Pro
Super Moderators
11/8/08
1.363
2.285
113
airbags.jpg
Khi túi khí dần được trang bị tiêu chuẩn trên mọi mẫu xe ô tô tại Việt Nam, người dùng ô tô Việt Nam lại có quan điểm sai lệch khi tập trung vào khả năng bung túi khí khi xảy ra tai nạn giao thông và nhanh chóng đánh giá chất lượng an toàn của một mẫu xe, thậm chí là cả hãng xe. Vậy đâu là cách hiểu đúng và sai?

Túi khí không phải là trang bị an toàn duy nhất cho một chiếc xe


Túi khí là một tính năng an toàn bắt buộc phải có trên xe ô tô tại nhiều quốc gia, vì đã chứng minh được công dụng bảo vệ tuyệt vời khi xảy ra tai nạn giao thông. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, tính năng này vẫn là một trang bị an toàn tùy chọn và không buộc hãng xe phải trang bị như dây an toàn.

tui-khi-o-to.jpg

Mặc dù vậy, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng an toàn của một mẫu xe, các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam cũng dần đưa túi khí trở thành khi trang bị tiêu chuẩn trên mọi dòng xe ô tô được bán ra tại Việt Nam. Trung bình một chiếc xe ô tô mới hiện nay sẽ được trang bị tiêu chuẩn 2 túi khí dành cho hàng ghế phía trước. Chỉ một số ít phiên bản giá rẻ của Kia Morning hay Hyundai Grand i10 mới bị cắt bỏ tính năng này.

Tuy nhiên, khi câu chuyện xe ô tô có hay không trang bị túi khí trở thành thứ yếu, người dùng ô tô Việt Nam lại quay trở lại “săm soi” chuyện túi khí nổ hay không nổ? Và điều này trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội cũng như các câu chuyện phiếm thường ngày khi có một vụ tai nạn giao thông xảy ra.

tui-khi-khong-bung-khi-tai-nan-1.jpg

Đồng ý việc túi khí không bung khi tai nạn giao thông là điều khó chấp nhận được, nhưng chúng ta cần hiểu rõ về túi khí và cách hoạt động của chúng để có thể nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo.

Hầu hết nhà sản xuất ô tô đều không cam kết túi khí sẽ bung ra trong mọi trường hợp tai nạn giao thông. Thậm chí các hãng xe còn cảnh báo, túi khí cũng không bảo vệ người lái và hành khách khỏi mọi thương tích, mà còn có thể gây ra những thương tích nhẹ, thậm chí tử vong nếu người ngồi không thắt dây an toàn đúng cách và ngồi không đúng tư thế.

tui-khi-Honda-1.JPG

Đây là thông tin quan trọng đầu tiên mà Honda Việt Nam đề cập về trang bị túi khí trong Hướng dẫn sử dụng xe Honda CR-V 2020. Cũng trong tài liệu trên, Honda Việt Nam cũng đề cập đến một số trường hợp túi khí phía trước không phát nổ như: Va chạm nhẹ từ phía trước, va chạm bên, va chạm phía sau hay va chạm lộn vòng (lật xe)…

Thậm chí cả trường hợp hư hỏng nặng từ bên ngoài nhưng túi khí trước vẫn không nổ, do thiết kế khung xe hấp thụ phần lớn xung lực va chạm. Và bộ điều khiển quyết định túi khí không cần thiết hoặc không mang lại hiệu quả bảo vệ khi nó phát nổ.

tui-khi-Honda-2.JPG

Không chỉ Honda Việt Nam mà Ford Việt Nam cũng có những công bố về hoạt động của túi khí được trang bị trong các Hướng dẫn sử dụng xe đi kèm với các dòng xe đang bán ra tại Việt Nam. Ví dụ trong Hướng dẫn sử dụng xe Ford Everest 2020, túi khí trước sẽ không bung ra khi va chạm nhẹ, lật xe, đâm từ phía sau hoặc đâm ngang. Điều kiện này cũng tương ứng với các túi khí bên ghế trước, túi khí rèm và túi đầu gối trang bị tiêu chuẩn trên Ford Everest 2020.

Qua hai trường hợp trên có thể thấy, túi khí bung hay không bung khi va chạm giao thông cũng không quyết định được chất lượng an toàn của một dòng xe. Và túi khí chỉ là một trong nhiều yếu tố góp nên khả năng bảo vệ người lái và hành khách trên xe.

