Xe giá rẻ luôn tạo ra sự quan tâm đặc biệt với người Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các xe giá rẻ đã không thành công vì bị nghi ngờ về chất lượng và không tạo được sự sang trọng cần thiết.
Thảm họa ô tô Trung Quốc
Thời gian qua, có khá nhiều mẫu xe giá rẻ khi thâm nhập thị trường ô tô Việt Nam với tham vọng tạo nên “cơn sốt”, nhưng cuối cùng đã biến mất không để lại dấu vết gì.
Đáng kể nhất là mẫu Chery QQ3 của Trung Quốc. Năm 2009, Chery QQ3 được nhập về Việt Nam với giá khoảng 195 triệu đồng.
Đến nay, mẫu xe này vẫn giữ kỷ lục là chiếc xe rẻ nhất Việt Nam. Mẫu xe này sử dụng động cơ 3 xi lanh, dung tích 0.8L được trang bị CD, khe cắm USB, máy nghe nhạc MP3, kính điều khiển điện, khóa điều khiển từ xa, trợ lực tay lái…
Xe rẻ Trung Quốc hứng thảm họa trên thi trường Việt Nam
Sản phẩm khá thú vị với giá thành rẻ bất ngờ của hãng xe đến từ Trung Quốc tưởng chừng sẽ khiến cho phân khúc hạng nhỏ vốn đã rất chật chội trở nên bí bách hơn. Nhưng cuối cùng hóa ra lại là một thảm họa.
Doanh số năm 2012 của Cherry QQ3 khoảng 146 xe nhưng đằng đẵng 8 tháng đầu năm 2013 Cherry QQ3 chỉ tiêu thụ được 1 chiếc. Từ đó đến nay không có thêm chiếc nào được tiêu thụ. Rất khó để tìm thấy một chiếc Chery QQ3 trên đường phố.
Tiếp đến là mẫu BYD F0 của Trung Quốc được nhập khẩu nguyên chiếc về phân phối từ năm 2010.
Mẫu xe có động cơ 3 xi lanh, dung tích 1.0L. BYD F0 được trang bị đèn sương mù, 2 túi khí, hệ thống kiểm soát nhiên liệu ECO, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), cân bằng lực phanh điện tử (EBD), đầu CD/Mp3 và khóa trung tâm điều kiển từ xa… giá 252 triệu – 282 triệu đồng.
BYD khi vào Việt Nam cũng đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong phân khúc xe hơi giá rẻ nhưng trên thực tế chẳng có nhiều chiếc F0 được bán ra. Thậm chí, kì vọng của BYD F0 cho taxi cũng trở nên nhạt nhòa.
Một đơn vị phân phối BYD đã bỏ cuộc chia sẻ, sở dĩ chúng tôi không tiếp tục kinh doanh nữa là do khó bán và chi phí bảo hành quá lớn. Thời gian đầu khi mới nhập xe về Việt Nam thì công ty hoạt động khá ổn do kiểu dáng xe y changToyota Yago mà giá chỉ bằng 1/3.
Nhưng chỉ một năm sau đó, tỉ lệ xe trục trặc trong diện bảo hành cần bảo trì bảo dưỡng tăng lên rất nhanh, khiến chi phí bị đội lên. Sau gần 3 năm ế ẩm và xử lý sự cố nhiều, công ty đã ngừng phân phối xe mới và dừng mọi hoạt động hỗ trợ hậu mãi.
Một sản phẩm khác cũng của Trung Quốc là Cherry Riich M1. Có mặt trên thị trường từ tháng 6/2010, Cherry Riich M1 là một mẫu xe hatchback rẻ tiền cạnh tranh với Kia Morning và Chevrolet Spark .
Cherry Riich M1 có động cơ 1 lít và hộp số sàn 5 cấp. Xe được trang bị túi khí trước, hệ thống ABS và EBD và nhiều công nghệ thông minh khác.
Với giá khoảng 288 triệu đồng khi ra mắt, sau hơn 4 năm, mẫu xe này bán được trên 50 xe và doanh số ngày càng giảm. Nếu như năm 2012 còn bán được 11 chiếc thì sang 2013 chỉ bán được 9 chiếc và đến 7/2014 chỉ còn bán được 2 chiếc.
Riich M1 có lẽ là chiếc xe thất bại thê thảm nhất trong phân khúc xe cỡ nhỏ giá rẻ tại Việt Nam.
Lao vào vết xe đổ?
Mới đây, một DN lại định đưa mẫu xe rẻ nhất thế giới Tata Nano của tập đoàn Tata Ấn Độ về lắp ráp và phân phối.
Trước đó, vào cuối năm 2012, DN này đã tạm nhập 2 chiếc xe Tata Nano về Việt Nam giới thiệu cho các đại lý và thăm dò khách hàng nhằm tiến tới phân phối sản phẩm này.
