dài 23km, trung bình sâu từ 2 - 3 mét.
Năm 1885, con đường Láng tức là đường kéo ghe từ Bạc Liêu qua Cà Mau vẫn còn sử dụng vì chưa đào kinh được. Nhà nước giúp đỡ người đi ghe bằng cách cắm nọc làm dấu hai bên đường, mỗi năm hai lần, vào đầu mùa mưa và lúc dứt mưa. Cũng trong năm này, Kinh Mương Điều nối rạch Đầm qua sông Gành Hào đào gần xong từ sức dân làm xâu, chỉ còn lại 480 m cuối.
Tại nội ô Cà Mau, viên chủ quận là Mélaye đã bắt dân đào con kinh ngang 16 mét và đặt tên là kinh Mélaye, nhưng dân gian gọi là kinh 16. Kinh này một đầu thông với kinh Cà Mau – Tắc Thủ chạy dài đến Cầu số 1, tiếp giáp với rạch Chùa Phật Tổ, rồi đổ ra kinh Quan Lộ. Do bị dân hai bên lấn dần, kinh 16 hiện nay đã bị lấp và xây cống, thuộc địa bàn phường 2, phường 4 và phường 9, thành phố Cà Mau.
Ngày 20/7/1891, Toàn quyền Đông Dương lúc đó còn đóng tại Sài Gòn là Jean Marie Antoine de Lanessan, đã có thư gửi cho Thống đốc Nam Kỳ (lúc này đã chuyển sang chế độ dân sự) nêu lên tình trạng các sông rạch, kinh đào tại Nam Kỳ bị trở ngại rất lớn cho việc giao thông thủy, cần phải xúc tiến gấp cho việc tu bổ, nạo vét: “…Cụ thể như tại Bạc Liêu, người ta không còn có thể đi lại từ Bạc Liêu đến Cà Mau bằng sông hoặc kinh đào vì không được nạo vét từ ba năm nay, nên bị bùn lấp và đầy cỏ dại…Đành rằng các giải pháp áp dụng về lâu về dài cần có sự tham gia hợp tác của ngành Thủy đạo học, nhưng việc phải làm ngay là nạo vét những đoạn kinh bị ách tắc giao thông bằng mọi cách thuận tiện”.
Có lẽ do bức thư này của Toàn quyền Đông Dương, mà sau đó tại Nam Kỳ, chính quyền thực dân Pháp cho tiến hành rầm rộ đại công tác đào kinh mới, nạo vét kinh rạch cũ khắp nơi.
Năm 1896, 11.484 dân bộ ở Bạc Liêu được Thống đốc Nam Kỳ miễn thuế thân (do thất mùa) để tiếp tục làm xâu đào kinh Bạc Liêu – Cà Mau, năm ấy đào được 46 km.
Ngày 8/9/1900, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ban hành Nghị định thành lập một Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu và đề ra chương trình đào và nạo vét các đường sông rạch ở Nam Kỳ. Chương trình đã được phê duyệt vào tháng 11 cùng năm và được giao cho các công ty tư nhân lãnh thầu dưới sự kiểm soát của Nha Công chánh.
Năm 1901, tiếp tục đào kinh Bạc Liêu - Cà Mau. Để đào kinh này, chính quyền Pháp bắt dân làm xâu mỗi người 2 tháng (theo luật định chỉ có 2 ngày) mà không trả tiền. Đến năm 1915, con kinh Bạc Liêu – Cà Mau được múc hoàn thiện dài 67 km, rộng 50 m, sâu trung bình 4,50 m. Đây là thủy đạo huyết mạch rút ngắn khoảng cách và nối liền hai trung tâm thương mại Bạc Liêu và Cà Mau, ghe thuyền đi lại quanh năm. Trước đó, từ chợ Bạc Liêu đến chợ Cà Mau, ghe chèo liên tiếp 22 tiếng đồng hồ, muỗi mòng nhiều; nước ngược, nước xuôi từng chặng.
Từ năm 1908 đến năm 1910 bắt đầu đào kinh Cái Lớn (Rạch Giá) đến sông Trẹm dài 24 km.
Năm 1915, kinh Quan lộ - Phụng Hiệp đoạn trên địa bàn Bạc Liêu dài 50 m được khởi công, nối kinh Quan Lộ với Ngã Bảy Phụng Hiệp ở Cần Thơ, dài 140 km, rộng 50 m, sâu từ 2,50 m đến 3 m. Kinh Quan Lộ hoàn thành nối liền Cà Mau thẳng lên Phụng Hiệp, để từ đó qua Cái Côn, rồi qua Trà Ôn đi Mỹ Tho lên Sài Gòn, rút ngắn hơn trước kia rất nhiều vì phải đi quanh co và khô cạn. Vào năm 1880, dịp gần Tết, từ Cà Mau, 216 chiếc ghe rỗi chở khoảng 4.500 tạ cá về Sài Gòn, Chợ Lớn, Biên Hòa. Việc di chuyển thời ấy hãy còn khó khăn, tìm nước ngọt để thay nước trong ghe cá, mùa hạn, gặp nhiều chặng khô cạn, mực nước còn năm tấc, chèo chống không được, nhờ sức trâu kéo.
