4/4/19
26
1
8
40
Chắc em nói lan man nhiều quá nên các thím khó hiểu.
Ngắn gọn là em đang muốn biết quá trình chuẩn bị di chuyển dữ liệu sang Cloud Server thì mọi người thường có nhu cầu tìm kiếm về cái gì trong quá trình này. Từ khóa cụ thể càng tốt ạ
Tìm kiếm:
Nhà cung cấp thích hợp: hiệu năng / giá thành.
Phiên bản phần mềm / dịch vụ cần deploy.
Tool để upload / đồng bộ dữ liệu.
 
Tập Lái
4/4/19
28
1
8
43
Chắc em nói lan man nhiều quá nên các thím khó hiểu.
Ngắn gọn là em đang muốn biết quá trình chuẩn bị di chuyển dữ liệu sang Cloud Server thì mọi người thường có nhu cầu tìm kiếm về cái gì trong quá trình này. Từ khóa cụ thể càng tốt ạ
Thêm câu hỏi số 5 cho bác hỏi này, tại sao cần phải di chuyển dữ liệu lên cloud, trong khi có thể tự order 2 con server ghẻ riêng 1 backup 1 live + 1 ups xài 3 4 tiếng phòng hờ cúp cmn điện, đặt trong 1 phòng máy lạnh nào đấy của công ty. Xài 3 4 năm chưa chắc hư, hơn là thuê cloud của 1 dịch vụ nào đấy ăn tiền mỗi tháng, chưa kể lỡ nhà cung cấp đấy yếu sinh lý (bị ddos, mất dữ liệu, it kém, ncc nước ngoài mỗi khi đứt cáp) thì web của bạn sẽ đơ?? (Chưa kể nếu di chuyển lên cloud thì cty bạn đã có sẵn 1 cái máy chủ rồi).
 
Tập Lái
17/11/20
2
0
1
39
Hi các thím :D

Hiện tại team em đang muốn tìm hiểu về (hành vi) quá trình mọi người di chuyển dữ liệu lên Cloud Server (tìm hiểu, chuẩn bị, cần biết những gì và như thế nào,...) . Bọn em thử tìm hiểu trước, nhưng vì ngoài ngành, lại có nhiều thuật ngữ chuyên ngành và không hiểu được sự liên quan của những công cụ và nền tảng với nhau nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm hiểu.

Bí quá nên đành lên đây hỏi. Em có một số câu hỏi hi vọng các thím có thể trả lời giúp

1. Theo bọn em tìm hiểu thì di chuyển dữ liệu lên Cloud Server có 3 trường hợp: Hosting, VPS và Máy chủ vật lý. Như vậy có đúng và đủ chưa?

2. Có nhiều công cụ cần để sử dụng trong quá trình di chuyển dữ liệu này. Vậy mọi người thường làm thế nào để so sánh lựa chọn công cụ phù hợp (ví dụ như hỏi người quen câu hỏi gì?tìm kiếm trên google như thế nào? Khi so sánh tính năng ưu tiên tính năng nào?)

3. Những chủ đề kiến thức cần nắm để thực hiện được quá trình này? Cần research thông tin gì để có thể nắm vững và thực hiện quá trình này an toàn, hiệu quả? (kiểu mấy câu hỏi dạng How, Which ấy ạ. Mọi người cho em ví dụ minh họa càng tốt, cảm ơn mọi người nhiều )

4. Vấn đề hoặc rủi ro thường gặp trong quá trình di chuyển dữ liệu này là gì? Mọi người có thường tìm hiểu vấn đề này trước khi làm không? Nếu gặp vấn đề và chưa biết cách xử lý thì mọi người sẽ làm thế nào?

Thanks các thím. Thay mặt team, em xin chân thành cám ơn
1. Coi như đủ rồi, cũng có trường hợp chuyển từ cloud về máy chủ vật lý nữa.

