Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
http://sgtt.vn/Kinh-te/176401/Cach-tiep-can-tien-de-cho-bai-toan-giai-cuu-bat-dong-san.html
Cách tiếp cận tiên đề cho bài toán giải cứu bất động sản
SGTT.VN - Bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt. Lý luận kiểu gì cũng có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vấn đề càng phức tạp ý kiến càng trái chiều. Quyết định nào cũng có mặt được, mặt mất. Đó là điều hiển nhiên.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=195751
Hiện nay vấn đề giải cứu bất động sản đang được đề cập ráo riết và gây tranh luận gay gắt trái chiều trong xã hội (ảnh chỉ mang tính minh họa).

Bởi vậy người lãnh đạo giỏi, trong các vấn đề phức tạp, họ không nhìn vào tiểu tiết, không nghe các phân tích tỷ mỷ cục bộ - vì như thế sẽ lạc vào rừng và không lần được đường ra, họ chỉ nhìn vấn đề từ phương diện bộ khung xương sống chính. Điều sáng suốt của họ nằm ở chỗ, chọn những cột xương sống chính của vấn đề như là những tiên đề để đặt các câu hỏi, những điều vi phạm tiên đề sẽ bị loại bỏ ngay tức khắc mà không cần nghe các lý giải hay phản biện chi tiết tiếp theo.
Bác Hồ đã từng có cách tiếp cận dạng tiên đề để đi đến quyết định Toàn quốc kháng chiến năm 1946. Nhiều người sẽ còn nhớ mãi đoạn phim tài liệu ghi lại hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Bác Hồ. Đại tướng nói: “Bác Hồ là con người của những quyết định lịch sử’’ và Ông kể lại 3 câu hỏi ngắn gọn của Bác để rút ra quyết định Toàn quốc kháng chiến.
“Hà Nội giữ được bao lâu. Thưa Bác, một tháng (sau này là hai tháng). Thế các thành phố khác. Thưa Bác, được lâu hơn. Còn vùng nông thôn. Dạ, vùng nông thôn thì dĩ nhiên là ta giữ được. Thôi ta trở lại Tân trào”.
Bác không hỏi so sánh chi tiết binh lực ta địch bao nhiêu. Bác chưa quan tâm đến địch đánh đâu trước và đánh như thế nào. Trong bối cảnh vô cùng phức tạp của muôn vàn các mối quan hệ, Bác đã sáng suốt tinh chọn ra 3 câu hỏi cực kỳ đơn giản nhưng rất then chốt. Từ những câu hỏi của Bác và câu trả lời của Đại tướng, chúng ta không chỉ thấy ngay được quyết định mà còn thấy được cả quá trình tiếp diễn trong tương lai của cuộc kháng chiến: Tạm thời phải lùi bỏ thành phố; Về rừng núi và nông thôn xây dựng căn cứ và lực lượng; Tạo dựng thời, cơ tái chiếm thành thị.
Hiện nay vấn đề giải cứu bất động sản đang được đề cập ráo riết và gây tranh luận gay gắt trái chiều trong xã hội. Ai nói cũng cảm thấy có lý cả. Đích thân Bộ trưởng bộ xây dựng đã phải giải trình nhiều lần về phương án giải cứu bất động sản. Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước dành từ 20 - 40 ngàn tỉ̉ đồng để giải cứu bất động sản. Rõ ràng với cách tiếp cận như vậy, ngân hàng Nhà nước và bộ trưởng bộ Xây dựng xem vấn đề giải cứu bất động sản là vấn đề bắt buộc và hệ trọng, ảnh hưởng đến tăng trưởng tiềm lực kinh tế quốc gia.
Thực ra, nếu học tập cách tiếp cận tiên đề của Bác Hồ thì vấn đề giải cứu bất động sản không phức tạp và không hệ trọng như nhiều người lầm tưởng.
Chúng ta sẽ đưa những câu hỏi mang tính xương sống của vấn đề, và từ những câu trả lời đó sẽ suy ra lời giải cho bài toán giải cứu bất động sản. Chúng tôi sẽ không lý giải chi tiết về câu trả lời mà nhường phần phán xét đó cho bạn đọc.
1. Cứu bất động sản có nghĩa cứu ai là chính?
Trả lời: Ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn.
2. Cứu bất động sản ai được lợi nhiều nhất?
Ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn.
3. Tính đến thời điểm hiện nay ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn lời hay lỗ trong đầu tư bất động sản?
Đang lời nhiều, do thời gian trước họ đã lời quá nhiều.
4. Nếu không cứu bất động sản, giá bất động sản tiếp tục xuống thấp nữa, ai được lợi nhiều nhất?
Đa số người dân thu nhập trung bình có lợi nhất vì có cơ hội mua được nhà.
5. Dùng 20 - 40 ngàn tỉ đồng để cứu bất động sản và dùng 20 -n 40 ngàn tỉ đồng để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu, bên nào sẽ giúp tăng tiềm lực kinh tế quốc gia hơn và có lợi hơn?
Dùng 20 - 40 ngàn tỉ đồng để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu sẽ tăng tiềm lực kinh tế quốc gia hơn và có lợi hơn.
Thiết nghĩ với 4 câu hỏi và 4 câu trả lời trên, bạn đã có lời giải cho bài toán giải cứu bất động sản:
Không dùng tiền quốc gia để giải cứu bất động sản. Để thị trường bất động sản tự do điều tiết theo quy luật thị trường. Dùng tiền quốc gia để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu.
Vi phạm tiên đề
Nếu những người cầm cân nảy mực bất chấp những điều rõ như ban ngày, bơm tiền giải cứu bất động sản thì chỉ có một lý giải duy nhất: Quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm.
TIẾN SĨ NGUYỄN NGỌC CHU, HỘI TOÁN HỌC VIỆT NAM
 