Không ái dám bỏ tiền mua ô tô giá như xe máy?
Mẫu Nano khi đó là phiên bản mới 2013 được trang bị động cơ 2 xi lanh dung tích 0,6 L, tiêu hao nhiên liệu khoảng 4 lít/100 km. Xe có điều hòa 2 chiều, cửa sổ kính điều khiển điện, dẫn động cầu sau.
Sau gần 2 năm không có động tĩnh gì, những đồn đoán về dòng xe này lại xuất hiện với giả thiết xe được lắp ráp trong nước dạng CKD.
Tại Ấn Độ, tháng 1/2014, Tata đã ra mắt chiếc Nano Twist với nhiều tính năng hiện đại như tay lái trợ lực, hệ thống âm thanh stereo có bluetooth và khóa xe từ xa… có giá 4.000 USD. Mẫu xe này nếu nhập nguyên chiếc về Việt Nam, ước tính sẽ có giá khoảng 10.000 USD.
Nếu lắp ráp dạng CKD tại Việt Nam sẽ thấp hơn từ 20% -25% so với xe nhập khẩu nguyên chiếc, thì mẫu xe này sẽ có giá bán khoảng 7.500 -8.000 USD (khoảng 160 triệu đồng).
Tuy nhiên nhiều ý kiến lo ngại rằng, nếu như thế sẽ đi đúng vào vết xe đổ ô tô giá rẻ Trung Quốc. Đó là mang lại mức giá thật rẻ, kèm thêm khả năng tiết kiệm nhiên liệu, nhưng cắt đi hoàn toàn tiện nghi, sang trọng và nhiều yếu tố khác mà người Việt quan tâm khi mua xe hơi.
Thực tế Tata Nano không thành công trên bất kỳ thị trường nào, ngay cả tại Ấn Độ là nơi người tiêu dùng khá dễ tính khi mua ô tô.
Nhiều ý kiến cho rằng động cơ 0,6L thậm chí còn thua nhiều dòng xe máy và không thể chạy tốt trên đường cao tốc hay đường đèo. Vì thế, mẫu xe này không phải là mẫu xe khách hàng mong đợi.
Bên cạnh đó, những lo lắng về chất lượng của một chiếc ôtô đắt ngang xe máy cao cấp và câu chuyện hậu mãi chắc chắn sẽ khiến khách hàng phải cân nhắc nhiều trước khi quyết định trở thành “chuột bạch” mua xe, nhất khi nhìn vào tấm gương của những mẫu xe Trung Quốc.
Tuy nhiên mọi chuyện vẫn chỉ là dự đoán, bởi biết đâu, tập đoàn Tata với nhiều mẫu xe đã “làm mưa làm gió” trên thị trường nội địa sẽ có một mẫu xe nào đó phù hợp Việt Nam. Tất cả còn ở phía trước, còn hiện tai, bóng ma thảm họa xe rẻ vẫn ám ảnh người Việt Nam.
(Theo Vietnamnet)
tinh thần là e không ủng hộ hàng TQ, tuy nhiên, nếu xét về sản phẩm bếp từ đơn, cả 2 thương hiệu lớn Phillips & Electrolux đều đặt gia công từ TQ mà chả biết thiết kế của ai.
Trên sản phẩm của Elec, dán nhãn của nhà máy TQ luôn.
Và thực tế sử dụng, em nhận thấy chả hơn gì hàng TQ như Midea, ....
Trên sản phẩm của Elec, dán nhãn của nhà máy TQ luôn.
Và thực tế sử dụng, em nhận thấy chả hơn gì hàng TQ như Midea, ....
tinh thần là e không ủng hộ hàng TQ, tuy nhiên, nếu xét về sản phẩm bếp từ đơn, cả 2 thương hiệu lớn Phillips & Electrolux đều đặt gia công từ TQ mà chả biết thiết kế của ai.
Trên sản phẩm của Elec, dán nhãn của nhà máy TQ luôn.
Và thực tế sử dụng, em nhận thấy chả hơn gì hàng TQ như Midea, ....
Chắc bác k đọc kỹ đề bài rồi. Ở đây ta tẩy chay hàng china 100%, còn với hàng hiệu sản xuất ở tung cẩu thì giảm tối đa. Ví dụ cùng Nokia thì chọn sản xuất VN hay indo thay vì tung cẩu.
Cái quạt media nhà mẹ vợ xài, đúng 3 tháng hư cmn cái bộ nhận tín hiệu remote. Bấm trực tiếp được thêm 2 tháng nữa giờ là đơ luôn.
Đậu phụ Trung Quốc nhiễm độc tố gây ung thư
Nhà chức trách Trung Quốc phát hiện một băng nhóm tội phạm đã sản xuất và bán hơn 100 tấn đậu phụ chứa hóa chất rongalite bị cấm trong thực phẩm.