2. Lựa chọn thì tùy vào dev và policy. Ví dụ dữ liệu chỉ có thể nằm trên server thì chỉ chuyển từ server => server, không đi qua máy dev mà tốc độ lại nhanh. Bạn có thể dùng rsync chuyển cả thư mục hoặc zip lại rồi gửi luôn, cái đó là tùy sở thích.

3. Cần biết cái flow của app, cần biết kiến trúc của các server này và server mới. Phải đồng bộ được môi trường (phần mềm, cấu hình) giữa server cũ và mới tránh việc đỗ thừa code không chạy. Để an toàn và hiệu quả thì (mình) thường move trong lúc dịch vụ vẫn đang chạy bình thường, test xong thì mới cho khách hàng vào server mới.

4. Rủi ro là downtime, như cái số (3) mình vừa nói. Có thể tránh downtime bằng việc tạo server mới, move xong, test các kiểu rồi mới cho KH vào. Lúc này lại có thể bị trường hợp miss những data xuất hiện trên server cũ trong lúc mình move. Vậy thì phải bật mode maintenance, thông báo bảo trì xong move là an tâm. Tùy data và dịch vụ có đủ quan trọng để gắn bảo trì không.

Rủi ro thứ hai là những thứ liên quan đến OS, phần mềm, các dịch vụ liên quan mà SA lỡ hotfix bên server cũ nhưng không làm docs, không move sang server mới. Hoặc cái API bên ngoài quên allow cho các server mới.

Rủi ro cuối là server mới lại chậm hơn server cũ
 
Tập Lái
17/11/20
2
0
1
39
Thêm câu hỏi số 5 cho bác hỏi này, tại sao cần phải di chuyển dữ liệu lên cloud, trong khi có thể tự order 2 con server ghẻ riêng 1 backup 1 live + 1 ups xài 3 4 tiếng phòng hờ cúp cmn điện, đặt trong 1 phòng máy lạnh nào đấy của công ty. Xài 3 4 năm chưa chắc hư, hơn là thuê cloud của 1 dịch vụ nào đấy ăn tiền mỗi tháng, chưa kể lỡ nhà cung cấp đấy yếu sinh lý (bị ddos, mất dữ liệu, it kém, ncc nước ngoài mỗi khi đứt cáp) thì web của bạn sẽ đơ?? (Chưa kể nếu di chuyển lên cloud thì cty bạn đã có sẵn 1 cái máy chủ rồi).
Cloud nó vẫn đảm bảo dữ liệu, tính ổn định cao hơn vì server cloud được đặt tại Datacenter. Còn chi phí bác đầu tư cái ups và tiền điện hàng tháng bác phải trả, tiền điện chạy 2 con vật lý + máy lạnh 24/24 quá tiền thuê. Chưa kể ups xài được 3-4 tiếng, nếu trường hợp hơn 3-4 tiếng cả hệ thống down chờ có điện à bác? Về rủi ro mình dám cá cloud rủi ro thấp hơn cái server vật lý đặt tại công ty.
 
Tập Lái
4/4/19
28
1
8
43
Cloud nó vẫn đảm bảo dữ liệu, tính ổn định cao hơn vì server cloud được đặt tại Datacenter. Còn chi phí bác đầu tư cái ups và tiền điện hàng tháng bác phải trả, tiền điện chạy 2 con vật lý + máy lạnh 24/24 quá tiền thuê. Chưa kể ups xài được 3-4 tiếng, nếu trường hợp hơn 3-4 tiếng cả hệ thống down chờ có điện à bác? Về rủi ro mình dám cá cloud rủi ro thấp hơn cái server vật lý đặt tại công ty.
- Bạn thuê cấu hình gì mà lại bảo tiền điện quá tiền thuê? Hiện tại sv mình đang đặt kế mình trong phòng máy lạnh chung với nv bên sale luôn, nó là 1 cái thùng case cũng giống như bạn đang lướt OS thôi, mà nếu nhu cầu về server hiện tại của bạn lớn đến nỗi phải chi riêng 1 máy lạnh chỉ để phục vụ cho con server không thôi thì mình đảm bảo cái tiền thuê datacenter của bạn nó sẽ còn rất rất rất cao hơn cái tiền điện mà bạn đang nói mình.
- Còn về cúp điện chỗ cty mình chưa bao giờ cúp điện quá 1 tiếng.
 