Hạng B1
12/1/13
73
10
8
41
Con người ta xưa nay có 2 thứ quan trọng: Ăn và ở. Lại có câu: Ăn hết nhiều, ở hết mấy.

Các bác bên Hiệp hội dựa vào cái định đề BĐS là yết hầu của nền kinh tế xã hội là chủ quan nghiêm trọng. Mẫy ông lúa gạo nước mắm cũng bảo họ mới là yết hầu của nền kinh tế thì sao?

Đã là doanh nhân tính sai thì tự chịu các bác ạ, động tí quỳ gối "xin" nhà nước giải cứu nghe hèn hạ sao đó. Như vậy là tự hại chính giới doanh nhân, đến bao giờ mới thoát được cái cơ chế "xin - cho" đây?
 
Hạng D
22/2/07
1.410
43
48
vietuc.info
Cái này là xin ý kiến người ta, người ta cho ý kiến gì cũng được kệ người ta, còn cãi lại nữa.....:):D
Người trong cuộc biết rằng cho ý kiến kiểu rừng Mơ như ông Tào thì dân cũng éo tin.
Mẽo mới lình xình vài năm thì có nhiều Ngân hàng "lên đường", mình chưa có ngân hàng nào dẹp tiệm chính thức hết!

Nói thêm, cho dù giá 500M cho 1 căn hộ thì lương công nhân tích lũy 10 năm có mua được chưa? Dám vay ngân hàng, và ngân hàng dám cho vay?
Mở báo ra thấy là căn hộ cao cấp, cái gì cũng cao cấp hết, siêu lót, siêu mẫu, siêu xe, ... siêu nổ

vnvn nói:
Bầu lên chức chủ tịch hiệp hội, ôm cái chức đó, không đưa ra chính sách gì, mà lại nhờ cậy 1 người khác, rồi còn to mỏ chỉ trích. Nếu không làm được, thì từ chức đi, thử hỏi ông đã ôm được bao nhiêu tiền từ BDS rồi nhỉ
 
Hạng B2
22/4/09
484
6.643
93
Đọc bức thư mới thì em thấy có 2 tình huống: hoặc là chúng nó ngu quá không hiểu bác Alan nói gì trong thư trả lời, hoặc là chúng nó nhất định không chịu hiểu.
 
Chuột Tiến
1/10/11
4.554
100.174
113
Sài Gòn
tracgia nói:
Đọc bức thư mới thì em thấy có 2 tình huống: hoặc là chúng nó ngu quá không hiểu bác Alan nói gì trong thư trả lời, hoặc là chúng nó nhất định không chịu hiểu.
Chắc là cố tình không chịu hiểu. Cũng như đứa trẻ lên 3, được cưng chìu, mớm cho ăn quen rồi, nuôi cho lớn cái xác mà vẫn cứ bắt mớm ăn. Đập cho nó một trận ra trò là nó sẽ CHỊU HIỂU ngay thôi.
 