Theo Shanghai Daily, băng nhóm do 3 anh em cầm đầu đã thêm hóa chất công nghiệp rongalite để đậu phụ khô thêm sáng và dai hơn. Rongalite là hóa chất có thể gây đau đầu, nôn mửa và dẫn tới ung thư, bị cấm trong chế biến thực phẩm. Chất hóa học này được trộn lẫn vào một hỗn hợp để chế biến các thanh đậu phụ khô hay còn gọi là fuzhu, món ăn vặt phổ biến tại Trung Quốc.
Nhà chức trách đã tạm giữ 4 người có liên quan và tịch thu hơn 10 tấn đậu phụ nhiễm độc, song lo ngại 100 tấn khác đã bị bán ra thị trường các tỉnh Sơn Đông, Hà Nam và Chiết Giang.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Ảnh minh họa: foxnews.com{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bên trong cơ sở sản xuất, cảnh sát phát hiện 190 kg rongalite chứa trong những bao tải và rất nhiều dụng cụ chế biến bẩn. “Sàn nhà rất bẩn thỉu và mùi hôi nồng nặc xông vào mũi. Các công nhân bận rộn chế biến fuzhu với các dụng cụ đầy bụi bặm”, một cảnh sát mô tả với tờ báo địa phương.
Hiện chưa có báo cáo nào về trường hợp bệnh liên quan tới đậu phụ nhiễm độc. Nhà chức trách cũng không đưa ra thông tin chi tiết về việc liệu cơ sở sản xuất này có cung cấp sản phẩm cho chuỗi cửa hàng toàn cầu nào tại Trung Quốc hay không.
Những scandal xảy ra gần đây ở Trung Quốc hé lộ góc khuất trong nền công nghiệp sản xuất thực phẩm của các quốc gia đông dân nhất thế giới. Nỗi lo sợ trước thực phẩm nhiễm bẩn gia tăng trong cộng đồng khiến các công ty đối mặt với thách thức ngày càng lớn về quản lý nguồn cung.
Gần đây nhất vào tháng 7, hai hãng thức ăn nhanh nổi tiếng ở Trung Quốc đã vấp phải những chỉ trích nặng nề khi truyền thông tung ra các hình ảnh cáo buộc nhà cung cấp thực phẩm cho họ sử dụng thịt hết hạn và sản xuất trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh.
Khánh Hà
http://doisong.vnexpress.net/tin-tu...ng-quoc-nhiem-doc-to-gay-ung-thu-3105689.html
Nhà chức trách Trung Quốc phát hiện một băng nhóm tội phạm đã sản xuất và bán hơn 100 tấn đậu phụ chứa hóa chất rongalite bị cấm trong thực phẩm.
Theo Shanghai Daily, băng nhóm do 3 anh em cầm đầu đã thêm hóa chất công nghiệp rongalite để đậu phụ khô thêm sáng và dai hơn. Rongalite là hóa chất có thể gây đau đầu, nôn mửa và dẫn tới ung thư, bị cấm trong chế biến thực phẩm. Chất hóa học này được trộn lẫn vào một hỗn hợp để chế biến các thanh đậu phụ khô hay còn gọi là fuzhu, món ăn vặt phổ biến tại Trung Quốc.
Nhà chức trách đã tạm giữ 4 người có liên quan và tịch thu hơn 10 tấn đậu phụ nhiễm độc, song lo ngại 100 tấn khác đã bị bán ra thị trường các tỉnh Sơn Đông, Hà Nam và Chiết Giang.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Ảnh minh họa: foxnews.com{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bên trong cơ sở sản xuất, cảnh sát phát hiện 190 kg rongalite chứa trong những bao tải và rất nhiều dụng cụ chế biến bẩn. “Sàn nhà rất bẩn thỉu và mùi hôi nồng nặc xông vào mũi. Các công nhân bận rộn chế biến fuzhu với các dụng cụ đầy bụi bặm”, một cảnh sát mô tả với tờ báo địa phương.
Hiện chưa có báo cáo nào về trường hợp bệnh liên quan tới đậu phụ nhiễm độc. Nhà chức trách cũng không đưa ra thông tin chi tiết về việc liệu cơ sở sản xuất này có cung cấp sản phẩm cho chuỗi cửa hàng toàn cầu nào tại Trung Quốc hay không.
Những scandal xảy ra gần đây ở Trung Quốc hé lộ góc khuất trong nền công nghiệp sản xuất thực phẩm của các quốc gia đông dân nhất thế giới. Nỗi lo sợ trước thực phẩm nhiễm bẩn gia tăng trong cộng đồng khiến các công ty đối mặt với thách thức ngày càng lớn về quản lý nguồn cung.
