Re:Tuyệt đình đánh bóng!
Chào các bác, thành thật xin lỗi để các bác chờ quá xe em lâu, tại xe em đánh bóng rồi nên phải mượn xe thằng bạn để làm demo cho các bác. Nó hơi bận nên mãi em mới hẹn nó mượn được.
Bài 1: Cơ bản về đánh bóng
Đầu tiên trước khi vào việc đánh bóng trực tiếp, em muốn chia sẻ với các bác phần căn bản.
Bề mặt xe oto cơ bản có 4 lớp:
- Lớp sắt
- Lớp sơn lót
- Lớp sơn chính
- Lớp bóng
Với đánh bóng xe, chúng ta làm việc hoàn toàn trên lớp sơn bóng này. Cho nên việc giữ cho xe bóng đẹp hoàn toàn phụ thuộc vào việc chăm sóc lớp sơn bóng này. Trong cá diễn đàn về car detailing trên thế giới, họ thường dung các máy đo để đo độ dày của sơn để biết chi tiết là chiếc xe mình sắp đánh, lớp bóng còn dày bao nhiêu! (Cực kỳ quan trọng)
Về việc đo đô dày, thực chất cái máy đo độ dày sơn không trực tiếp đo được độ dày của lớp bóng (vì nó chẳng phân biệt được). Bản chất của máy đo là tính khoảng thời gian sóng đi từ đầu phát (áp sát lên bề mặt sơn) đến bề mặt sắt của xe và phản hồi lại đầu phát. Thế nên nó chỉ tính được độ dày của cả 3 lớp chứ ko phải 1 lớp, cả 3 lớp này khoảng 150-200 Micron tuỳ hãng xe . (cái này để lúc khác bàn
)
Hình minh họa
Nhìn theo hình các bác sẽ thấy, những vết xước sẽ tạo ra hiện tượng phản xạ ánh sáng, làm cho mình thấy được vết xước trên bền mặt sơn. Công việc của đánh bóng thực chất là mài mòn cho đến đáy của mỗi vết xước. Nghe chữ bào mòn ai cũng sợ, nhưng thực chất chúng ta đang nói đến micro-mét, rất rất nhỏ.
Tại sao có những hoá chất đánh bóng đắt tiền và rẻ tiền? Thằng nào chẳng là bào mòn việc gì phải mua thằng xịn cho tốn kém?
Đây là câu hỏi khá thường thấy. Em xin nói là chất đánh bóng xịn sẽ giúp người đánh bóng quản lý được độ dày của lớp bóng mà nó lấy đi. Ví dụ:
Mình có vết xước khá nặng 10 Micron, dùng 2 chất đánh bóng xịn và dzỏm, đánh vào vết xước đều mất. Thế là ngon lành
, nhưng nhìn kỹ ở mức độ micron. Chất đánh bóng dzỏm có thể nhanh chóng lấy đi 15 Micron, chất đánh bóng tốt thì lấy chính xác 10.5 micron. (còn phải quan tâm đến kinh nghiệm và kỹ thuật đánh nữa nha các bác).
Cái ví dụ em đưa minh hoạ ở trên, e đã gặp trường hợp mấy thợ ở ngoài nói với e như thế này: trời mấy vết này anh đánh bass (cà-na) bằng tay mấy phát là hết, cần gì phải vào tiệm đánh bằng máy cho nó tốn tiền, cũng vậy à
. (rõ ràng là ca-na gốc dầu hoả có thể lấy 30 Micron ko chừng, mà lớp bóng thì đâu có bao nhiêu Micron để chơi
)
Vậy khi bắt đầu đánh bóng, các bác xem check list này trước khi bắt đầu:
-Kiểm tra bề mặt sơn (sạch, bẩn, oxi hoá, phân chim…)
-Xem độ cứng của sơn (tuỳ hang xe sơn cứng mềm khác nhau, cái này theo kinh nghiệm)
-Độ dày của sơn
-Dụng cụ
-Hoá chất (cái này cũng lien quan đến độ cứng của sơn, xe sơn cứng thì dung loại hoá chất mạnh hơn)
Qua bài trên em muốn chia sẻ với các bác: Nếu là xe mới hãy cố gắng giữ và bỏ ngay tư tưởng: “trầy đánh bóng lại mấy hồi!” Và một chiếc xe bảo quản tốt thì có 2 điều:
-Cảm giác sử dụng xe mới hằng ngày rất thích thú, và đc người khác trầm trồ
-Luôn bán lại rất có giá, tính ra tiết kiệm cho các bác khối tiền!
Ngoài ra ở nc ngoài nó gọi là sự khác biệt giữa Good Condition và Excellent Condition (hay còn gọi là Showroom condition) khi bán xe
Tạm thế nha các bác!
(tổng hợp từ nhiều nguồn)