Hạng F
8/12/09
6.038
1.066
113
67
Sài Gòn
Toàn một bọn đạo đức giả! </h1> Hà Hiển- Blog HH</h1> http://quechoa.vn/2013/04...n-mot-bon-dao-duc-gia/

“… Đất lành thì chim đậu, đất dữ thì kể cả cái lũ kền kền nó cũng chẳng thèm đến… Nó đến nó dọn sạch cho là còn may!…”
Nếu không đồng ý với cái ông Alan Phan ấy (*) thì cứ phản biện thẳng vào những luận điểm trong bài của ông ấy! Mình ghét nhất cái kiểu “bỏ bóng đá người”, đả kích cá nhân, rồi hỏi mấy câu xách mé như “phía sau tư vấn này là gì” hay “ông Alan Phan là ai” như bài viết trên tờ báo của Bộ Xây dựng (ở ĐÂY). “Phía sau” đấy là cái gì hay ông ấy “là ai” thì đã làm sao? Sao không hỏi tiếp xem ở phía dưới người ta còn gì cho mình soi nữa không? Hay là không “chơi nhau” chính diện được thì giở võ bẩn, đánh dưới thắt lưng, xoi mói vào những chuyện riêng của người ta ? Lại còn giật tít: “Quan điểm để thị trường địa ốc Việt Nam “rơi tự do”gây bức xúc trong dư luận”. “Dư luận” nào? Muốn chửi tục một câu quá!
Lúc vớ bẫm thì câm như hến, lúc vỡ trận thì lại mạo danh “dư luận” , lại còn ra cái vẻ “yêu nước” hay bảo vệ “người nghèo”!
Toàn một bọn đạo đức giả!
Nhưng nếu có cách gì hay, vừa cứu được BĐS, vừa cứu được tất cả, cả kẻ giàu lẫn người nghèo thì tại sao không? Mình nghĩ có một cách giải cứu như thế – Đó là tạo ra môi trường giáo dục tiên tiến để học sinh Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức, Anh … đổ xô sang Việt Nam du học, sửa đổi toàn diện Hiến pháp, cải cách chính trị để tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, trong sạch làm cho không chỉ dân Việt tị nạn ùn ùn kéo về mà dân Tây cũng ùn ùn kéo đến xin được nhập quốc tịch Việt hay ít ra cũng xin được tư cách thường trú nhân, thì nhu cầu thuê mua nhà cửa sẽ gia tăng, giá theo đó may ra có thể sẽ lên theo, nhất là các căn hộ cao cấp.
icon_smile.gif

Còn như bây giờ thì chính phủ cứu trợ kiểu gì khi chẳng có ma nào thèm mua nhà cửa vào lúc này? Cũng giống như ở một xứ quê mùa, bụi bặm, trộm cướp đầy đường, công lý bị bẻ cong thì dù ở đó có cái biệt thự lộng lẫy thì có ai muốn đến không? Đất lành thì chim đậu, đất dữ thì kể cả cái lũ kền kền nó cũng chẳng thèm đến. Đừng tưởng bở mà đã chê kền kền! Nó đến nó dọn sạch cho là còn may! Như cái ông già Alan ấy cũng đã “xin long trọng hứa” sẽ không bỏ một xu vào BĐS Việt trong 10 hay 20 năm tới” khi mà “toàn dân còn sở hữu đất đai” đấy. Dân sở tại không biết chạy đi đâu thì hoặc là nghèo nên dù các căn hộ có hạ giá đến 90% thì cũng chẳng bao giờ dám mơ, hoặc là có chút dư dả thì cũng chẳng ngu gì khi các đại gia đang muốn chuồn mà mình lại bỏ tiền ra để đầu cơ nhà cửa vào cái thời buổi loạn lạc, thóc cao gạo kém như thế này.
 
Hạng B2
23/9/12
357
8
18
40
Đề nghị các bác giữ bình tĩnh, không nên manh động. Chuyện đất đai cứ phải từ từ không vội được đâu. Cứu tế hay không cũng cứ phải từ từ...
 
Hạng B2
20/11/06
252
5
18
bến xe dù
Nghe lỏm trong cuộc tranh lựng giữa Mr Cường (Bất động... HN) và Ts A. :
- Mr Cường : Dựa vào Cơ sở khoa học nào. kinh nghiệm thực tiễn nào mà Ts Dám bảo là tiền của tôi còn một nửa (giảm 50 %) ?
- TS A : Tôi là tôi dự như vậy thôi ... ờ ... mà tiền của chú chớ có phải tiền của tôi đâu ...
...........
em nghe lỏm được có vậy... bác nào nghe được gì hay chia sẻ nhé ... haha !
 