Gần đây nhất vào tháng 7, hai hãng thức ăn nhanh nổi tiếng ở Trung Quốc đã vấp phải những chỉ trích nặng nề khi truyền thông tung ra các hình ảnh cáo buộc nhà cung cấp thực phẩm cho họ sử dụng thịt hết hạn và sản xuất trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh.
Khánh Hà
http://doisong.vnexpress.net/tin-tu...ng-quoc-nhiem-doc-to-gay-ung-thu-3105689.html
Ổ viêm gan A từ trái cây Trung Quốc làm rúng động Australia
Hơn nửa triệu người Australia đứng trước nguy cơ nhiễm viêm gan A sau khi tiêu thụ các sản phẩm trái cây đóng gói xuất xứ Trung Quốc.
Khoảng 450.000 người Australia có thể đã ăn các quả đóng gói bị nghi ngờ chứa virus gây bệnh viêm gan A. Hiện 18 người đã được chẩn đoán mắc bệnh. Với thời gian ủ bệnh lên đến 7 tuần, các chuyên gia lo ngại nhiều trường hợp sẽ phát bệnh trong thời gian tới. Trước đó, hơn 70.000 gói trái cây Trung Quốc của công ty Patties Foods bán mỗi tuần tại Australia, được cho là nguồn virus gây bệnh này cho những người ăn phải.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Khoảng 450.000 người Australia có thể đã ăn các quả đóng gói bị nghi ngờ chứa virus gây bệnh viêm gan A. Ảnh: news.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các cơ quan y tế vẫn đang tích cực điều tra để đưa sự việc ra ánh sáng. Người tiêu dùng nước này được nhà chức trách kêu gọi không mua hoặc ăn sản phẩm Nanna's Raspberries loại 1 kg, hoa quả hỗn hợp Nanna's Frozen Mixed Berries 1 kg và Creative Gourmet Mixed Berries 500 g.
Viêm gan siêu vi A lây qua tiếp xúc với các nguyên liệu đã bị ô nhiễm bởi phân của người bệnh. Bệnh không đe dọa tính mạng nhưng có thể trở nặng ở người lớn tuổi, người bệnh gan mãn tính và người có hệ miễn dịch kém.
Sở Nông nghiệp Australia đang liên hệ với những công ty đã nhập khẩu hoa quả Trung Quốc để tìm hiểu về nguồn gốc và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các loại quả được cho là mang mầm bệnh được trồng ở Chile và Trung Quốc trước khi được đóng gói tại một nhà máy của Trung Quốc.
Lê Phương (Theo ABC)
http://doisong.vnexpress.net/tin-tu...ung-quoc-lam-rung-dong-australia-3149647.html
Hơn nửa triệu người Australia đứng trước nguy cơ nhiễm viêm gan A sau khi tiêu thụ các sản phẩm trái cây đóng gói xuất xứ Trung Quốc.
Khoảng 450.000 người Australia có thể đã ăn các quả đóng gói bị nghi ngờ chứa virus gây bệnh viêm gan A. Hiện 18 người đã được chẩn đoán mắc bệnh. Với thời gian ủ bệnh lên đến 7 tuần, các chuyên gia lo ngại nhiều trường hợp sẽ phát bệnh trong thời gian tới. Trước đó, hơn 70.000 gói trái cây Trung Quốc của công ty Patties Foods bán mỗi tuần tại Australia, được cho là nguồn virus gây bệnh này cho những người ăn phải.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Khoảng 450.000 người Australia có thể đã ăn các quả đóng gói bị nghi ngờ chứa virus gây bệnh viêm gan A. Ảnh: news.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các cơ quan y tế vẫn đang tích cực điều tra để đưa sự việc ra ánh sáng. Người tiêu dùng nước này được nhà chức trách kêu gọi không mua hoặc ăn sản phẩm Nanna's Raspberries loại 1 kg, hoa quả hỗn hợp Nanna's Frozen Mixed Berries 1 kg và Creative Gourmet Mixed Berries 500 g.
Viêm gan siêu vi A lây qua tiếp xúc với các nguyên liệu đã bị ô nhiễm bởi phân của người bệnh. Bệnh không đe dọa tính mạng nhưng có thể trở nặng ở người lớn tuổi, người bệnh gan mãn tính và người có hệ miễn dịch kém.
Sở Nông nghiệp Australia đang liên hệ với những công ty đã nhập khẩu hoa quả Trung Quốc để tìm hiểu về nguồn gốc và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các loại quả được cho là mang mầm bệnh được trồng ở Chile và Trung Quốc trước khi được đóng gói tại một nhà máy của Trung Quốc.
Lê Phương (Theo ABC)
http://doisong.vnexpress.net/tin-tu...ung-quoc-lam-rung-dong-australia-3149647.html