RE: Tư thế ngồi để lái xe an toàn và thoải mái
Gửi bac bài viết về việc này để tham khảo
Tư thế ngồi đúng khi lái xe
( 26.03.2006, 10:42 pm GMT+7 )
Chính tư thế ngồi không đúng đã làm cho người lái xe mất đi những giây phút quý giá để thoát nạn. Không kịp phanh lại trước khi đâm vào đâu đó, có nghĩa là lái xe đã không chuẩn bị tốt để phát hiện và xử lý các tình huống khẩn cấp.
Các tai nạn xảy ra trên đường không chỉ do người lái xe bất cẩn, mà còn do họ không lưu tâm một cách đúng mức tới tư thế ngồi khi điều khiển xe. Khi tai nạn xảy ra, họ thường đổ lỗi cho một cái gì đó có vẻ như rất thực tế và hợp lý, nào là đường xấu, tài xế kia trình độ kém, tầm nhìn hạn chế, trục trặc kỹ thuật...
Việc ngồi thoải mái, rộng rãi làm cho các lái xe rất dễ chịu, nhưng ghế lái phải đủ gần để chân thừa tới bàn phanh và côn, vô lăng phải nằm gọn trong vòng xoay của hai cánh tay. Những lái xe chuyên nghiệp thường có thói quen điều chỉnh ghế ngồi trước khi khởi hành. Từ kinh nghiệm của họ, ta có thể rút ra một số nguyên tắc điều chỉnh ghế lái, để không bị mệt mỏi và phản xạ kịp thời trước những tình huống khẩn cấp trên đường.
1. Để điều chỉnh đúng ghế ngồi, hãy ngả lưng ghế ra phía sau một chút, chân trái đạp côn sát sàn, sau đó điều chỉnh ghế tiến hoặc lùi (xe cao cấp có thể chỉnh được độ cao của ghế) tới lúc khi đạp hết côn, chân trái vẫn còn phải hơi gập lại một chút. Đây là tư thế để sử dụng phanh và côn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
2. Để điều chỉnh lưng ghế, một tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất, tay kia điều chỉnh tấm tựa cho nó áp sát vào lưng. Như vậy, đôi tay vần vô-lăng thoải mái mà cơ thể vẫn cảm nhận được chiếc xe.
3. Để kiểm tra xem tư thế ngồi, hãy thắt dây an toàn, sau đó đặt bàn tay trái lên điểm cao nhất của vô-lăng, tay phải vào số 3. Khi làm các thao tác này mà lưng vẫn còn áp sát tựa ghế là đúng. Hãy thực hiện 5 nguyên tắc sau:
a. Giữ vô-lăng ở phần nửa trên, nếu coi vành lái là mặt đồng hồ, hai điểm nắm tay tạo thành vị trí 10h10'.
b. Áp lưng thật sát vào tựa ghế lái.
c. Tháo bỏ tất cả những trang trí không cần thiết, làm bạn dễ mất tập trung, từ các kính xe và bảng điều khiển.
d. Vặn nhỏ radio-cassette, tốt nhất là tắt hẳn đi.
e. Không nói chuyện trong khi lái xe, nhất là trong những tình huống phức tạp.
(Theo Ôtô Xe Máy)
Gửi bac bài viết về việc này để tham khảo
Tư thế ngồi đúng khi lái xe
( 26.03.2006, 10:42 pm GMT+7 )
Chính tư thế ngồi không đúng đã làm cho người lái xe mất đi những giây phút quý giá để thoát nạn. Không kịp phanh lại trước khi đâm vào đâu đó, có nghĩa là lái xe đã không chuẩn bị tốt để phát hiện và xử lý các tình huống khẩn cấp.
Các tai nạn xảy ra trên đường không chỉ do người lái xe bất cẩn, mà còn do họ không lưu tâm một cách đúng mức tới tư thế ngồi khi điều khiển xe. Khi tai nạn xảy ra, họ thường đổ lỗi cho một cái gì đó có vẻ như rất thực tế và hợp lý, nào là đường xấu, tài xế kia trình độ kém, tầm nhìn hạn chế, trục trặc kỹ thuật...
Việc ngồi thoải mái, rộng rãi làm cho các lái xe rất dễ chịu, nhưng ghế lái phải đủ gần để chân thừa tới bàn phanh và côn, vô lăng phải nằm gọn trong vòng xoay của hai cánh tay. Những lái xe chuyên nghiệp thường có thói quen điều chỉnh ghế ngồi trước khi khởi hành. Từ kinh nghiệm của họ, ta có thể rút ra một số nguyên tắc điều chỉnh ghế lái, để không bị mệt mỏi và phản xạ kịp thời trước những tình huống khẩn cấp trên đường.
1. Để điều chỉnh đúng ghế ngồi, hãy ngả lưng ghế ra phía sau một chút, chân trái đạp côn sát sàn, sau đó điều chỉnh ghế tiến hoặc lùi (xe cao cấp có thể chỉnh được độ cao của ghế) tới lúc khi đạp hết côn, chân trái vẫn còn phải hơi gập lại một chút. Đây là tư thế để sử dụng phanh và côn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
2. Để điều chỉnh lưng ghế, một tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất, tay kia điều chỉnh tấm tựa cho nó áp sát vào lưng. Như vậy, đôi tay vần vô-lăng thoải mái mà cơ thể vẫn cảm nhận được chiếc xe.
3. Để kiểm tra xem tư thế ngồi, hãy thắt dây an toàn, sau đó đặt bàn tay trái lên điểm cao nhất của vô-lăng, tay phải vào số 3. Khi làm các thao tác này mà lưng vẫn còn áp sát tựa ghế là đúng. Hãy thực hiện 5 nguyên tắc sau:
a. Giữ vô-lăng ở phần nửa trên, nếu coi vành lái là mặt đồng hồ, hai điểm nắm tay tạo thành vị trí 10h10'.
b. Áp lưng thật sát vào tựa ghế lái.
c. Tháo bỏ tất cả những trang trí không cần thiết, làm bạn dễ mất tập trung, từ các kính xe và bảng điều khiển.
d. Vặn nhỏ radio-cassette, tốt nhất là tắt hẳn đi.
e. Không nói chuyện trong khi lái xe, nhất là trong những tình huống phức tạp.
(Theo Ôtô Xe Máy)