Hạng B2
1/10/12
247
125
43
nên cứu thị trường, ko cứu DN BDS</h1> http://www.landtoday.net/vn/nghiencuutt/46533/dung-ca-gian-mat-khon-voi-thi-truong-bat-dong-san.aspx
Đừng 'cả giận mất khôn' với thị trường bất động sản</h1> Xuất bản: Thứ sáu, 5/4/2013, 08:04 [GMT+7]
Theo VnExpress


Hãy “ghi sổ” những “tội” mà một bộ phận doanh nghiệp bất động sản làm ăn chụp giật phải chịu trách nhiệm, để đưa ra những giải pháp trên tinh thần “giải cứu thị trường”.

>> “Thị trường bất động sản đã dạy chúng ta bài học đắt giá”

Câu chuyện cứu hay không cứu thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đang trở thành một vấn đề gây tranh cãi. Tôi cho rằng, dường như đang có sự đánh đồng giữa khái niệm thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản. Từ đó dẫn đến quan điểm sai lầm về quan điểm do sự “cả giận mất khôn”.

Tôi rất đồng tình với TS. Phạm Sĩ Liêm, khi ông cho rằng: “Không nên lẫn lộn giữa giải cứu thị trường bất động sản và giải cứu các nhà kinh doanh bất động sản. Với doanh nghiệp bất động sản, đã là kinh doanh, khi có rủi ro phải tự chịu trách nhiệm, lỗ hay lãi hoặc phá sản - đó là việc của riêng một cá thể.

Còn thị trường bất động sản, khi suy thoái không giống như thất bại của một nhà kinh doanh bất động sản, nếu “chết” sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, Nhà nước không nên để thị trường bất động sản rơi tự do, cần có biện pháp can thiệp nhất định vì bất động sản có hệ số lôi cuốn khá lớn, lôi cuốn thị trường xây dựng, vật liệu… tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động”.

Ta cần phân biệt rành mạch hai khái niệm, thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản; cũng như cần tách bạch hai vấn đề “trả giá” và “giải cứu”. Việc một số doanh nghiệp bất động sản phải “trả giá” cho những gì họ đã làm, cho cách làm ăn chụp giật, cho những sai lầm của họ là hoàn toàn đúng. Thực tế, họ đang phải trả giá và còn phải tiếp tục trả giá… nếu không biết “ăn năn”.

Nói như Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam là “sự đóng băng của thị trường đã dạy cho doanh nghiệp, giới đầu cơ, người mua nhà và cả cơ quan quản lý một bài học” – một bài học lớn. Nhưng việc giải cứu thị trường là vấn đề khác, đó là hành động khắc phục hậu quả, ngăn chặn nguy cơ tác động xấu đến lợi ích và tương lai phát triển của nền kinh tế cũng như toàn xã hội.

Chúng ta cũng có những cách giải cứu mà không nhất thiết phải “in tiền và “bơm” cho doanh nghiệp. Nhà nước đã xác định, trong chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản sẽ không nhấn mạnh sự hỗ trợ bằng tiền, mà là hỗ trợ bằng công cụ chính sách, cơ chế.

Chúng ta cần nhìn về đại cục để thấy những nguy cơ đổ vỡ theo dây chuyền của nền kinh tế nếu không bắt tay ngay vào tháo gỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản. Với “tình trạng bệnh lý” hiện tại, thị trường bất động sản cần những giải pháp chính xác, quyết liệt, đồng bộ và đồng lòng của cả hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội.

Tôi cũng không đồng tình với quan điểm của một số người cho rằng, khủng hoảng của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay “chưa uy hiếp trực tiếp” tới nền kinh tế nên chưa cần bàn tay can thiệp của Chính phủ.

Ông John Sheehan là một chuyên gia củaTổ chức giám định bất động sản Hoàng Gia (FRICS) của Anh, khi sang Việt Nam mới đây cũng chia sẻ rằng: “Với tình trạng của thị trường bất động sản Việt nam hiện nay, rất cần có sự can thiệp của Chính phủ. Thị trường bất động sản hiện không đủ khả năng để tự cứu mình. Những dẫn chứng về hoàn cảnh ở một số các nước láng giềng của Việt Nam như Thái Lan và Philippines vào năm 1997 là những ví dụ cho thấy sự can thiệp của Chính phủ càng lớn thì sự khôi phục của thị trường càng nhanh.”

Để bảo vệ quan điểm nên để thị trường bất động sản “rơi tự do”, thạc sĩ Lê Tấn Lam Anh đã lấy dẫn chứng “nhiều nước không cứu bất động sản”. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân của tôi không đồng tình với những lập luận của ông.