Chiến tranh Thế giới lần thứ I bùng nổ, làm cho công việc đào và nạo vét kinh rạch đang tiến hành phải tạm ngưng. Sau khi chiến tranh kết thúc, ngày 14/1/1920, Thống đốc Nam Kỳ ký Nghị định thành lập Hội đồng nghiên cứu kế hoạch và xếp ưu tiên các con kinh phải đào kể từ năm 1921.
Cùng với nhiều con kinh khác ở các tỉnh miền Tây trước đó được đào hoặc nạo vét dỡ dang, năm 1925, ở Cà Mau đào kinh Bảy Háp – Gành Hào, còn gọi là kinh xáng Đội Cường, dài khoảng 18 km, với mục đích xả phèn cánh đồng hoang hai tổng Quảng An và Quảng Xuyên, đồng thời nối thông với Cà Mau. Kinh này thuận tiện cho ghe cà vom chở lúa; ghe chài lớn chở lá tàu, lá bó, lá chằm và cây củi; ghe rỗi miệt trên xuống xóm Cái Rắn, Rau Dừa, điền Bộ Mão, Bà Hính, Bờ Đập, Cái keo chở mắm, lươn và cá tươi. Không còn cảnh đi quanh co như trước kia, ghe chở khẳm cũng không sợ mắc cạn.
Những năm sau đó, kinh rạch ở Cà Mau tiếp tục được nạo vét. Cụ thể, ngày 14/12/1937, nạo vét kinh Bạc Liêu – Cà Mau giáp chỗ kinh Cái Cùng. Đến ngày 24/4/1941, kinh Bạc Liêu – Cà Mau được nạo vét lần thứ hai.
Ngày 22/3/1943, nạo vét kinh Mương Điều. Tại con kinh này, 4 năm sau đó, ngày 18/5/1947, quân dân huyện Đầm Dơi đã đánh chìm tàu Lieutenant của Pháp bằng thủy lôi khi đi tiếp tế cho đồn Đầm Dơi.
Những kinh đào mới cùng với những sông rạch tự nhiên đã tạo thành một hệ thống sông ngòi, kinh rạch chằng chịt, phục vụ đắc lực cho giao thông đường thủy và phát triển nông nghiệp, tăng diện tích canh tác sản lượng nông sản lên gấp nhiều lần so với trước đó. Nếu như 1880, diện tích canh tác toàn Nam Kỳ là 522.000 ha thì đến năm 1900 là 1.175.000 ha, và trong khoảng thời gian 20 năm ấy, số gạo xuất cảng từ 500.000 tấn lến đến 750.000 tấn. Tại Cần Thơ, sau khi nhiều sông ngòi, kinh rạch được đào vét, chính quyền Pháp đầu tư xây dựng nhiều cầu tàu dọc theo sông Mé Sông (tức khu vực đường Hai Bà Trưng – Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay). Trong đó cầu tàu thứ ba gọi là cầu xéo, dùng cho các tàu ghe chở củi, than từ Cà Mau lên bán cho vựa trên bờ.
Ngay từ năm 1907, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định liệt kê 30 sông, rạch, kinh đào hiện hữu ở Nam Kỳ được dùng làm thủy đạo vì lợi ích chung của Liên bang, để phân cấp quản lý và phân bổ kinh phí thực hiện việc cải tạo. Trong 30 sông rạch, kinh đào này, Cà Mau có 3 sông. Đó là thủy đạo từ sông Cái Lớn đến Cà Mau qua ngã ba Cái Tàu, sông ngã vô Cạnh Đền, sông Trẹm và rạch Tắc Thủ, dài 85,600km; sông Ông Đốc từ sông Tắc Thủ ra đến biển, dài 51,100 km; sông Gành Hào từ Cà Mau ra đến biển, dài 53,800 km.
