Hạng B1
19/10/20
79
456
53
53
Vẫn ủng hộ CSGT ra quân thổi nồng độ cồn bất kể ngày đêm, nhưng liệu quy định cứ nồng độ cồn trong hơi thở cứ trên 0 là bị phạt có hợp lý hay không?

Screen Shot 2023-12-05 at 17.15.21.png


Ủng hộ thổi nồng độ cồn thường xuyên

Thấy dạo này CSGT thổi nồng độ cồn rất gắt, lập các chốt xoay phiên thổi liên tục từ sáng tới đêm khuya, sáng sớm các xe từ xe máy tới ô tô xếp hàng chờ thổi cồn nguyên 1 đoạn đường.

Tưởng là được dân ủng hộ nhưng không lượn vòng vòng các hội nhóm toàn thấy chửi, nào là "thổi cồn buổi sáng là kiếm sống", "thổi cồn buổi sáng, ban ngày là cố tình bắt chẹt những người nhậu tối hôm trước", "ảnh hưởng nền kinh tế",....

Mình thì vẫn giữ vững quan điểm ủng hộ hết mình việc thổi nồng độ cồn, nếu thổi liên tục và kéo dài sẽ tạo thói quen, đánh vào nhận thức của người dân. Về lâu về dài thì tự khắc biết tiếc tiền rồi có thói quen nhậu là không lái xe. Hồi đầu còn tâm lí chống đối nhưng sau này tự khắc ăn vào tiềm thức nhiều người rồi thay đổi suy nghĩ, nhận thức thôi.

Screen Shot 2023-12-05 at 17.15.27.png

Mức cồn lớn hơn 0 là phạt thì quá khắt khe​

Theo quy định của nghị định 100 thì cứ "trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí thở" là phạt từ 6 tới 8 triệu giam bằng 10-12 tháng.

Vậy tức là cứ trong hơi thở có nồng độ cồn lớn hơn 0 cho tới mức 0.25mg/lít khí thở là ăn phạt mức 1. Cứ trên 0 là ăn phạt thì thực sự không hợp lý, quá khắt khe.


Nhiều quốc gia khác cũng không để mức như vậy, xem vài quy định phạt nồng độ cồn ở vài nước:

Ví dụ ở Thái Lan quy định rằng người điều khiển phương tiện bị cho là say rượu sẽ phạt từ 3.400.000 đồng đổ lên, ở Thái say rượu là khi người từ 20 tuổi trở lên mà nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 mg/100 ml hoặc 0.25/01lít khí thở. (dưới 20 tuổi sẽ có mức quy định khác)

Còn theo đạo luật giao thông đường bộ của Singapore quy định giới hạn nồng độ cồn khi lái xe ở nước này là 0,35 mg/lít khí thở, 80 mg/100 ml máu.

Ở Trung Quốc nếu người điều khiển phương tiện bị xác định là “lái xe sau khi uống rượu bia” khi nồng độ cồn trong máu từ 20 mg/100 ml đến dưới 80 mg/100 ml. Vi phạm này bị phạt tiền khoảng 3,5-7 triệu đồng và đình chỉ giấy phép lái xe trong 6 tháng. Còn trên mức 80mg/100ml sẽ là mức phạt khác.

Nhật Bản là quốc gia có khung hình phạt nghiêm khắc nhất nhì thế giới với các tội liên quan đến uống rượu bia và lái xe. Theo đó, với nồng độ cồn từ 0,15 mg/L khí thở (tương đương 1 cốc bia), người điều khiển xe sẽ bị quy vào lỗi “lái xe trong điều kiện không tỉnh táo”. Với tội danh này, người lái sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 3 năm và 500.000 yên tiền phạt (khoảng 104 triệu đồng).