Để nâng cao khả năng bảo vệ, nhà sản xuất ô tô còn trang bị cho các dòng xe của mình những tính năng an toàn chủ động như Hệ thống chống bó cứng phanh ABS, Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD hay Hệ thống cân bằng điện tử ESC… Ngoài ra trên các dòng xe cao cấp hay xe hạng sang còn có các hệ thống như Cảnh báo điểm mù, Cảnh báo và hỗ trợ tránh va chạm… nhằm giúp nâng cao khả năng bảo vệ lên mức cao nhất.

Vậy đâu là căn cứ xác thực chất lượng an toàn của một dòng xe?

Cùng với các trang bị ngày càng đầy đủ từ phía nhà sản xuất, các tổ chức đánh giá ô tô mới cũng ra đời, nhằm giúp người dùng có những tham chiếu chính xác nhất về chất lượng an toàn của các dòng xe mới.

IIHS-top-safety-pick-2021.jpg

Trên thế giới có thể kể ra các tổ chức uy tín như: IIHS – Viện Bảo hiểm an toàn đường cao tốc Mỹ hàng năm sẽ đánh giá tiêu chuẩn an toàn xe mới theo chương trình Top Safety Pick tại Mỹ từ 2006; hay NHTSA – Cục quản lý đường cao tốc và an toàn giao thông quốc gia Mỹ, cũng là Nhà sáng lập Tiêu chuẩn Đánh giá xe mới NCAP vào năm 1979 và phổ biến ra toàn cầu hiện nay.

Tại Châu Âu, Chương trình EURO NCAP được áp dụng từ năm 1997 và cũng xây dựng theo mô hình NCAP của NHTSA. Theo sau là các chương trình đánh giá an toàn khác như ANCAP dành cho thị trường Úc và NewZealand, Latin NCAP dành cho các quốc gia Mỹ Latin, hay C-NCAP dành riêng cho thị trường Trung Quốc.

asean-ncap-vinfast-lux-a2-0-5-sao.jpg

Với các dòng xe tại khu vực Đông Nam Á, chúng ta có Chương trình Đánh giá xe mới ASEAN NCAP – Một thành viên thuộc hệ thống Global NCAP, ra đời vào tháng 12/2011 bởi Viện Nghiên cứu An toàn Giao thông Đường bộ Malaysia (MIROS). ASEAN NCAP cũng đánh giá cả những mẫu xe mới đang được bán tại Việt Nam theo mô hình NCAP toàn cầu với các thử nghiệm bao gồm các va chạm trước, va chạm bên hông… để đánh giá các khả năng bảo vệ hành khách, bảo vệ trẻ em, cùng các hệ thống an toàn hỗ trợ.

Trong tháng 12/2020, ASEAN NCAP cũng chứng nhận an toàn 5 sao cho 2 dòng xe mới đang bán tại Việt Nam là MG ZS 2020 và Isuzu mu-X 2020. Trước đó từ tháng 8 – 10/2020, ASEAN NCAP cũng đã cấp chứng nhận an toàn 5 sao cho Mitsubishi Outlander 2020, Toyota Innova 2020, Toyota Fortuner 2020 và Toyota Corolla Cross 2020 đang được bán ra tại Việt Nam. Và đây là những cơ sở đáng tin cậy để người dùng tham khảo trước khi chọn mua một chiếc xe mới.

Tuy nhiên, con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất

Sau tất cả, các tính năng hay chứng nhận an toàn vẫn chỉ là công cụ tham khảo giúp chúng ta có thể đưa ra các quyết định. Còn lại, tất cả đều phụ thuộc vào các quyết định sau vô lăng và phía trên đôi chân của người lái, cũng như hành khách trên xe.

danhgiaxe-NHTSA.jpg

Chúng ta cần phải tuân thủ các yếu tố về an toàn khi tham gia giao thông như:​
  • Thắt dây an toàn tại mọi vị trí ngồi nếu được trang bị​
  • Điều chỉnh tư thế ngồi đúng cách​
  • Không đặt chân hoặc các đồ vật trang trí lên khu vực có biểu tượng túi khí trên bảng táp lô​
  • Không sử dụng các lót ghế người lái và hành khách phía trước che chắn khu vực túi khí bên hàng ghế trước​
  • Điều khiển ô tô đúng tốc độ quy định​
  • Duy trì khoảng cách an toàn theo khuyến cáo​
  • Tuân thủ những quy tắc giao thông đường bộ và tránh các hành vi bị nghiêm cấm được quy định theo Luật giao thông đường bộ 2008​
Ngoài ra, chúng ta cũng nên bảo dưỡng xe ô tô định kỳ và kiểm tra phương tiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều này nhằm chắc chắn các tính năng và hệ thống an toàn luôn ở trong điều kiện hoạt động tốt nhất, theo đúng thiết kế của nhà sản xuất.

