Hạng B2
18/8/13
325
301
63
TTO - Kể từ ngày 1-3, tốc độ chạy ôtô trên đường đôi trên đường đôi có dải phân cách giữa và đường 1 chiều có 2 làn xe trong khu vực đông dân cư sẽ tăng 10km/giờ so với quy định hiện tại.
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}Ảnh tư liệu.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo thông tư số 91/2015/TT-BGTVT được Bộ GTVT ban hành ngày 31-12-2015 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ chia tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư theo hai loại đường, không phân biệt theo nhóm xe và tăng thêm 10km/giờ tương ứng với mỗi loại đường.
Theo đó trong khu vực đông dân cư với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới cho phép xe cơ giới (gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh trở lên) chạy với tốc độ tối đa là 60km/g; Với đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, các xe cơ giới được chạy với tốc độ 50km/g.
Với đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, thông tư 91 bỏ quy định chia tốc độ theo 4 loại xe như thông tư số 13/2009/TT-BGTVT hiện hành. Theo đó, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới chạy trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư chia theo hai loại đường.
Với đường không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe giữ nguyên tốc độ tối đa như hiện nay; đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe trở lên được tăng tốc độ tối đa 10km/giờ.
Cụ thể, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 1-3 tới sẽ được áp dụng như sau:
[xtable=skin1|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td=rowspan:2|41%x@}
Loại xe cơ giới đường bộ{/td}
{td=colspan:2|58%x@}
Tốc độ tối đa (km/g){/td}
{/tr}
{tr}
{td=28%x@}
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên{/td}
{td=30%x@}
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới{/td}
{/tr}
{tr}
{td=41%x@}
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn.{/td}
{td=28%x@}
90{/td}
{td=30%x@}
80{/td}
{/tr}
{tr}
{td=41%x@}
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có"trọng tải trên 3,5 tấn.{/td}
{td=28%x@}
80{/td}
{td=30%x@}
70{/td}
{/tr}
{tr}
{td=41%x@}
ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.{/td}
{td=28%x@}
70{/td}
{td=30%x@}
60{/td}
{/tr}
{tr}
{td=41%x@}
ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác.{/td}
{td=28%x@}
60{/td}
{td=30%x@}
50{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (xe 2, 3 bánh có lắp động cơ đốt trong có dung tích xy lanh không lớn hơn 50cm3 và tốc độ thiết kế lớn nhất không quá 50km/g), kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) thông tư 91 quy định tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/g.
Về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường, thông tư 91 quy định khoảng cách khi mặt đường khô ráo như sau:
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}Tốc độ lưu hành (km/g){/td}
{td}Khoảng cách an toàn tối thiểu (m){/td}
{/tr}
{tr}
{td}>60{/td}
{td}35{/td}
{/tr}
{tr}
{td}80{/td}
{td}55{/td}
{/tr}
{tr}
{td}100{/td}
{td}70{/td}
{/tr}
{tr}
{td}120{/td}
{td}100{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/g trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.
Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc lớn hơn khoảng cách khi đường khô ráo.
Thông tư 91 cũng quy định trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, trường hợp đặt các biển cảnh báo hoặc biển hạn chế tốc độ thì giá trị tốc độ ghi trên biển cảnh báo, biển hạn chế tốc độ không được dưới 50 km/g.
Việc đặt biển báo hiệu "Bắt đầu khu đông dân cư" và biển báo hiệu "Hết khu đông dân cư" thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào tình hình dân cư thực tế hai bên đường bộ. Không đặt biển báo hiệu khu đông dân cư đối với các đoạn tuyến chưa đô thị hóa, dân cư thưa thớt và tầm nhìn không bị hạn chế.
Đặc biệt, thông tư 91 giải thích nghĩa của từ trọng tải nhằm thống nhất cách hiểu còn khác nhau, gây nhiều tranh luận giữa lái xe và cảnh sát giao thông trong thời gian qua.
Theo đó, trọng tải được thông tư giải thích là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Link:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-...rong-khu-dong-dan-cu-them-10km-g/1039873.html

http://www.mt.gov.vn/Images/editor/files/T BICH/Năm 2016/T1/tt91.pdf
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B1
26/12/15
68
57
18
33
Bình Dương
Quy định rối thêm, lúc trước cứ khu dân cư và ngoài dân cư là xong. Bây giờ còn phải để ý loại đường thiệt hãi não.
 
Hạng D
13/4/15
1.862
3.376
113
Hoan hô, kiểu này, nếu mà đường đôi hết QL1 thì từ đây phi ra Nha Trang còn khoảng 6-7 tiếng quớ, sướng. Với lại phen này các bác bán tải nhẹ đầu, khỏi cãi vã chi cho mệt nữa.