Nếu xem 1 vòng các quy định xử phạt nồng độ cồn ở các nước khác, mức phạt khá nặng có cả phạt tù, thì ở Việt Nam chỉ phạt hành chính và tước giấy phép lái xe vẫn còn nhẹ. Nhưng các quốc gia đều quy định mức NỒNG ĐỘ CỒN TỐI THIẾU rõ ràng, 1 mức nhất định chứ không phải cứ trên 0 là phạt như hiện nay ở Việt Nam.

Screen Shot 2023-12-05 at 16.01.58.png

Mức này đủ để phạt 6-8 triệu rồi

Không xính ngoại, nhưng ở Nhật Bản được coi là quy định gắt nhất vụ nồng độ cồn còn quy định tối thiểu từ 0,15 mg/L khí thở thì vẫn còn dễ chán so với Việt Nam, vì Việt Nam lại lấy mốc 0 để xử phạt luôn.

Không biết các anh thế nào, chứ nếu là mình dù không nhậu vài ngày cũng không giám chắc nồng độ cồn khi thổi bằng 0. Ai biết bình thường ăn cái gì có tẩm rượu, bia, hồi nào không hay thì sao. Hay việc đi tiệc gặp "tôm hấp bia" ăn một vài con thế là có cồn, thế là bị phạt mức 1.

Phải chi mà mình cố tình nhậu bị phạt thì đồng ý, vui vẻ nộp tiền, nhưng đằng này thổi dính cồn mà bản thân còn không biết dính khi nào, ăn trúng cái gì, thì nó rất là ba chấm.

Thiết nghĩ cứ trên 0 là bị phạt thì nó không hợp lý, nếu quy định lại 1 mốc tối thiểu lớn hơn 0 rồi hãy phạt thì nó hợp lý hơn và sẽ không gây nhiều tranh cãi như hiện giờ.
 
Hạng F
28/8/19
6.888
11.850
113
Palm Beach, Florida, US
Chung qui, cái gì cũng về 0 là tối thượng của vũ trụ nên số 0 là số tối thượng!
Thế nhưng, các Tổng Cty Bia Rượu luôn là trong Top đóng thuế cao nhất cho NN.
Và rượu bia còn rẻ hơn sữa tươi.
Chúng ta đang ở đỉnh chóp của nhân loại!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
18/6/14
311
311
63
29
bình phước
Mình thấy đo nồng độ cồn theo khung giờ sẻ hợp lí hơn.
Vd : buổi tối bắt buộc bằng 0. Còn từ 6h sáng đến chiều cho lớn hơn 0. Vì những ng nhậu buổi tối sáng là hết sỉn nhưng trong ng vẫn có cồn.
 
Hạng C
30/3/18
682
532
118
Vẫn ủng hộ CSGT ra quân thổi nồng độ cồn bất kể ngày đêm, nhưng liệu quy định cứ nồng độ cồn trong hơi thở cứ trên 0 là bị phạt có hợp lý hay không?

View attachment 3062617


Ủng hộ thổi nồng độ cồn thường xuyên

Thấy dạo này CSGT thổi nồng độ cồn rất gắt, lập các chốt xoay phiên thổi liên tục từ sáng tới đêm khuya, sáng sớm các xe từ xe máy tới ô tô xếp hàng chờ thổi cồn nguyên 1 đoạn đường.

Tưởng là được dân ủng hộ nhưng không lượn vòng vòng các hội nhóm toàn thấy chửi, nào là "thổi cồn buổi sáng là kiếm sống", "thổi cồn buổi sáng, ban ngày là cố tình bắt chẹt những người nhậu tối hôm trước", "ảnh hưởng nền kinh tế",....

Mình thì vẫn giữ vững quan điểm ủng hộ hết mình việc thổi nồng độ cồn, nếu thổi liên tục và kéo dài sẽ tạo thói quen, đánh vào nhận thức của người dân. Về lâu về dài thì tự khắc biết tiếc tiền rồi có thói quen nhậu là không lái xe. Hồi đầu còn tâm lí chống đối nhưng sau này tự khắc ăn vào tiềm thức nhiều người rồi thay đổi suy nghĩ, nhận thức thôi.