>>> Mời các bác tham gia Bình chọn XE CỦA NĂM để chọn ra mẫu xe mà mình yêu thích trong từng phân khúc và có cơ hội trúng iPhone 12 Pro Max cùng nhiều giải thưởng giá trị khác.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
7/8/17
7.781
10.817
113
Nếu người lái có đeo seatbelt thì túi khí có nổ thế nào cũng k gây nguy hiểm được, mà cái mặt người ta đập vô lăng tóe máu rồi vẫn k thấy túi khí thì phải có vấn đề không? Hay do bọn Âu Mỹ nó sợ chết nên đụng nhẹ hều cũng nổ 1 cái cho vui nhà vui cửa các bác nhỉ? Nhưng bài viết này có ý gì khi lấy cả 4 ảnh đều là ảnh xe của hãng T mà k phải xe hãng khác? Định dìm TOY?
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
21/10/19
26
18
3
Vậy cứ thử đưa 1 xe có túi khí và không túi khí đi chấm NCAP xem rồi hãy viết bài. Tai nạn túi khí không bung đập đầu chết rồi thì khung gầm hay dây an toàn tốt mấy cũng tác dụng gì nữa.
 
Hạng D
3/2/17
3.549
4.548
113
Nếu người lái có đeo seatbelt thì túi khí có nổ thế nào cũng k gây nguy hiểm được, mà cái mặt người ta đập vô lăng tóe máu rồi vẫn k thấy túi khí thì phải có vấn đề không? Hay do bọn Âu Mỹ nó sợ chết nên đụng nhẹ hều cũng nổ 1 cái cho vui nhà vui cửa các bác nhỉ?
Do chiết lý thiết kế sản phẩm rồi bác ạ
Rõ ràng xe Âu nó thiết kế tối ưu cảm giác lái và an toàn. Nên cùng kích thước xe trật hơn rất nhiều so với xe Á. Ko phải họ ko tối ưu được diện tích. Mà cái họ tối ưu là an toàn và trải nghiệm
Cái Airbag cũng vậy thôi. Xe Âu nó tối ưu để an toàn nhất cho người trong xe. Còn xe Nhật nó tối ưu nhất cho sự bền bỉ và chi phí. Nó vẫn sẽ bung thôi nhưng điều kiện để bung nó sẽ ngặt nghèo hơn xe Nhật. Khi thiết kế thì mấy a Nhật tính toán khi nào lái xe gặp tình huống thật sự nguy hiểm thì thì túi khí nó mới bung. Còn mấy anh Âu thì nguy hiểm nhỏ nhất nó cũng bung
M chẳng chê hãng nào cả
Ít tiền thì cứ xe Á mà đi vừa lành vừa rẻ
Khi nào nhiều tiền thì cái mạng của mình là quan trọng nhất thì xe Âu ko bàn cãi
 
Hạng F
7/8/17
7.781
10.817
113
Do chiết lý thiết kế sản phẩm rồi bác ạ
Rõ ràng xe Âu nó thiết kế tối ưu cảm giác lái và an toàn. Nên cùng kích thước xe trật hơn rất nhiều so với xe Á. Ko phải họ ko tối ưu được diện tích. Mà cái họ tối ưu là an toàn và trải nghiệm
Cái Airbag cũng vậy thôi. Xe Âu nó tối ưu để an toàn nhất cho người trong xe. Còn xe Nhật nó tối ưu nhất cho sự bền bỉ và chi phí. Nó vẫn sẽ bung thôi nhưng điều kiện để bung nó sẽ ngặt nghèo hơn xe Nhật. Khi thiết kế thì mấy a Nhật tính toán khi nào lái xe gặp tình huống thật sự nguy hiểm thì thì túi khí nó mới bung. Còn mấy anh Âu thì nguy hiểm nhỏ nhất nó cũng bung
M chẳng chê hãng nào cả
Ít tiền thì cứ xe Á mà đi vừa lành vừa rẻ
Khi nào nhiều tiền thì cái mạng của mình là quan trọng nhất thì xe Âu ko bàn cãi
Thực tế ở VN người ta chỉ bàn đến túi khí không bung của mỗi 1 hãng nào đó, chứ có phải là tất cả các hãng ở Châu Á đâu bác nhỉ?
 