Hạng B2
29/5/14
161
13
28
32
- Bạn thuê cấu hình gì mà lại bảo tiền điện quá tiền thuê? Hiện tại sv mình đang đặt kế mình trong phòng máy lạnh chung với nv bên sale luôn, nó là 1 cái thùng case cũng giống như bạn đang lướt OS thôi, mà nếu nhu cầu về server hiện tại của bạn lớn đến nỗi phải chi riêng 1 máy lạnh chỉ để phục vụ cho con server không thôi thì mình đảm bảo cái tiền thuê datacenter của bạn nó sẽ còn rất rất rất cao hơn cái tiền điện mà bạn đang nói mình.
- Còn về cúp điện chỗ cty mình chưa bao giờ cúp điện quá 1 tiếng.
Hệ thống nhỏ, không đòi hỏi tính sẵn sàng cao, không đòi hỏi uptime thì đặt ở cty được, nhưng những hệ thống lớn như website bán hàng, hệ thống call center,... không ai đặt ở cty, vì nguồn điện, hệ thống mạng,... ko đáp ứng được yêu cầu uptime.
Tiền thuê cloud/vps cũng không quá mắc so với việc đầu tư ban đầu một con máy chủ, đường truyền mạng, máy lạnh,... nên đầu tư VPS sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu rất nhiều, chưa kể khá linh hoạt trên cấu hình, on demand. Lấy vd: cty có event cần hệ thống cần chịu tải 10k visit cùng lúc, hết event thì lượt visit thấp lại, nếu dùng physical server thì lamf sao scale up/down nhanh chóng, rồi lãng phí nếu khoong scale down khi event hết.
Tóm lại, nếu cty nhỏ, nhu cầu ko tới, thì cứ đặt server tại cty, không thì chuyển lên Cloud VPS

Thật ra, nếu cứng tech thì nên dùng VPS thường là được, ko cần dùng cloud để tiết kiệm chi phí, kết hợp với các giải pháp high availibility để giải quyết các bài toán gây downtime. Hiện tại Cloud VPS ở VN nói chung và các ông lớn nói riêng đều chỉ hơn VPS thường ở chỗ, nếu có một host bị fail, VPS sẽ migrate sang host khác và start lên -> vẫn có downtime và tính bằng thời gian VPS start trên host khác. Vì vậy, để đảm bảo hệ thống uptime 99,9% -> nên dùng high avai ở tầng Application để giải quyết

@thread bạn phải mô tả hệ thống của bạn đang chạy, đang vận hành như thế nào, mới có thể giải thích cho bạn về việc migrate lên Cloud.
Nhưng mình chắc chắn với bạn một điều, các an toàn nhất là setup một hệ thống trên cloud y như hiện tại, rồi chuyển data lên cloud (nhiều cách và tuỳ hệ thống, ứng dụng,...), cuối cùng cập nhật DNS để lauching
 
Tập Lái
18/11/20
3
2
3
37
Hi các thím :D

Hiện tại team em đang muốn tìm hiểu về (hành vi) quá trình mọi người di chuyển dữ liệu lên Cloud Server (tìm hiểu, chuẩn bị, cần biết những gì và như thế nào,...) . Bọn em thử tìm hiểu trước, nhưng vì ngoài ngành, lại có nhiều thuật ngữ chuyên ngành và không hiểu được sự liên quan của những công cụ và nền tảng với nhau nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm hiểu.

Bí quá nên đành lên đây hỏi. Em có một số câu hỏi hi vọng các thím có thể trả lời giúp

1. Theo bọn em tìm hiểu thì di chuyển dữ liệu lên Cloud Server có 3 trường hợp: Hosting, VPS và Máy chủ vật lý. Như vậy có đúng và đủ chưa?