View attachment 3062616

Mức cồn lớn hơn 0 là phạt thì quá khắt khe​

Theo quy định của nghị định 100 thì cứ "trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí thở" là phạt từ 6 tới 8 triệu giam bằng 10-12 tháng.

Vậy tức là cứ trong hơi thở có nồng độ cồn lớn hơn 0 cho tới mức 0.25mg/lít khí thở là ăn phạt mức 1. Cứ trên 0 là ăn phạt thì thực sự không hợp lý, quá khắt khe.


Nhiều quốc gia khác cũng không để mức như vậy, xem vài quy định phạt nồng độ cồn ở vài nước:

Ví dụ ở Thái Lan quy định rằng người điều khiển phương tiện bị cho là say rượu sẽ phạt từ 3.400.000 đồng đổ lên, ở Thái say rượu là khi người từ 20 tuổi trở lên mà nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 mg/100 ml hoặc 0.25/01lít khí thở. (dưới 20 tuổi sẽ có mức quy định khác)

Còn theo đạo luật giao thông đường bộ của Singapore quy định giới hạn nồng độ cồn khi lái xe ở nước này là 0,35 mg/lít khí thở, 80 mg/100 ml máu.

Ở Trung Quốc nếu người điều khiển phương tiện bị xác định là “lái xe sau khi uống rượu bia” khi nồng độ cồn trong máu từ 20 mg/100 ml đến dưới 80 mg/100 ml. Vi phạm này bị phạt tiền khoảng 3,5-7 triệu đồng và đình chỉ giấy phép lái xe trong 6 tháng. Còn trên mức 80mg/100ml sẽ là mức phạt khác.

Nhật Bản là quốc gia có khung hình phạt nghiêm khắc nhất nhì thế giới với các tội liên quan đến uống rượu bia và lái xe. Theo đó, với nồng độ cồn từ 0,15 mg/L khí thở (tương đương 1 cốc bia), người điều khiển xe sẽ bị quy vào lỗi “lái xe trong điều kiện không tỉnh táo”. Với tội danh này, người lái sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 3 năm và 500.000 yên tiền phạt (khoảng 104 triệu đồng).

Nếu xem 1 vòng các quy định xử phạt nồng độ cồn ở các nước khác, mức phạt khá nặng có cả phạt tù, thì ở Việt Nam chỉ phạt hành chính và tước giấy phép lái xe vẫn còn nhẹ. Nhưng các quốc gia đều quy định mức NỒNG ĐỘ CỒN TỐI THIẾU rõ ràng, 1 mức nhất định chứ không phải cứ trên 0 là phạt như hiện nay ở Việt Nam.

View attachment 3062619
Mức này đủ để phạt 6-8 triệu rồi

Không xính ngoại, nhưng ở Nhật Bản được coi là quy định gắt nhất vụ nồng độ cồn còn quy định tối thiểu từ 0,15 mg/L khí thở thì vẫn còn dễ chán so với Việt Nam, vì Việt Nam lại lấy mốc 0 để xử phạt luôn.

Không biết các anh thế nào, chứ nếu là mình dù không nhậu vài ngày cũng không giám chắc nồng độ cồn khi thổi bằng 0. Ai biết bình thường ăn cái gì có tẩm rượu, bia, hồi nào không hay thì sao. Hay việc đi tiệc gặp "tôm hấp bia" ăn một vài con thế là có cồn, thế là bị phạt mức 1.

Phải chi mà mình cố tình nhậu bị phạt thì đồng ý, vui vẻ nộp tiền, nhưng đằng này thổi dính cồn mà bản thân còn không biết dính khi nào, ăn trúng cái gì, thì nó rất là ba chấm.

Thiết nghĩ cứ trên 0 là bị phạt thì nó không hợp lý, nếu quy định lại 1 mốc tối thiểu lớn hơn 0 rồi hãy phạt thì nó hợp lý hơn và sẽ không gây nhiều tranh cãi như hiện giờ.
Đồng ý với bác!