đây bác:
Trong Thông tư 91/2015 đã gạt bỏ yếu tố "các vạch dọc liền" ra khỏi định nghĩa về đường đôi.
Như vậy,
Để được coi là "đường đôi, có gpc giữa", như nêu tại TT91, con đường đó phải đáp ứng ít nhất 2 tiêu chí sau đây (xin xem Hình #4 minh hoạ QL5 đính kèm)
1- Đó phải là một tuyến đường đôi đúng nghĩa, như QC41 quy định, tức là phải là một tuyến đường đôi, với các yếu tố và chức năng của một tuyến đường đôi, bắt đầu từ khâu thiết kế, đến khâu xây dựng, lắp đặt và cuối cùng là khâu vận hành, phân cấp cho cơ quan cụ thể quản lý bảo trì bảo dưỡng.
2- Tuyến đường đôi đó phải có Giải phân cách giữa, như trong TCVN về thiết kế đường giao thông cũng như trong TT91 này quy định.
Hình thức của giải phân cách này có thể là bó vỉa, con lươn bằng bê tông, hộ lan tôn sóng, dải đất giữa đường có trồng hoa, cây cối, hoặc đất trống không trồng gì cả, v.v...
Em cứ theo đó mà chạy để chắc chắn ko ăn biên bản
Em thì theo cái như vậy :
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.
Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).
Đối với đoạn đường nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã: Căn cứ vào mức độ đô thị hóa và mật độ dân cư sinh sống bên đường để đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” (Biển số 420) và biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư” (Biển số 421) trên các tuyến đường ở vị trí vào, ra đô thị cho phù hợp (không đặt biển báo theo địa giới hành chính được quy hoạch, nếu chưa đô thị hóa hoặc dân cư thưa thớt); Biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số 421.
Đối với đoạn đường nằm ngoài nội thành phố, nội thị xã: Đoạn đường được xác định là qua khu đông dân cư khi có chiều dài từ 500 m trở lên, các lối ra vào nhà trực tiếp với đường có cự ly trung bình từ 6 m trở xuống theo chiều ngang; mật độ các lối ra vào nhà trung bình dưới 10 m.
2.
Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
3.
Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: Ô tô quét đường; ô tô hút chất thải; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ôtô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô khoan; ô tô cứu hộ giao thông; ô tô chuyên dùng loại khác như ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động, ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động.
4.
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
5.
Dải phân cách giữa là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó, được dùng để phân chia mặt đường thành hai phần xe chạy ngược chiều riêng biệt (các dạng chủ yếu: bó vỉa, dải phân cách kết cấu bê tông, hộ lan tôn sóng, hoặc dải đất dự trữ).
6.
Đường đôi là đường có chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách giữa.
7.
Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.
8.
Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa.
9.
Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Nguồn :
http://thuvienphapluat.vn/van-ban/G...dung-tham-gia-giao-thong-duong-bo-293028.aspx
http://www.mt.gov.vn/vn/Pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=27065