  • Like
Reactions: TicoHQ
Hạng C
10/12/12
927
2.107
93
Bài này 1 dạng như lấp liếm giải thích mập mờ cho toy vn gần đây nhưng ko dám rõ ràng vì sợ gạch đá.
Với dạng bài này nó luôn khơi gợi là cuộc tranh cãi với các chủ đề truyền thống sau đây:
- Đụng phải đúng cách. haha
- Đeo dây an toàn thì bung vs đeo hay ko cũng phải bung.
- Toy VN ráp ko bung vs toy Mỹ chất lượng tốt hơn nên bung.
- Tranh cãi về cảng ""hấp thụ lực"" của toy vs cảng cứng của xe Âu Mỹ.
- Bung tốn tiền, mất zin vs bung tốn mạng nhưng xe vẫn giữ giá.
Chốt lại chỉ là người tiêu dùng tranh cãi vs nhau chả được kết quả gì. Vì thằng hãng chỉ ngồi xem cãi nhau. Còn xe nó bán thế đấy, mua hay ko tùy.
À, nên dẹp mẹ cái hội bảo vệ ntd gì gì đấy, chả được tích sự gì.
 
Hạng D
3/2/17
3.549
4.548
113
Thực tế ở VN người ta chỉ bàn đến túi khí không bung của mỗi 1 hãng nào đó, chứ có phải là tất cả các hãng ở Châu Á đâu bác nhỉ?
Nói ko bung thì ko đúng bác ạ, mà là chưa bung :D
Các hãng Nhật khác nếu so với xe Âu thì nó cũng ko bung như xe Âu đâu
Như e thấy xe Á đa số toàn bung túi khí đằng trước thôi
Còn xe Âu tùy va chạm mà nó bung cả trước cả rèm luôn
xe Á hiếm khi thấy bung túi khí rèm
 
  • Like
Reactions: CuBiMi and Osin
Hạng F
7/8/17
7.781
10.817
113
Nói ko bung thì ko đúng bác ạ, mà là chưa bung :D
Các hãng Nhật khác nếu so với xe Âu thì nó cũng ko bung như xe Âu đâu
Như e thấy xe Á đa số toàn bung túi khí đằng trước thôi
Còn xe Âu tùy va chạm mà nó bung cả trước cả rèm luôn
xe Á hiếm khi thấy bung túi khí rèm
:D vậy là người châu Á trâu bò hơn châu Âu rồi :p.
 
Hạng F
7/8/17
7.781
10.817
113
Bài này 1 dạng như lấp liếm giải thích mập mờ cho toy vn gần đây nhưng ko dám rõ ràng vì sợ gạch đá.
Với dạng bài này nó luôn khơi gợi là cuộc tranh cãi với các chủ đề truyền thống sau đây:
- Đụng phải đúng cách. haha
- Đeo dây an toàn thì bung vs đeo hay ko cũng phải bung.
- Toy VN ráp ko bung vs toy Mỹ chất lượng tốt hơn nên bung.
- Tranh cãi về cảng ""hấp thụ lực"" của toy vs cảng cứng của xe Âu Mỹ.
- Bung tốn tiền, mất zin vs bung tốn mạng nhưng xe vẫn giữ giá.
Chốt lại chỉ là người tiêu dùng tranh cãi vs nhau chả được kết quả gì. Vì thằng hãng chỉ ngồi xem cãi nhau. Còn xe nó bán thế đấy, mua hay ko tùy.
À, nên dẹp mẹ cái hội bảo vệ ntd gì gì đấy, chả được tích sự gì.
Mấy ai bảo k bung đỡ tốn tiền thay, giữ mạng giữ giá, 1 là đang đâm thọt, 2 là lỡ phóng lao rồi thì ráng mà nuốt nước bọt vừa lái vừa run k biết nó có bung hay k.