Hạng D
2/12/03
1.982
4.690
113
Vietnam
Đại diện Cục Cảnh sát giao thông đã đưa ra hướng xử lý trong trường hợp người dân khi ăn hoa quả, uống siro,... khiến hơi thở có nồng độ cồn.

Uống siro lên nồng độ cồn, Cục Cảnh sát giao thông nêu hướng xử lý

Một tài xế ôtô được yêu cầu đo nồng độ cồn. Ảnh: Hữu Chánh

Quy định cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn được đưa vào Luật Phòng chống tác hại của rượu bia từ giữa năm 2019 và áp dụng đến nay.

Trong tháng 4.2024, dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã kế thừa quy định này khi đề xuất "cấm người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".

Hiện có nhiều ý kiến trái chiều về quy định nồng độ cồn bằng 0 với lái xe. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, nhiều người dân cho rằng, cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe như hiện nay chưa phù hợp, cần thiết kế giới hạn để đưa ra mức phạt.

Tại tọa đàm trao đổi về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khoá XV do Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) tổ chức chiều 17.5, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đã nêu quan điểm về vấn đề trên.

Uống siro lên nồng độ cồn, Cục Cảnh sát giao thông nêu hướng xử lý

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT. Ảnh: Hữu Chánh

Theo Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT - Bộ Công an, rượu bia qua nghiên cứu của các nhà khoa học đã có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con người.

Qua chỉ đạo của Bộ Công an, Cục CSGT đã phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm điều tra xã hội học, tổ chức hội thảo, nghiên cứu tác hại của rượu bia đối với người tham gia giao thông.

Theo số liệu thống kê, từ tháng 6.2022 đến 12.2023, 20% số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia; trong đó 80% là lỗi của lái xe do uống rượu bia.

Ngoài số liệu liên quan đến tai nạn giao thông, hành vi của người khi sử dụng rượu bia còn liên quan rất lớn đến hành vi khác.

Thống kê điều tra xã hội học cho thấy, trong số 43.000 phạm nhân thì có đến 42.000 phạm nhân trước khi phạm tội đã sử dụng rượu bia; tỉ lệ số nạn nhân chấn thương sọ não khi tai nạn do rượu bia cao hơn với người không sử dụng...

Theo đại diện Cục CSGT, Việt Nam tiêu thụ rượu bia và đồ uống có cồn cao thứ hai Đông Nam Á, thứ 10 châu Á, thứ 29 thế giới, "là tỉ lệ rất đáng báo động". Việc sử dụng rượu bia dẫn đến tai nạn giao thông đều trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

“Chúng tôi đề xuất vẫn giữ quan điểm duy trì nồng độ cồn bằng 0 với người điều khiển phương tiện giao thông” - Thượng tá Minh nói và cho biết, khi văn hóa giao thông hình thành tốt, cơ quan soạn thảo có thể nghiên cứu điều chỉnh quy định về nồng độ cồn cho phù hợp.

Trước những thông tin cho rằng, uống siro cũng lên nồng độ cồn, Thượng tá Minh khẳng định, nồng độ cồn do nước hoa quả, sirô chỉ một thời gian ngắn là hết. Người bị kiểm tra có thể ngồi nghỉ 10-15 phút hoặc uống nước và kiểm tra lại.

Trường hợp vẫn nghi vấn về kết quả xét nghiệm tại chỗ, đại diện Cục CSGT cho biết, người bị kiểm tra có thể yêu cầu đi xét nghiệm máu theo quy định.
Theo Lao Động
>>>> Xem thêm:
 
Hạng C
16/4/16
857
1.155
98
Vũng Tàu
Các ngành khác có thể ông nói A bà nói B, chứ conan đố có t nói khác.
Chẳng phải tụi này nó kiêng khem gì mà nó có thông tin đội này đội, kia đang thử nồng độ cồn ở đâu mà tránh thôi
 
Hạng C
18/4/23
824
1.269
93
Cồn công nghiệp hay cồn tự nhiên đều gây ra tình trạng phê pha cả thôi.
Tuy nhiên, cần điều chỉnh nồng độ tối thiểu thôi, chứ cứ mặc định là zero thì ăn sinh tố, uống nước trái cây... Cũng gây thủng ví hết kkk
 
Hạng D
1/4/15
1.462
2.655
113
Ngành giao thông từ đi ngoài đường ăn bánh mì cực khổ cho đến ngồi văn phòng nghiên cứu mức phạt đau cả đầu nhưng ai cũng béo tốt nhỉ, ngành này là cha mẹ rồi, cãi làm chi cho mệt nhỉ, muốn sao thì vậy đi, lỡ dính thì nộp, nâng tầm bánh mì vịt ra thế giới :))
 
Hạng D
18/2/10
3.495
3.592
113
Cục CSGT cho biết, người bị kiểm tra có thể yêu cầu đi xét nghiệm máu theo quy định

Tụi conan đang bắt cồn nói méo rảnh rồi cục làm ccccj nhau
Yêu cầu là quyền của anh, còn chấp nhận hay ko là chuyện của chúng tôi!
Ko lẽ hở chút ra phải tự chính minh cái mình ko sai? Đơn giản bỏ cái ngưỡng 0 tuyệt đối, cứ ráng cố chấp bảo vệ để làm gì!
 
Hạng C
3/8/16
533
1.041
93
Trước những thông tin cho rằng, uống siro cũng lên nồng độ cồn, Thượng tá Minh khẳng định, nồng độ cồn do nước hoa quả, sirô chỉ một thời gian ngắn là hết. Người bị kiểm tra có thể ngồi nghỉ 10-15 phút hoặc uống nước và kiểm tra lại.

Trường hợp vẫn nghi vấn về kết quả xét nghiệm tại chỗ, đại diện Cục CSGT cho biết, người bị kiểm tra có thể yêu cầu đi xét nghiệm máu theo quy định.
Vậy nếu uống sinh tố, nước ép trái cây mà thổi lên nồng độ, thì người dân được quyền ngồi nghỉ 15', uống nước và thử lại?

Còn nếu vẫn còn thổi lên (do trái cây lên men) thì yêu cầu đi xét nghiệm máu để chứng minh không rượu bia -> cái này có ai thử chưa anh em?
 
Hạng D
22/1/19
4.616
8.724
113
Yêu cầu là quyền của anh, còn chấp nhận hay ko là chuyện của chúng tôi!
Ko lẽ hở chút ra phải tự chính minh cái mình ko sai? Đơn giản bỏ cái ngưỡng 0 tuyệt đối, cứ ráng cố chấp bảo vệ để làm gì!
Buồn cho cái câu, "phải tự đi chứng minh mình không sai" ...
Luật lệ suy cho cùng là để bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền chính đáng của con người cơ mà ...