Ngoài việc dùng công quỹ đào kinh lớn để sử dụng vào thủy lợi và giao thông, chính quyền thực dân Pháp còn khuyến khích các điền chủ Pháp và Việt tự đầu tư đào kinh để tưới tiêu cho đồn điền của họ. Tại Cà Mau, ngày 19/3/1940, Thống đốc Nam Kỳ cho phép bác sĩ Nguyễn Văn Thinh đào con kinh thủy lợi ở cây số 27 kinh Mương Điều thuộc làng Tân Duyệt theo các điều kiện: Kinh có chiều ngang 4,50 m và sâu 1,50m. Trước khi tiến hành, đương sự phải báo cho Trưởng cơ quan Thủy lợi nông nghiệp ở Sóc Trăng đến xác minh tuyến kinh nằm trên phần đất thuộc công sản. Đương sự phải báo cáo ngày khởi công và ngày hoàn tất. Thời gian đào kinh không được quá một tháng, kể từ ngày được phép. Sau khi đào xong, đương sự phải cho sửa sang lại bờ kinh bị xâm phạm và phải báo cho trưởng cơ quan Thủy lợi nông nghiệp Sóc Trăng kiểm tra lại. Nếu các điều kiện trên đây được thi hành đầy đủ sẽ được kiểm chứng bằng một biên bản lập thành hai bản, một bản giao cho điền chủ, bản kia lưu tại cơ quan Thủy lợi nông nghiệp. Nếu không chu đáo, đương sự buộc phải làm lại cho hoàn chỉnh. Trái lại thì giấy phép này trở nên vô hiệu.
Đến năm 1930, công việc đào và nạo vét kinh rạch trên đất Nam Kỳ tương đối hoàn thiện, tạo nên một hệ thống giao thông thuận tiện giữa Sài Gòn – Chợ Lớn với các tỉnh và ngược lại, giữa các tỉnh, các quận với nhau. Từ đó nhiều công ty, nhiều hãng tư nhân vận tải đường thủy ra đời, đặc biệt là những hãng tư nhân của người Hoa.
Trước đó, khi con kinh Bạc Liêu – Cà Mau hoàn thành vào năm 1915, tuyến này có hai chiếc tàu Tân Hải Lợi và Tân Hải Hùng, tiếp đó là Hồ Nam và Hồ Bắc luân phiên chạy mỗi ngày. Do có nhiều đoạn còn cạn và ghé cho khách lên xuống nên từ Cà Mau tới Bạc Liêu phải mất 8, 9 tiếng đồng hồ.
Tuyến đường thủy vận chuyển hành khách Sài Gòn đi Cà Mau cũng được hình thành và qua các sông: Sài Gòn và sông Xoài Rạp, sông Vàm Cỏ, kinh Chợ Gạo và rạch Ka Hôn, sông Mê-kông, kinh Chợ Lách, sông Ngan, rạch Măng Thít với khúc cắt ngang kinh Nicolai, đoạn cắt cù lao Mây, kinh Long Mỹ tới sông Bassac, kinh Quan Lộ đến kinh Phụng Hiệp, rạch Quan Lộ.
Vào năm 1922, nhóm các nghiệp chủ Nguyễn Văn Dương (Vĩnh Long), Huỳnh Bá Phước (Rạch Giá), Huỳnh Ngọc Dương (Cà Mau) lập hãng tàu Vĩnh Hiệp công ty với số vốn ban đầu là 60.000 đồng, chạy tàu trên các tuyến đường sông ở Tây Nam Kỳ. Trong đó có tuyến Mỹ Tho – Cà Mau, xuất phát từ cảng Mỹ Tho, mỗi ngày vào lúc 18h.
Ngoài ra, còn có một số kinh khác được đào để khai thông nước đọng vùng U Minh – Rạch Giá, ăn xuống Cà Mau, theo đó nhiều tàu thuyền lưu thông để vận chuyển lúa, than củi, bong bóng cá, sáp ong…
Sông rạch thông thoáng việc đi lại của tàu thuyền ngày càng nhiều, tuy nhiên có những sông rạch hay đoạn sông mà việc lưu thông của tàu thuyền không được thuận tiện đều được chính quyền Pháp đề ra những quy định cụ thể. Điển hình như quy định cho tàu thuyền khi lưu thông qua cầu Quay Cà Mau (nay là cầu Cà Mau).
Vào năm 1940, trên rạch Quản Lộ chảy qua thị trấn Cà Mau, người Pháp có xây dựng chiếc cầu quay nối hai bờ. Cầu xây xong tạo thuận lợi cho lưu thông trên bộ, nhưng lại gây khó khăn cho tàu thuyền qua lại dưới sông, vì cầu quá thấp. Vì vậy, ngày 16/6/1941, Thống đốc Nam Kỳ quy định việc lưu thông thủy qua cầu trong một vùng giới hạn bởi các phao màu đỏ thấy từ xa, với các điều kiện như sau:
Cấm các đoàn tàu thuyền qua vùng này với trên một thuyền có kéo theo nhiều thuyền khi đi xuôi theo dòng nước. Khi nước đứng và khi nước chảy ngược chiều, đoàn thuyền chỉ được tối đa 10 chiếc kéo nối đuôi nhau. Trên mỗi thuyền được kéo phải có một thủy thủ túc trực trước mũi.
