Quy định về đèn đã có từ lâu, ở Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012 đã có, nhưng muốn xử lý lỗi "đèn không đúng thiết kế", về nguyên tắc phải có kết quả so sánh giữa nhà sản xuất (bản thiết kế của hãng, có giá trị pháp lý) với thực tế (trên cơ sở kiểm định của cơ quan đăng kiểm) => nhiêu khê, rắc rối vì phải theo quy trình chặt chẽ, mất thời gian. Nên cá nhân em thấy, thông thường khi bị xxx vịn, bị hù là sợ, không cãi lý với họ nên "ký biên bản" cho xong.
Tương tự, Bộ GTVT có quy định về mức sàn - trần về âm thanh của còi xe. Và quy định xử phạt việc gắn, sử dụng còi quá âm lượng cho phép được bổ sung trong Nghị định 71/2012 có hiệu lực từ tháng 11-2012 vừa qua. Nhưng xử lý "còi hơi" thì xxx không thể đưa tai ra và nói: "chú bóp còi cho anh nghe to không" rồi phạt được. Cho nên, theo em thì trong trường hợp xxx không có máy đo thì rất khó xử lý trong trường hợp này.
Đây chỉ là ý kiến của em, chỉ nhằm phân tích một số bất cập có thể xảy ra trong quá trình xử phạt vi phạm giao thông. Và em tin là các OS nhà ta luôn là người hiểu lý lẽ, có ứng xử giao thông đầy văn hóa chứ không thể vì sự sơ hở của pháp luật để đối phó, gắn đèn quá sáng, còi quá to... (Em chỉ nói lên suy nghĩ của mình, nếu có gì không phải, các bác cũng đừng ném đá em nha.)