2. Có nhiều công cụ cần để sử dụng trong quá trình di chuyển dữ liệu này. Vậy mọi người thường làm thế nào để so sánh lựa chọn công cụ phù hợp (ví dụ như hỏi người quen câu hỏi gì?tìm kiếm trên google như thế nào? Khi so sánh tính năng ưu tiên tính năng nào?)

3. Những chủ đề kiến thức cần nắm để thực hiện được quá trình này? Cần research thông tin gì để có thể nắm vững và thực hiện quá trình này an toàn, hiệu quả? (kiểu mấy câu hỏi dạng How, Which ấy ạ. Mọi người cho em ví dụ minh họa càng tốt, cảm ơn mọi người nhiều )

4. Vấn đề hoặc rủi ro thường gặp trong quá trình di chuyển dữ liệu này là gì? Mọi người có thường tìm hiểu vấn đề này trước khi làm không? Nếu gặp vấn đề và chưa biết cách xử lý thì mọi người sẽ làm thế nào?

Thanks các thím. Thay mặt team, em xin chân thành cám ơn
1. Dữ liệu thường được chia làm 2 tiêu chí: thời gian lưu trữ và tần suất truy xuất. Đặc biệt dữ liệu có thể kèm theo quyền truy cập, và quyền đó có phức tạp hay không. Từ đó mới đưa đến các trường hợp chọn phương án lưu trữ. Để tổng quan ta sẽ chia ra là lưu trữ theo dạng nào: block storage, object storage, filesystem. Sau đấy là đối tượng truy xuất file đó như thế nào, lấy qua POSIX api, lấy qua http request, lấy qua client, vân vân. Vậy nên việc nêu ra vps, bare metal hay hosting là rất chung chung và gần như không liên quan.
2. Để chọn công cụ thì còn tuỳ vào kiểu lưu trữ ở trên. Nhưng để nói về việc so sánh các tool, thì có các tiêu chí sau:
tốc độ chuyển
yêu cầu băng thông
protocol chuyển
khả năng phục hồi khi ngừng đột ngột
Ví dụ như bạn dùng dịch vụ amazon s3 thì chắc chắn sẽ phải dùng tool của amazon rồi, không có cách nào khác. Nhưng khi chuyển dữ liệu từ server nọ sang server kia, tuỳ vào các tiêu chí trên mà họ sẽ chọn tool. Chuyển ít sẽ dùng scp ftp. Chuyển nhiều, băng thông hạn hẹp sẽ dùng rsync. Còn chuyển cả vài chục hay trăm TB thì tốt nhất là dùng xe tải chở ổ cứng đi còn nhanh hơn (thực sự AWS đã làm vậy)
3. Chủ đề kiến thức sẽ tuỳ thuộc vào yêu cầu của việc chuyển dữ liệu, nhưng tối thiểu thì cũng xoay quanh linux. Vậy nên nếu có câu hỏi gì thì lên google hỏi vì k ai nhớ hết được kiến thức đâu.
4. Rủi ro lớn nhất là mất mát dữ liệu, trong đó gồm thất lạc hay dữ liệu bị corrupted. Cách xử lý thì chỉ là kiểm tra số và chất của file, như đếm số file và checksum của nó. Thường rủi ro này xảy ra khi truyền file qua mạng với số lượng và dung lượng lớn với đường truyền không được ổn định.
Sương sương là vậy. Mong giúp được team các bạn
 
Tập Lái
17/11/20
3
2
1
25
Hệ thống nhỏ, không đòi hỏi tính sẵn sàng cao, không đòi hỏi uptime thì đặt ở cty được, nhưng những hệ thống lớn như website bán hàng, hệ thống call center,... không ai đặt ở cty, vì nguồn điện, hệ thống mạng,... ko đáp ứng được yêu cầu uptime.
Tiền thuê cloud/vps cũng không quá mắc so với việc đầu tư ban đầu một con máy chủ, đường truyền mạng, máy lạnh,... nên đầu tư VPS sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu rất nhiều, chưa kể khá linh hoạt trên cấu hình, on demand. Lấy vd: cty có event cần hệ thống cần chịu tải 10k visit cùng lúc, hết event thì lượt visit thấp lại, nếu dùng physical server thì lamf sao scale up/down nhanh chóng, rồi lãng phí nếu khoong scale down khi event hết.
Tóm lại, nếu cty nhỏ, nhu cầu ko tới, thì cứ đặt server tại cty, không thì chuyển lên Cloud VPS

