Em cũng thấy nghị định này hơi bất hợp lý khi để mức nồng độ cồn 0 vì như đã biết thì sau khi ăn 1 số trái cây thì đã phát sinh nồng độ cồn và tất nhiên theo luật thì bị phạt chả lẽ lúc đó mình phải bỏ tiền túi đi xét nghiệm máu để chứng minh với ca là mình ko hề uống bia rượu, đó là chưa nói đến t/h khi đi tiệc tùng dù mình ko uống bia rượu nhưng mình ăn tôm hấp bia hay bò nấu vang thì đo dính là chắc. Các bác thấy vậy có vô lý ko?!hôm qua thấy có phóng sự thử nồng độ cồn khi ăn mấy trái vải hoặc uống siro ho vào là thổi lên nồng độ cồn. Điều này thực là hoang mang quá, lỡ khi xxx gọi vào thổi mà đang ăn trái cây trên xe cho tỉnh táo thì người lái xe phải làm sao?
Em vừa đọc báo chí thấy nghị định ấp ủ và ban hành chỉ sau 02 ngày, một số vấn đề trên cả luật nữa. Không biết phải nói sau nhưng nếu nghị định ra là đúng hoan nghênh nhưng hiệu lực 02 ngày thì có gì uất ức, nếu tất cả công việc của nhà nước làm được trong vòng 02 ngày thì quá tuyệt cho người dân, còn đằng này ban hành và hiệu lực trong 02 ngày. Phạt thì chịu nhưng có vẻ hợp lý nhưng chẳng hợp tình thay đổi có thời gian, thói quen cũng phải có thời gian. Nếu như có hình thức tuyên truyền mạnh hơn có được thời gian người dân đọc biết và tự điều chỉnh bản thân thì nghị quyết sẽ đi vào lòng người hơn. Đây là ý kiến cá nhân của em.
Cái này em nghĩ chắc tiền lúc này dễ kiếm thật các bác. Tăng 3 lần dân cũng phải đóng nếu muốn có bằng. Tại sao không quản lý khóa đào tạo, tăng 3 để nghĩ rằng ít người học chăng.Học phí học lái oto cũng tăng, nhưng tăng gấp 3 lần, tức cao nhất 30tr. Ai học lái càng trễ càng thiệt.
Mức phạt theo nd100 này có thêm vào xe đạp, vậy ngoài các xe trong nd100, còn các xe khác lưu thông trên đường thì sao như xe xích lô, ba gác, xe đạp điện, xe mđ.