Chúng ta không thể đem so sánh cách làm của Hoa Kỳ với Việt Nam. Bởi lẽ, thị trường bất động sản và nền kinh tế Mỹ là “người khổng lồ” số 1 thế giới, còn Việt Nam ta chỉ rất non trẻ (GDP thấp hơn Mỹ 120 lần), nên không thể để thị trường “tự đề kháng”. Nếu để bất động sản “rơi tự do” như ông nói thì chẳng khác nào để “đứa trẻ” đang bị viêm phổi ra giữa trời lạnh.

Thạc sĩ Lê Tấn Lam Anh nói: "Chính vì cho rằng có thể ngăn giá bất động sản rơi tự do mà một ngân hàng 158 tuổi, lớn thứ 4 ở Mỹ như Lehman Brothers đã sụp đổ". Sự sụp đổ của Lehman là có thật, và cái chết đó liên quan đến thị trường bất động sản cũng là có thật.

Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng, nếu chính phủ Mỹ không đưa tay giải cứu thì không chỉ riêng Lehman phá sản mà sẽ là hàng loạt các định chế tài chính khác, kéo theo là cả nền kinh tế. Còn việc vì sao Chính phủ Mỹ cứu Bear Stearns bằng cách cung cấp 29 tỷ USD cho JP Morgan để mua, cứu Freddie Mac và Fannie Mae bằng cách tiếp quản trực tiếp, cứu AIG bằng việc tung ra 85 tỷ USD để mua 80% cổ phần mà lại không làm như vậy với Lehman chính là một sai lầm mà đến nay, người Mỹ coi đó là “bài học đau đớn”.

Câu chuyện khủng hoảng của các định chế tài chính Mỹ 2007 – 2008 hầu hết đều liên quan đến thị trường bất động sản, đều có lỗi khi từng “phá rào” mua đi bán lại các hợp đồng vay tiền mua bất động sản; nhưng trước việc ngân hàng và ngành bất động sản Mỹ ở trên bờ vực thẳm, Tổng thống Mỹ đã ra quyết định “giải cứu” với những gói cứu trợ “tiền tấn”. Sau này, người ta có câu nói rất hay: "Ngân hàng Mỹ thoát chết bởi vì nhân dân Mỹ cần phải sống".

Câu chuyện thứ hai mà ông dẫn chứng là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan, có nguồn gốc từ sự vỡ nợ bất động sản. Và ông cho rằng, Chính phủ Thái Lan đã không can thiệp cứu bất động sản. Đúng là cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ địa ốc, nhưng không phải chính phủ Thái Lan đã khoanh tay đứng nhìn bất động sản “rơi tự do”. Trong gói giải pháp tổng thể cứu nền kinh tế được Thái Lan nhờ IMF giúp đỡ, việc tháo gỡ cho bất động sản được coi là một vấn đề trọng tâm và có những phương án rất linh hoạt.

Cũng chính bài học về sự “ngập ngừng”, bỏ mặc cho Lehman Brothers sụp đổ đã khiến nước Mỹ phải chứng kiến sự hoảng loạn sau đó. Chính giới Mỹ không còn dám để bất kỳ một tổ chức tài chính lớn nào sụp đổ nữa vì chi phí khắc phục hậu quả quá lớn, thà cứu từ đầu còn hơn. Và bài học Lehman cũng vẫn sống động trong tâm trí giới lãnh đạo châu Âu, chẳng thế mà ngay cả một nền kinh tế chỉ chiếm có 0,2% GDP khu vực eurozone như Cộng hòa Síp, họ vẫn không dám “cho phá sản”.

Ngay cả với doanh nghiệp bất động sản – yếu tố buộc phải có cho sự vận hành của thị trường như một điều kiện cần; chúng ta cũng cần phải đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn họ. Hãy “ghi sổ” những “tội” mà một bộ phận doanh nghiệp bất động sản làm ăn “chụp giật” đã gây ra, để đưa ra những giải pháp trên tinh thần “giải cứu thị trường”.

Cần có những phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhưng cũng cần đưa ra những điều kiện ràng buộc để nếu muốn nhận được sự giải cứu ấy thì doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng những điều kiện khắt khe. Và như vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua cửa ải điều kiện. Đó là cuộc giải cứu kèm theo thanh lọc, buộc doanh nghiệp vẫn phải tự lực vươn lên.

Và đó cũng là một cách để người ta đuổi “con cóc xấu xí” đi, thay vì làm như TS Alan Phan tư vấn là nên sớm “nuốt nó vào”.

Tác giả: Việt Hà
 
Status
Không mở trả lời sau này.