Thật ra, nếu cứng tech thì nên dùng VPS thường là được, ko cần dùng cloud để tiết kiệm chi phí, kết hợp với các giải pháp high availibility để giải quyết các bài toán gây downtime. Hiện tại Cloud VPS ở VN nói chung và các ông lớn nói riêng đều chỉ hơn VPS thường ở chỗ, nếu có một host bị fail, VPS sẽ migrate sang host khác và start lên -> vẫn có downtime và tính bằng thời gian VPS start trên host khác. Vì vậy, để đảm bảo hệ thống uptime 99,9% -> nên dùng high avai ở tầng Application để giải quyết

@thread bạn phải mô tả hệ thống của bạn đang chạy, đang vận hành như thế nào, mới có thể giải thích cho bạn về việc migrate lên Cloud.
Nhưng mình chắc chắn với bạn một điều, các an toàn nhất là setup một hệ thống trên cloud y như hiện tại, rồi chuyển data lên cloud (nhiều cách và tuỳ hệ thống, ứng dụng,...), cuối cùng cập nhật DNS để lauching
Em bổ sung thêm là chi phí vận hành, chi phí đầu tư cũng sẽ lớn hơn việc thuê Cloud. Ngoài rủi ro về nguồn điện còn có rủi ro về an ninh, bảo mật dữ liệu. Hiện tại Cloud đang là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp, các công ty tập đoàn lớn như Vietcom, MBbank, Mobi... đều chuyển lên Cloud. Những công ty nhỏ startup thì càng cần vì tuyển người quản trị, vận hành sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Bác theard có nhu cầu thì ib em gửi bác trọn bộ giải pháp Migrade Cloud nhé, tất nhiên là trong từng case sẽ khác nhau nhưng bác sẽ biết cần phải làm gì và chỉnh sửa phù hợp với công ty mình
 
Tập Lái
29/5/14
46
14
8
39
Em bổ sung thêm là chi phí vận hành, chi phí đầu tư cũng sẽ lớn hơn việc thuê Cloud. Ngoài rủi ro về nguồn điện còn có rủi ro về an ninh, bảo mật dữ liệu. Hiện tại Cloud đang là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp, các công ty tập đoàn lớn như Vietcom, MBbank, Mobi... đều chuyển lên Cloud. Những công ty nhỏ startup thì càng cần vì tuyển người quản trị, vận hành sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Bác theard có nhu cầu thì ib em gửi bác trọn bộ giải pháp Migrade Cloud nhé, tất nhiên là trong từng case sẽ khác nhau nhưng bác sẽ biết cần phải làm gì và chỉnh sửa phù hợp với công ty mình
:D yup, chính xác như bạn nói về chi phí vận hành. Thế bạn biết nhược điểm của cloud là gì không? Nếu nó nhiều ưu điểm vậy tại sao nhiều hệ thống vẫn còn chạy bare metal, ko đưa hết lên cloud
 
Tập Lái
17/11/20
3
2
1
25
:D yup, chính xác như bạn nói về chi phí vận hành. Thế bạn biết nhược điểm của cloud là gì không? Nếu nó nhiều ưu điểm vậy tại sao nhiều hệ thống vẫn còn chạy bare metal, ko đưa hết lên cloud
Theo em biết thì nhược điểm lớn nhất chính là vấn đề về bảo mật và tính riêng tư của người dùng, bên cạnh đó tình trạng mất dữ liệu vấn có thể xảy ra khi lỗi hệ thống. Dù rằng là công nghệ tiên tiến có sức chứa cực khủng và truy cập nhanh, thế nhưng tình trạng quá tải vẫn có thể xảy ra khiến một số hoạt động bị ngưng trệ. Mong bác chỉ bảo thêm