Cầu sẽ được mở cho lưu thông trong vòng nửa giờ, vào lúc nước đứng. Và lúc đó, nếu không có thuyền nào xin qua cầu sẽ không mở. Trái lại cầu sẽ mở theo yêu cầu vào giờ đã định suốt ngày, đêm cho từng chiếc tàu chạy bằng máy, cho đoàn thuyền kéo nhau, kể cả những thuyền lớn chở đầy lúa khi đi đơn độc. Tuy nhiên nếu gặp gió lớn và nước chảy xiết cầu sẽ không mở.
Trong khi chờ mở cầu, tàu thuyền phải đậu thành một hàng dọc bờ rạch Quản Lộ và ngoài khu vực giới hạn. Cấm tàu thuyền chạy buồm qua khu vực này. Tàu thuyền không được giao nhau khi qua cầu. Tàu thuyền được phép qua cầu khi được quyền ưu tiên. Khi tàu thuyền bên này cầu qua hết, tàu thuyền bên kia cầu mới được qua. Khi gần cầu, phải giảm tốc độ để tránh va chạm. Số thủy thủ trên tàu thuyền phải đảm bảo đủ để vận hành. Sà lúp và thuyền lớn phải treo hai mạn những trái banh bằng dây hay bằng mây.
Việc đầu tư và xây dựng hệ thống kinh đào ở Nam Kỳ đã thể hiện quyết tâm của thực dân Pháp về đích quân sự và khai thác thuộc địa. Tuy nhiên, việc nâng cấp và mở rộng hệ thống thủy lợi cũng đã giúp không ngừng mở rộng diện tích canh tác, đồng thời nâng cao vai trò mạng lưới giao thông đường thủy vận chuyển hành khách và hàng hóa đi khắp nơi. Những lợi ích này chủ yếu phục vụ cho chính quyền thực dân, nhưng phần nào đó cũng giúp cho người dân bản xứ thuận lợi hơn trong đời sống sinh hoạt, sản xuất.
Hoàng Hải
An ninh lương thực gắn liền với nước và cách trị thủy.
Trước kia là kênh Vĩnh Tế, sau là kênh T5 của bác Kiệt mới có lúa gạo đầy ghe
Thời kỳ sau chiến tranh. Miền Bắc và miền Trung VN huy động dân đi đào kênh mương và các hồ dự trữ nước ngọt khổng lồ.
Sau này, được gọi là QG XK gạo hàng đầu thế giới sướng quá quên cmn mất. Giờ bọn Tàu nó ngăn đập hàng trăm con đập ở thượng nguồn, thằng Lào cùng xây thủy điện kiếm chác, Thailand tiến hành đào hồ trữ nước khổng lồ hút sạch những giót nước cuối cùng của sông Mekong cộng với thủy triều dâng do biến đổi khí hậu
Thế là dân ĐBSCL móm
Trước kia là kênh Vĩnh Tế, sau là kênh T5 của bác Kiệt mới có lúa gạo đầy ghe
Thời kỳ sau chiến tranh. Miền Bắc và miền Trung VN huy động dân đi đào kênh mương và các hồ dự trữ nước ngọt khổng lồ.
Sau này, được gọi là QG XK gạo hàng đầu thế giới sướng quá quên cmn mất. Giờ bọn Tàu nó ngăn đập hàng trăm con đập ở thượng nguồn, thằng Lào cùng xây thủy điện kiếm chác, Thailand tiến hành đào hồ trữ nước khổng lồ hút sạch những giót nước cuối cùng của sông Mekong cộng với thủy triều dâng do biến đổi khí hậu
Thế là dân ĐBSCL móm
lại hóng típ ý kiến trái chiều : "thuận thiên"
Xâm nhập mặn - xâm nhập ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hãy đáp lại tiếng gọi thuận thiên - Tuổi Trẻ Online
<em>TTCT - Mùa khô năm nay, chỉ trong thời gian ngắn xuất hiện hàng ngàn vụ sụt lún ở một số địa phương, hư hại đường sá, nhà cửa, điển hình là ở hai vùng ngọt hóa là huyện Trần Văn Thời, Cà Mau (50.000ha) và vùng Gò Công, Tiền Giang (54.000ha). Điều gì đang xảy ra?</em>
cuoituan.tuoitre.vn
Tình cờ còn một số hình cũ về DA trồng rừng chống nước biển dâng.Sorry! Dùng từ ngập không đúng phải dùng từ " nhiễm mặn" phải hơn!
Các bác yên tâm, không tệ lắm đâu.
mấy năm trước lơn tơn ra biển bãi biển du lịch Nhà Mát Bạc Liêu lúc trưa Mùng 6 Tết nắng nóng : "nước biển" sền sệt mào nâu phù sa
trở lại thớt : lúa Tím chịu mặn
trở lại thớt : lúa Tím chịu mặn